Hệ thống camera phủ toàn Hà Nội
Hiện tại, thành phố Hà Nội có rất nhiều điểm có camera quan sát giao thông, bao gồm của cả công an và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Riêng hệ thống của công an Thành phố đã có ít nhất 26 điểm giao thông chính. Hệ thống camera của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) còn nhiều hơn, gần như tất cả các tuyến đường đều có.
Theo chia sẻ của chiến sỹ cảnh sát giao thông Đặng Trần Hưng đang thực hiện nhiệm vụ ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh – La Thành, hệ thống camera của VOV phủ kín địa bàn thành phố hơn hệ thống của công an.
Camera của Công an Hà Nội có hình chữ nhật, dài, thường lắp ở các ngã tư hoặc các điểm nóng về tắc đường. Camera của Đài Tiếng nói Việt Nam có hình cầu, lắp thấp hơn camera của công an và không chỉ ở các ngã tư, các nút giao thông mà dọc nhiều tuyến đường cũng có lắp. Tất cả các camera đều hoạt động 24/24.
Tất cả những hình ảnh các phương tiện vi phạm giao thông từ các điểm lắp đặt camera được truyền lập tức về Trung tâm chỉ huy Cục CSGT ĐB-ĐS tại 112 Lê Duẩn (Hà Nội).
Một số địa điểm đã có camera giám sát giao thông là phố Cầu Chui, đường Thanh Niên – Yên Phụ, phố Đội Cấn – Liễu Giai, đường Đê La Thành – Nguyễn Chí Thanh, đường Láng Hạ – Thái Hà, khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trước cửa Sân vận động Mỹ Đình, đường Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt, đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi…
Theo như lời khai của Nguyễn Mạnh Tường, đối tượng cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đưa thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền lòng vòng từ đường Giải Phóng, qua La Thành, qua đường Bưởi, đến đường Thạch Bàn (Q.Long Biên) rồi mới đến cầu Thanh Trì.
Như vậy, khả năng camera giao thông của Công an Hà Nội và Đài Tiếng nói Việt Nam thu được hình ảnh về chiếc xe mà Nguyễn Mạnh Tường – bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường dùng để chở xác nạn nhân Huyền đi phi tang là rất cao.
Việc có được những băng ghi hình này sẽ giúp cơ quan điều tra xác minh lại lời khai của Nguyễn Mạnh Tường để tìm ra sự thật, giúp ích cho việc tìm kiếm thi thể nạn nhân. Đến ngày 6/11 đã là 19 ngày từ khi xảy ra vụ việc, thi thể nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.
Trả lời báo chí, Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông Quốc Gia, bà Vũ Thị Ngọc Anh cho biết: "VOV giao thông sẵn sàng kiểm tra lại camera ở tất cả các tuyến đường nếu cơ quan công an yêu cầu. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thấy có công văn yêu cầu hợp tác giúp đỡ nào từ phía công an”.
CSGT mong có nhiều camera hơn nữa
Anh Vương Huy Quyết, CSGT Đội 2 Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh – La Thành chiều 6/11 cho biết: “Camera giao thông giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc điều tiết giao thông. Khi khu vực nào tắc, hình ảnh sẽ được gửi về phòng quản lý, từ đó lãnh đạo sẽ có chỉ thị cho chúng tôi đến để điều tiết tuyến đường. Phía VOV cũng phối hợp với Công an thành phố rất tốt trong việc cung cấp thông tin về tình hình giao thông.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp tai nạn nguy hiểm, người gây tai nạn bỏ trốn, nhờ có băng ghi hình của camera nên việc tìm ra thủ phạm rất dễ dàng”.
Chiến sĩ Quyết cho biết thêm: “Theo quan điểm của các chiến sỹ thường phải làm nhiệm vụ tuần tra xử phạt, việc sử dụng camera để xử phạt vi phạm (phạt nguội) là một hình thức rất tích cực và gây thiện cảm hơn là phạt tại chỗ.
Ở nhiều quốc gia khác, họ lắp đặt camera ở khắp thành phố, phần lớn trường hợp xử phạt vi phạm đều bằng phạt nguội, nếu Việt Nam làm được như vậy thì anh em chiến sỹ sẽ bớt vất vả hơn, tập trung được vào công việc điều tiết giao thông hơn”.
Đồng quan điểm với anh Quyết, chiến sỹ cảnh sát giao thông Đặng Trần Hưng cho rằng cần có nhiều hơn nữa camera giám sát. Ngoài ra, chất lượng các camera cũng cần tốt hơn để nhận diện biển số xe, cũng như hình dáng người điều khiển dễ dàng hơn.
Minh Tuệ (Báo Đất Việt)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Hiện tại, thành phố Hà Nội có rất nhiều điểm có camera quan sát giao thông, bao gồm của cả công an và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Riêng hệ thống của công an Thành phố đã có ít nhất 26 điểm giao thông chính. Hệ thống camera của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) còn nhiều hơn, gần như tất cả các tuyến đường đều có.
Theo chia sẻ của chiến sỹ cảnh sát giao thông Đặng Trần Hưng đang thực hiện nhiệm vụ ở ngã tư Nguyễn Chí Thanh – La Thành, hệ thống camera của VOV phủ kín địa bàn thành phố hơn hệ thống của công an.
Camera của Công an Hà Nội có hình chữ nhật, dài, thường lắp ở các ngã tư hoặc các điểm nóng về tắc đường. Camera của Đài Tiếng nói Việt Nam có hình cầu, lắp thấp hơn camera của công an và không chỉ ở các ngã tư, các nút giao thông mà dọc nhiều tuyến đường cũng có lắp. Tất cả các camera đều hoạt động 24/24.
|
Chiếc camera hình chữ nhật là của Công an Hà Nội, còn chiếc hình cầu, treo thấp hơn là của VOV |
Tất cả những hình ảnh các phương tiện vi phạm giao thông từ các điểm lắp đặt camera được truyền lập tức về Trung tâm chỉ huy Cục CSGT ĐB-ĐS tại 112 Lê Duẩn (Hà Nội).
Một số địa điểm đã có camera giám sát giao thông là phố Cầu Chui, đường Thanh Niên – Yên Phụ, phố Đội Cấn – Liễu Giai, đường Đê La Thành – Nguyễn Chí Thanh, đường Láng Hạ – Thái Hà, khu vực Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trước cửa Sân vận động Mỹ Đình, đường Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt, đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi…
Theo như lời khai của Nguyễn Mạnh Tường, đối tượng cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đưa thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền lòng vòng từ đường Giải Phóng, qua La Thành, qua đường Bưởi, đến đường Thạch Bàn (Q.Long Biên) rồi mới đến cầu Thanh Trì.
Như vậy, khả năng camera giao thông của Công an Hà Nội và Đài Tiếng nói Việt Nam thu được hình ảnh về chiếc xe mà Nguyễn Mạnh Tường – bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường dùng để chở xác nạn nhân Huyền đi phi tang là rất cao.
Việc có được những băng ghi hình này sẽ giúp cơ quan điều tra xác minh lại lời khai của Nguyễn Mạnh Tường để tìm ra sự thật, giúp ích cho việc tìm kiếm thi thể nạn nhân. Đến ngày 6/11 đã là 19 ngày từ khi xảy ra vụ việc, thi thể nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy.
Trả lời báo chí, Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông Quốc Gia, bà Vũ Thị Ngọc Anh cho biết: "VOV giao thông sẵn sàng kiểm tra lại camera ở tất cả các tuyến đường nếu cơ quan công an yêu cầu. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thấy có công văn yêu cầu hợp tác giúp đỡ nào từ phía công an”.
CSGT mong có nhiều camera hơn nữa
Anh Vương Huy Quyết, CSGT Đội 2 Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh – La Thành chiều 6/11 cho biết: “Camera giao thông giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc điều tiết giao thông. Khi khu vực nào tắc, hình ảnh sẽ được gửi về phòng quản lý, từ đó lãnh đạo sẽ có chỉ thị cho chúng tôi đến để điều tiết tuyến đường. Phía VOV cũng phối hợp với Công an thành phố rất tốt trong việc cung cấp thông tin về tình hình giao thông.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp tai nạn nguy hiểm, người gây tai nạn bỏ trốn, nhờ có băng ghi hình của camera nên việc tìm ra thủ phạm rất dễ dàng”.
Camera của công an và VOV đặt cạnh nhau tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - La Thành |
Chiến sĩ Quyết cho biết thêm: “Theo quan điểm của các chiến sỹ thường phải làm nhiệm vụ tuần tra xử phạt, việc sử dụng camera để xử phạt vi phạm (phạt nguội) là một hình thức rất tích cực và gây thiện cảm hơn là phạt tại chỗ.
Ở nhiều quốc gia khác, họ lắp đặt camera ở khắp thành phố, phần lớn trường hợp xử phạt vi phạm đều bằng phạt nguội, nếu Việt Nam làm được như vậy thì anh em chiến sỹ sẽ bớt vất vả hơn, tập trung được vào công việc điều tiết giao thông hơn”.
Đồng quan điểm với anh Quyết, chiến sỹ cảnh sát giao thông Đặng Trần Hưng cho rằng cần có nhiều hơn nữa camera giám sát. Ngoài ra, chất lượng các camera cũng cần tốt hơn để nhận diện biển số xe, cũng như hình dáng người điều khiển dễ dàng hơn.
Minh Tuệ (Báo Đất Việt)
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn