T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Tổng thống Argentina Kirchner có quan hệ căng thẳng với tân giáo hoàng
Giáo hội Công giáo La Mã đang trải thảm đỏ đón chào các nhà lãnh đạo thế giới và các bậc vương giả đến dự thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis vào thứ Ba ngày 19/3.
Lễ đăng quang này hứa hẹn sẽ là sự tương phản giữa sự long trọng vốn thấy ở các sự kiện lớn của Tòa thánh Vatican và phong cách giản dị dễ gần mà tân giáo hoàng đã thể hiện trong những ngày đầu tiên sau khi ông được chọn làm người dẫn dắt 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới.
[h=2]Thử thách ngoại giao[/h] Đây là một sự kiện chắc chắn sẽ làm cho giới chức Vatican đau đầu – không có thư mời chính thức nào cả và một số nhân vật sẽ đến mà không thông báo. Đây cũng là thử thách đầu tiên đối với năng lực điều hành lĩnh vực ngoại giao đầy gai góc của cựu tổng giám mục Buenos Aires.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín đồ Công giáo, đã đến Rome vào chiều Chủ nhật hôm 17/3 để đại diện cho Washington tại lễ đăng quang.
Từ quê nhà của tân giáo hoàng, Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, vốn có quan hệ căng thẳng với cựu tổng giám mục Jorge Mario Bergoglio trên các vấn đề đồng tính và phá thai, cũng đã có mặt ở Rome.
Sau khi được tin Hồng y Bergoglio đắc cử giáo hoàng, bà Kirchner chỉ chúc mừng Ngài ngắn gọn là ‘thực hiện mục vụ có kết quả’ và nhấn mạnh rằng Ngài ‘gánh trách nhiệm nặng nề trên vai là tìm kiếm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình cho nhân loại’.
Bà Kirchner cũng đã đến Rome hôm Chủ nhật và sẽ có cuộc gặp trực tiếp với Giáo hoàng Francis vào thứ Hai ngày 18/3, Vatican cho biết.
[h=2]Trường hợp khó xử[/h]
Giáo hoàng Francis sẽ gặp những thử thách đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội
Một sự hiện diện khác ở Rome cũng có thể gây khó xử là trường hợp của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa. Tuy nhiên về mặt ngoại giao ông Mugabe hoàn toàn có quyền đến một nước có chủ quyền là Vatican.
Tổng thống Mugabe, vốn bị nhiều nước lên án vì vi phạm nhân quyền, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong thánh cho cố Giáo hoàng John Paul đệ nhị.
Tân giáo hoàng cũng đối mặt thách thức ngoại giao với việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican. Việc này đã khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.
Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Giáo hoàng John Paul II.
Buổi lễ đăng quang này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín đồ hành hương từ Mỹ Latin, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các đồng bào của ông hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Rome.
Tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3 trong khi người tương nhiệm Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.
Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.
Thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ thu hút hàng trăm ngàn tín đồ đến Rome. Giới chức thành phố cho biết họ đang chuẩn bị tiếp đón đến 1 triệu người hành hương.
Theo BBC Vietnamese
Giáo hội Công giáo La Mã đang trải thảm đỏ đón chào các nhà lãnh đạo thế giới và các bậc vương giả đến dự thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis vào thứ Ba ngày 19/3.
Lễ đăng quang này hứa hẹn sẽ là sự tương phản giữa sự long trọng vốn thấy ở các sự kiện lớn của Tòa thánh Vatican và phong cách giản dị dễ gần mà tân giáo hoàng đã thể hiện trong những ngày đầu tiên sau khi ông được chọn làm người dẫn dắt 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên thế giới.
[h=2]Thử thách ngoại giao[/h] Đây là một sự kiện chắc chắn sẽ làm cho giới chức Vatican đau đầu – không có thư mời chính thức nào cả và một số nhân vật sẽ đến mà không thông báo. Đây cũng là thử thách đầu tiên đối với năng lực điều hành lĩnh vực ngoại giao đầy gai góc của cựu tổng giám mục Buenos Aires.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nằm trong số những nhà lãnh đạo châu Âu hàng đầu sẽ tham dự lễ đăng quang cùng với Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barosso.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín đồ Công giáo, đã đến Rome vào chiều Chủ nhật hôm 17/3 để đại diện cho Washington tại lễ đăng quang.
Từ quê nhà của tân giáo hoàng, Tổng thống Argentina Cristina Kirchner, vốn có quan hệ căng thẳng với cựu tổng giám mục Jorge Mario Bergoglio trên các vấn đề đồng tính và phá thai, cũng đã có mặt ở Rome.
Sau khi được tin Hồng y Bergoglio đắc cử giáo hoàng, bà Kirchner chỉ chúc mừng Ngài ngắn gọn là ‘thực hiện mục vụ có kết quả’ và nhấn mạnh rằng Ngài ‘gánh trách nhiệm nặng nề trên vai là tìm kiếm công lý, bình đẳng, tình huynh đệ và hòa bình cho nhân loại’.
Bà Kirchner cũng đã đến Rome hôm Chủ nhật và sẽ có cuộc gặp trực tiếp với Giáo hoàng Francis vào thứ Hai ngày 18/3, Vatican cho biết.
[h=2]Trường hợp khó xử[/h]
Một sự hiện diện khác ở Rome cũng có thể gây khó xử là trường hợp của Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe, người đang bị Liên minh châu Âu cấm cửa. Tuy nhiên về mặt ngoại giao ông Mugabe hoàn toàn có quyền đến một nước có chủ quyền là Vatican.
Tổng thống Mugabe, vốn bị nhiều nước lên án vì vi phạm nhân quyền, đã từng đến Vatican hồi tháng 5 năm 2011 để dự lễ phong thánh cho cố Giáo hoàng John Paul đệ nhị.
Tân giáo hoàng cũng đối mặt thách thức ngoại giao với việc Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cũng dự định đến Vatican. Việc này đã khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.
Hồi năm 2005, tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển cũng từng đến tham dự tang lễ Giáo hoàng John Paul II.
Buổi lễ đăng quang này dự kiến sẽ thu hút rất đông tín đồ hành hương từ Mỹ Latin, nơi chiếm đến 40% số tín đồ Công giáo trên toàn thế giới mặc dù Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các đồng bào của ông hãy để dành tiền bạc để cứu giúp người nghèo thay vì bay đến Rome.
Tổng thống Brazil Dilma Vana Rousseff đã đến Rome hôm 17/3 trong khi người tương nhiệm Mexico Enrique Pena Nieto, phó Tổng thống Uruguay Danilo Astori và cựu Tổng thống Colombia Cesar Gayiria cũng sẽ có mặt ở Vatican.
Các vị khách hoàng gia có thể đến dự lễ đăng quang là Vua Albert II của Bỉ cùng với Hoàng hậu Paola, Đại Công tước Henri của Luxembourg cùng với phu nhân Maria Teresa và Công tước xứ Gloucester của Anh quốc.
Thánh lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis dự kiến sẽ thu hút hàng trăm ngàn tín đồ đến Rome. Giới chức thành phố cho biết họ đang chuẩn bị tiếp đón đến 1 triệu người hành hương.
Theo BBC Vietnamese