Viêm đại tràng và các biện pháp phòng ngừa

giangnemda

Junior Member
Viêm đại tràng là một bệnh đường tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Nếu bệnh thường xuyên tái phát và không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ thành mãn tính khó chữa, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh Viêm đại tràng, nhưng nguyên nhân cơ bản thường gặp là do nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh như Shigella, Salmonella,… hoặc do nhiễm nguyên sinh động vật như Amip, Lamblia hay nhiễm ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
Việc điều trị bệnh Viêm đại tràng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn gặp ở nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng “lờn” thuốc và kháng thuốc. Những người mắc Viêm đại tràng thường có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa kéo dài khi đi ngoài, phân lúc khô, lúc lỏng (phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày). Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa; bụng trướng hơi, khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu. Đau bụng là triệu chứng hay gặp, bệnh nhân thường đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau nhiều sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm hơn.
Đối với người mắc bệnh Viêm đại tràng thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Những ngày không đau thì cố gắng giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ khi bệnh chưa dở "chứng”. Khi bị táo bón thì giảm ăn chất béo, tăng chất xơ. Bữa ăn được chia làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. Khi bị tiêu chảy thì tránh ăn hẳn chất xơ dạng không tan để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo. Tránh ăn uống thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà,.... Hạn chế ăn uống các sản phẩm từ sữa, vì trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân, hãy thay thế bằng sữa đậu nành. Hạn chế ăn những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món chiên, xào, sốt. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Để phòng bệnh Viêm đại tràng, bạn cần làm tốt các việc sau: ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; ăn đa dạng rau, quả, trứng, cá, thịt,… không nên ăn tiết canh, rau sống chưa được rửa kỹ và khử trùng; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn; nên tẩy giun sán 6 tháng 1 lần; nên hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa, nó giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh; hàng ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục.
Bệnh Viêm đại tràng mạn tính có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu,... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).
Ngoài các biện pháp để phòng bệnh, khi nghi ngờ mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để khám, theo dõi, điều trị ngay và một khi mắc bệnh thật sự thì người bệnh cần chữa trị dứt điểm.

_________________________
Nha Pho-Biet Thu-Trang Tri Noi That-Thiet Ke Nha-Tham My Vien-Nang nguc-vá màng trinhTriet long-Tham my mat-Phau thuat am dao-Nang mui-Phau thuat tham my han quoc -Muc in-May in mau-May in epson-San Vuon-Yeu sinh ly-Kien truc-thiet ke noi that-phong thuy-hoa tuoi-Giay dan tuong
 
Last edited:
Back
Top