congthinabc
Junior Member
Bệnh viem dai trang chức năng thứ phát có thể do thuốc gây ra:
- Do kháng sinh: Dùng kháng sinh loại có phổ rộng (cycline và dẫn chất, colistine, neomycine… ) lâu ngày. Nếu bị nhẹ thì đi lỏng, đầy hơi trướng bụng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc 12-72 giờ. Có trường hợp bị bệnh sau vài ngày đã ngừng uống thuốc. Phân nhão, màu hơi xanh nhiều nhầy, dính và ít có mùi. Nếu ở trạng thái bán cấp thì đi lỏng thực sự, chảy máu, sốt, soi sigma tràng có bị loét: dấu hiệu của viêm đại tràng do kháng sinh kích thích niêm mạc. Cấy phân có triệu chứng của loạn khuẩn.
- Do thuốc sát khuẩn ruột: Như các dẫn chất của nitrofuran, quinoleic, hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc sát khuẩn với nhau; thuốc nhuận tràng như magie sunfat dùng lâu ngày, mật bò, phenolphtalein có thể gây tắc ruột cấp do liệt ruột hay xoắn ruột. Thường bị đi lỏng kèm rối loạn điện giải, mất nhiều kali (bị thải theo phân) gây liệt ruột.
- Các hóa chất khác: như streptomicine, coritcoide, thuốc chống gián phân trong chống ung thư có thể gây đi lỏng. Các loại thuốc an thần, chống trầm cảm gây táo bón có thể bị liệt ruột. Dùng lâu có thể làm thay đổi cơ học thành ruột gây ra triệu chứng đại tràng dài và to. Các thuốc chống bệnh Parkinson cũng có thể gây ra táo bón vì tác động lên nhu động và trương lực cơ ruột.
- Ngoài ra nhiễm độc các muối vàng, thủy ngân có thể gây đi lỏng. Ure máu tăng cũng gây đi lỏng, có khi xuất huyết tiêu hóa.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngạc
(Theo Bách Khoa thư Bệnh học – Tập 2)
- Do kháng sinh: Dùng kháng sinh loại có phổ rộng (cycline và dẫn chất, colistine, neomycine… ) lâu ngày. Nếu bị nhẹ thì đi lỏng, đầy hơi trướng bụng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc 12-72 giờ. Có trường hợp bị bệnh sau vài ngày đã ngừng uống thuốc. Phân nhão, màu hơi xanh nhiều nhầy, dính và ít có mùi. Nếu ở trạng thái bán cấp thì đi lỏng thực sự, chảy máu, sốt, soi sigma tràng có bị loét: dấu hiệu của viêm đại tràng do kháng sinh kích thích niêm mạc. Cấy phân có triệu chứng của loạn khuẩn.
- Do thuốc sát khuẩn ruột: Như các dẫn chất của nitrofuran, quinoleic, hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc sát khuẩn với nhau; thuốc nhuận tràng như magie sunfat dùng lâu ngày, mật bò, phenolphtalein có thể gây tắc ruột cấp do liệt ruột hay xoắn ruột. Thường bị đi lỏng kèm rối loạn điện giải, mất nhiều kali (bị thải theo phân) gây liệt ruột.
- Các hóa chất khác: như streptomicine, coritcoide, thuốc chống gián phân trong chống ung thư có thể gây đi lỏng. Các loại thuốc an thần, chống trầm cảm gây táo bón có thể bị liệt ruột. Dùng lâu có thể làm thay đổi cơ học thành ruột gây ra triệu chứng đại tràng dài và to. Các thuốc chống bệnh Parkinson cũng có thể gây ra táo bón vì tác động lên nhu động và trương lực cơ ruột.
- Ngoài ra nhiễm độc các muối vàng, thủy ngân có thể gây đi lỏng. Ure máu tăng cũng gây đi lỏng, có khi xuất huyết tiêu hóa.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngạc
(Theo Bách Khoa thư Bệnh học – Tập 2)