[h=2]Việc xuất hiện hàng loạt công trình công công tiền tỷ nhưng quản lý yếu kém đang trở thành vấn đề khiến không ít người thắc mắc.[/h]
Công trình tiền tỷ hiệu quả bao nhiêu?
Còn nhớ cách đây không lâu Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị tiếp tục đầu tư 14 nhà vệ sinh bằng thép - vấn đề gây tranh cãi trong suốt thời gian đề xuất. Cơ quan này cũng lập dự án nâng cấp 7 nhà vệ sinh tại trung tâm thành phố trị giá 3,2 tỷ đồng. Tiếp sau đó, TP.HCM cũng đưa vào sử dụng thí điểm miễn phí 3 nhà vệ sinh công cộng (VSCC) tại các công viên, với số vốn đầu tư cho mỗi công trình từ 800 triệu tới 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhân viên phục vụ tại nhà vệ sinh ở TP.HCM, nhiều người coi đây là nơi tắm gội, giặt giũ miễn phí và sử dụng giấy vệ sinh thoải mái. Việc sử dụng nhà vệ sinh tiền tỷ ở Hà Nội cũng không khá khẩm hơn là mấy.
Đã vậy, với lý do cung cấp thông tin cho du khách khi đến Thủ đô, các điểm tra cứu thông tin du lịch đều được trang bị màn hình cảm ứng hiện đại với các tiện ích như bản đồ, tìm kiếm nhà hàng, khách sạn, địa điểm vui chơi giải trí, vị trí cây ATM, trạm xe bus,... Tuy nhiên, rất ít người dân và du khách để ý đến sự tồn tại của những bốt thông tin du lịch này.
Sở VH-TT&DL Hà Nội đã đầu tư một số tiền không nhỏ để đưa các bốt thông tin du lịch đi vào vận hành. Kinh phí lắp đặt lên tới 10.000 USD/chiếc, chưa kể chi phí bảo dưỡng, thay mới. Tổng cộng, đã có hơn 40 bốt thông tin đã được lắp đặt để phục vụ du khách, tiêu tốn gần nửa triệu đô.
Tốn kém là thế nhưng từ khi chính thức ra mắt vào năm 2006, sau 8 năm tồn tại, đến nay có tới 80% số cây thông tin du lịch ngừng hoạt động. Hiện tại, các bốt thông tin dường như chỉ để lắp đặt biển quảng cáo, vẽ bậy của lũ trẻ hay may mắn hơn, là nơi trú mưa che nắng cho khách bộ hành.
Mới đây nhất, sau gần 2 tháng thi công, nhà chờ xe buýt nhanh (Hà Nội BRT) hiện đại đầu tiên ở thủ đô gần ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Minh Giám sắp hoàn thành, chuẩn bị được đưa vào sử dụng. Với mức đầu từ khoảng 55 triệu USD, Hà Nội BRT cũng khiến không ít người lo ngại về hiệu quả của công trình “siêu khủng” này.
Bài toán hiệu quả
Nhà vệ sinh công cộng là điều cần thiết nhưng nếu xét về hiệu quả thay vì đầu tư vài công trình tốt, có thể chuyển lại thành đầu tư hàng loạt để giải quyết nhu cầu của số đông hơn là tập trung làm tốt một vài chỗ nhưng thiếu quy hoạch và khảo sát dễ dẫn đến lãng phí.
Đó là chưa kể tới vẫn đề quản lý, bảo dưỡng các công trình này khi đưa vào sử dụng nếu không làm tốt rất mau bị xuống cấp, hư hỏng,... Nên gây nhiều ngạc nhiên khi ngày càng có những công trình cộng cộng với mức đầu tư khủng nhưng lại “nghỉ hưu” rất nhanh hoặc không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng hay dự tính ban đầu.
Chỉ tính riêng trên thành phố Hà Nội có 340 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó có 236 nhà vệ sinh xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt,... Nhưng nhiều nhà vệ sinh không hoạt động hết công suất, khóa cửa cả ngày.
Sau khi hụt nhà vệ sinh tiền tỷ, Hà Nội tiếp tục "bù" trạm xe buýt 5 sao. Hà Nội được đánh giá là "chịu chơi" khi đầu tư để thay đổi bộ mặt đô thị, tuy nhiên không ít lần bị tuýt còi. Đến bao giờ mới hết những dự án lãng phí tiền tỷ?.
Theo Báo Đất Việt
Please support the charity: ==>> http://charity4nhatrang.com
[video=youtube;syCQtBjE3Hg]https://www.youtube.com/watch?v=syCQtBjE3Hg[/video]
Công trình tiền tỷ hiệu quả bao nhiêu?
Còn nhớ cách đây không lâu Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị tiếp tục đầu tư 14 nhà vệ sinh bằng thép - vấn đề gây tranh cãi trong suốt thời gian đề xuất. Cơ quan này cũng lập dự án nâng cấp 7 nhà vệ sinh tại trung tâm thành phố trị giá 3,2 tỷ đồng. Tiếp sau đó, TP.HCM cũng đưa vào sử dụng thí điểm miễn phí 3 nhà vệ sinh công cộng (VSCC) tại các công viên, với số vốn đầu tư cho mỗi công trình từ 800 triệu tới 1 tỷ đồng.
|
Một nhà vệ sinh công cộng bằng thép ở Hà Nội |
Nhà vệ sinh tiền tỷ ở TP.HCM vắng tanh |
Sở VH-TT&DL Hà Nội đã đầu tư một số tiền không nhỏ để đưa các bốt thông tin du lịch đi vào vận hành. Kinh phí lắp đặt lên tới 10.000 USD/chiếc, chưa kể chi phí bảo dưỡng, thay mới. Tổng cộng, đã có hơn 40 bốt thông tin đã được lắp đặt để phục vụ du khách, tiêu tốn gần nửa triệu đô.
Sau 8 năm tồn tại, đến nay có tới 80% số cây thông tin du lịch ngừng hoạt động. Hình ảnh đập vào khách du lịch và mắt người đi đường có lẽ là thông tin quảng cáo một loại thuốc tránh thai. |
Tốn kém là thế nhưng từ khi chính thức ra mắt vào năm 2006, sau 8 năm tồn tại, đến nay có tới 80% số cây thông tin du lịch ngừng hoạt động. Hiện tại, các bốt thông tin dường như chỉ để lắp đặt biển quảng cáo, vẽ bậy của lũ trẻ hay may mắn hơn, là nơi trú mưa che nắng cho khách bộ hành.
Không ít người lo ngại về hiệu quả của công trình nhà chờ 5 sao “siêu khủng” này |
Bài toán hiệu quả
Nhà vệ sinh công cộng là điều cần thiết nhưng nếu xét về hiệu quả thay vì đầu tư vài công trình tốt, có thể chuyển lại thành đầu tư hàng loạt để giải quyết nhu cầu của số đông hơn là tập trung làm tốt một vài chỗ nhưng thiếu quy hoạch và khảo sát dễ dẫn đến lãng phí.
Đó là chưa kể tới vẫn đề quản lý, bảo dưỡng các công trình này khi đưa vào sử dụng nếu không làm tốt rất mau bị xuống cấp, hư hỏng,... Nên gây nhiều ngạc nhiên khi ngày càng có những công trình cộng cộng với mức đầu tư khủng nhưng lại “nghỉ hưu” rất nhanh hoặc không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng hay dự tính ban đầu.
Chỉ tính riêng trên thành phố Hà Nội có 340 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó có 236 nhà vệ sinh xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt,... Nhưng nhiều nhà vệ sinh không hoạt động hết công suất, khóa cửa cả ngày.
Sau khi hụt nhà vệ sinh tiền tỷ, Hà Nội tiếp tục "bù" trạm xe buýt 5 sao. Hà Nội được đánh giá là "chịu chơi" khi đầu tư để thay đổi bộ mặt đô thị, tuy nhiên không ít lần bị tuýt còi. Đến bao giờ mới hết những dự án lãng phí tiền tỷ?.
Theo Báo Đất Việt
Please support the charity: ==>> http://charity4nhatrang.com
[video=youtube;syCQtBjE3Hg]https://www.youtube.com/watch?v=syCQtBjE3Hg[/video]