Sự ra mắt của Windows 7 an toàn hơn sẽ khiến các hệ điều hành cũ ít an toàn hơn như Windows XP trở thành “miếng mồi thơm” của hacker.
Tội phạm mạng thường ngại đầu tư thay đổi công nghệ tạo mã độc. Nếu phải chọn giữa việc chỉnh sửa phần mềm mã độc để tấn công vào hệ điều hành mới hay tập trung vào những người dùng không chuyển lên hệ điều hành mới an toàn hơn, chắc chắn họ sẽ chọn cách sau, theo nghiên cứu mới của hãng bảo mật F-Secure.
Điều này có thể là vấn đề đáng ngại với các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu của F-Secure về các xu hướng bảo mật năm 2010, việc chậm trễ chuyển từ Windows XP lên hệ điều hành mới Windows 7 an toàn hơn ở những quốc gia đang phát triển có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng mã độc ở những quốc gia này. “Tội phạm luôn tìm những mục tiêu dễ tấn công nhất”, Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu của F-Secure nói. “Và điều đó có nghĩa chúng sẽ tập trung vào những quốc gia đang phát triển.”
Không như Windows Vista, Windows 7 được dự báo sẽ thay thế Windows XP để trở thành hệ điều hành máy tính phổ biến nhất trên toàn cầu. Mặc dù vậy trong năm tới, sẽ vẫn còn rất nhiều máy tính ở những nước đang phát triển chưa chuyển lên hệ điều hành Windows 7.
“Nhiều người dùng máy tính ở các nước đang phát triển không có kinh nghiệm sử dụng, không cài phần mềm tường lửa trong khi máy tính của họ lại đang chạy trên các hệ điều hành cũ ít an toàn hơn”, Mikko Hypponen nói. “Đó là lý do khiến máy tính ở các nước đang phát triển có mức bảo mật kém hơn, và dễ dàng trở thành con mồi của tội phạm mạng hơn so với các nước phát triển.”
Có một số chứng cứ khẳng định Windows 7 có ít lỗ hổng hơn hệ điều trước nó là Windows XP. Mặc dù mã hệ điều hành Windows 7 đã được Microsoft công bố cho các chuyên gia bảo mật và hacker từ năm ngoái nhưng cả năm 2009 mới có 9 lỗ hổng của Windows 7 được phát hiện, trong khi đó Windows XP có tới 137 lỗ hổng. Hãng bảo mật F-Secure dự đoán trong vài năm tới, các cuộc tấn công vào hệ điều hành Windows XP vẫn sẽ phổ biến hơn nhiều so với Windows 7.
Theo các nghiên cứu bảo mật công bố gần đây, các nước đang phát triển là những nơi chứa nhiều mã độc và có tỷ lệ mất an toàn cao nhất trên thế giới. Trong tháng 7/2009, tổ chức bảo mật Shadowserver Foundation đã công bố các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Conficker (sâu máy tính đã lây nhiễm khoảng 7 triệu máy tính trên toàn cầu) nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ click chuột giả mạo cao nhất trên thế giới.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Cisco, Brazil đã vượt qua Mỹ và Trung Quốc để trở thành quốc gia phát tán thư rác nhiều nhất trên toàn cầu. Các chuyên gia bảo mật cho rằng sở dĩ Brazil và các nước đang phát triển trở thành nơi phát tán thư rác cũng như mã độc nhiều nhất trên thế giới là do Internet băng rộng tăng nhanh trong khi người dùng lại rất yếu về kiến thức bảo mật, ít cài phần mềm diệt virus và các nhà cung cấp dịch vụ Internet không quan tâm đến bảo mật người dùng.
Tội phạm mạng thường ngại đầu tư thay đổi công nghệ tạo mã độc. Nếu phải chọn giữa việc chỉnh sửa phần mềm mã độc để tấn công vào hệ điều hành mới hay tập trung vào những người dùng không chuyển lên hệ điều hành mới an toàn hơn, chắc chắn họ sẽ chọn cách sau, theo nghiên cứu mới của hãng bảo mật F-Secure.
Điều này có thể là vấn đề đáng ngại với các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu của F-Secure về các xu hướng bảo mật năm 2010, việc chậm trễ chuyển từ Windows XP lên hệ điều hành mới Windows 7 an toàn hơn ở những quốc gia đang phát triển có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng mã độc ở những quốc gia này. “Tội phạm luôn tìm những mục tiêu dễ tấn công nhất”, Mikko Hypponen, Giám đốc nghiên cứu của F-Secure nói. “Và điều đó có nghĩa chúng sẽ tập trung vào những quốc gia đang phát triển.”
“Nhiều người dùng máy tính ở các nước đang phát triển không có kinh nghiệm sử dụng, không cài phần mềm tường lửa trong khi máy tính của họ lại đang chạy trên các hệ điều hành cũ ít an toàn hơn”, Mikko Hypponen nói. “Đó là lý do khiến máy tính ở các nước đang phát triển có mức bảo mật kém hơn, và dễ dàng trở thành con mồi của tội phạm mạng hơn so với các nước phát triển.”
Có một số chứng cứ khẳng định Windows 7 có ít lỗ hổng hơn hệ điều trước nó là Windows XP. Mặc dù mã hệ điều hành Windows 7 đã được Microsoft công bố cho các chuyên gia bảo mật và hacker từ năm ngoái nhưng cả năm 2009 mới có 9 lỗ hổng của Windows 7 được phát hiện, trong khi đó Windows XP có tới 137 lỗ hổng. Hãng bảo mật F-Secure dự đoán trong vài năm tới, các cuộc tấn công vào hệ điều hành Windows XP vẫn sẽ phổ biến hơn nhiều so với Windows 7.
Theo các nghiên cứu bảo mật công bố gần đây, các nước đang phát triển là những nơi chứa nhiều mã độc và có tỷ lệ mất an toàn cao nhất trên thế giới. Trong tháng 7/2009, tổ chức bảo mật Shadowserver Foundation đã công bố các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ nhiễm Conficker (sâu máy tính đã lây nhiễm khoảng 7 triệu máy tính trên toàn cầu) nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ click chuột giả mạo cao nhất trên thế giới.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Cisco, Brazil đã vượt qua Mỹ và Trung Quốc để trở thành quốc gia phát tán thư rác nhiều nhất trên toàn cầu. Các chuyên gia bảo mật cho rằng sở dĩ Brazil và các nước đang phát triển trở thành nơi phát tán thư rác cũng như mã độc nhiều nhất trên thế giới là do Internet băng rộng tăng nhanh trong khi người dùng lại rất yếu về kiến thức bảo mật, ít cài phần mềm diệt virus và các nhà cung cấp dịch vụ Internet không quan tâm đến bảo mật người dùng.
Theo Forbes, ICTnews