Trước khi World Cup 2010 chưa khai mạc thì phiên bản cúp vàng Rimes tự chế đã được các tù nhân ở nhà lao Lima, Peru giơ cao khi họ chơi thứ bóng đá trong tù…
Khi FIFA và Nam Phi đang lên kế hoạch cho lễ khai mạc World Cup 2010 thật long trọng vào tháng 6 tới thì những trận đấu đầu tiên ở nhà tù Castro Castro tại Lima trong giải World Cup riêng của các tù nhân, đã bắt đầu ngay từ hôm 22.4 vừa qua.
Truyền thống từ đảo Robben
Không khí của môn thể thao vua tràn ngập các xà lim. 260 cầu thủ phạm nhân trong màu áo thi đấu đặc trưng của 16 quốc gia đã tranh tài với nhau trên khoảng sân bên trong những bức tường cao kiên cố, có kẽm gai che chắn và an ninh nghiêm ngặt. Nhóm tù nhân còn lại làm cổ động viên. Họ cũng có đầy đủ trang phục cổ động, mascot, biểu ngữ, âm cụ... cùng phấn khích theo dõi từng trận đấu. Nhà tù Castro Castro như một lễ hội sắc màu. Trên khán đài, chiếc cúp Rimes tự chế khổng lồ sừng sững càng làm sân tù tăng nhiệt. Trận khai mạc giữa tuyển Nga và Nam Phi đã kết thúc với tỷ số 3 - 2 nghiêng về các "cầu thủ" của đất nước Nelson Mandela.
Nhà tù Robben Island Prison nay thành Di sản văn hoá thế giới
Các trận đấu của tù nhân đất nước Peru trong giải Vô địch bóng đá thế giới riêng của mình sẽ kết thúc ngay trước ngày khai mạc World Cup. Trong khi các cầu thủ trên sân nhắm mục tiêu săn tìm bàn thắng, thì giới chức quản ngục lại kỳ vọng về cái lợi lâu dài. Những nhân vật như Frans Thamaga, thư ký ngoại giao của toà đại sứ Nam Phi tại Peru mong mỏi. Ông muốn giải đấu thu nhỏ này sẽ giúp tiến trình tái hoà nhập xã hội của những tù nhân được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Thamaga còn ngấm ngầm tự hào vì một điều khác: Truyền thống bóng đá nhà tù đã được duy trì và triển khai tốt ở các quốc gia Nam Mỹ như Peru hiện nay, một phần cũng bắt nguồn từ bản sắc thể thao mà người Nam Phi đã gầy dựng được ở một nhà tù khác, trên hòn đảo nhỏ cách xa đất liền 7 dặm mang tên Robben, nay đã trở thành một di sản văn hoá thế giới. Ở bình diện nhân văn, hai cột gôn trên sân bóng tại hòn đảo Robben những năm 1960 còn mang ý nghĩa đặc biệt trong chặng đường phát triển của bóng đá Nam Phi nói riêng và môn bóng đá trong tù nói chung.
Tù nhân trong màu áo tuyển Brazil bên cạnh mô hình trái bóng World Cup
Hơn nửa thế kỷ trước, Robben Island là một hoang đảo thuộc vùng duyên hải Cape Town, có nhà lao giam giữ tù biệt xứ, đa phần là các phạm nhân chính trị chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc.
Linh vật của giải World Cup nhà tù ở Lima, Peru
Trên hòn đảo hình ô-van này, hàng chục ngàn tù phạm hằng ngày phải làm công việc khổ sai là đập đá. Để tinh thần cũng không bị đập vỡ như những hòn đá, họ cùng đoàn kết, kiên trì nhiều năm tranh đấu cho được quyền chơi thể thao. Nhờ sự can thiệp của Hội Hồng thập tự, chính quyền Nam Phi bấy giờ đành nhượng bộ.
Năm 1966, bóng đá nhà tù ở đây ra đời. Tuy nhiên môn túc cầu lại phát triển có hệ thống hơn với cả một giải đấu có 8 CLB tham gia cùng 2 sân bóng hoàn chỉnh. Cả tuần, phạm nhân nóng lòng chờ đến thứ Bảy để được mặc trang phục thi đấu, xỏ giày ra sân. Niềm vui và đam mê trái bóng tròn ấy kéo dài chín tháng trong năm, chỉ gián đoạn vào mùa hè.
Trái bóng cảm hoá con người
Giữa vô số cầu thủ - tù nhân thuộc giải Makana ngày ấy nay đã có những nhân vật đang điều hành đất nước Nam Phi. Nhưng ngày ấy, chỉ duy nhất một cái tên không bao giờ được ra sân, phải đành xem bạn tù thi đấu qua song sắt xà lim, thậm chí về sau còn bị xây tường bít kín. Đó là lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela (biết ông mê xem bóng đá khi còn ngồi tù ở đây nên cai ngục đã "cấm" ông). Tuy nhiên, sau này mô hình bóng đá trong ngục đã được người đoạt giải Nobel Hoà bình năm 1993 ấy mang đi cổ động trong các chuyến thăm nhà tù những quốc gia cộng đồng Nam Phi và cả Nam Mỹ, trước khi thuyết phục được FIFA đưa World Cup về tổ quốc mình.
Các tù nhân trưng lá cờ quốc gia Peru
Ở nhà tù đảo Robben xưa đã xuất hiện câu tiên tri nổi tiếng “tù nhân chúng tôi tin rằng, trong tình trạng khổ ải mất tự do giữa các song sắt, chúng tôi còn điều hành được cả một giải bóng đá theo quy định nghiêm ngặt của luật FIFA, thì mai này, chúng tôi có thể điều hành đất nước”.
Các quản ngục đã phải nhượng bộ để trao cho tù nhân thứ quý nhất: Tự do tinh thần nhờ chơi thể thao. Khi thể lý được rèn luyện trong thi đấu, những tư tưởng bi quan yếm thế bị dằn xuống giúp họ giữ vững tinh thần, kỳ vọng lạc quan một ngày sẽ được tự do thực sự. Luật của giải đấu cũng giúp các phạm nhân tập kiềm chế, khép mình vào khuôn khổ sống, giảm thiểu tối đa thói ngang tàng tự tung tự tác như đã từng có ngoài đời trước đây. Môn chơi đồng đội như bóng đá triệt tiêu dần tính cách anh chị của thế giới đại bàng trong nhà tù.
Các tù nhân trong trang phục tuyển Nga và Nam Phi đang thi đấu
Năm 1991, Robben Island Prison đóng cửa nhưng tinh thần chơi bóng đã lan toả vào trong nhiều nhà tù trên thế giới. Có thấy cảnh tù nhân ở Lima hồ hởi trong trang phục thi đấu của các tên tuổi anh hào thế giới bóng đá như Argentina, Brazil, Đức… mới hiểu thể thao mang lại sự bình đẳng và cho họ sống thật các khoảnh khắc như đã được ra ngoài bốn bức tường nhà tù đến thế nào. Sắc màu từ bản sao cúp vàng, banner cổ động, linh vật, biểu ngữ hô hào và âm nhạc sôi nổi sẽ diễn ra hơn 60 ngày tại nhà lao Castro Castro thực là tiền trạm cho niềm vui lớn của thể thao hành tinh năm 2010, giải World Cup Nam Phi tháng 6 tới.
(Theo BóngĐá )
Khi FIFA và Nam Phi đang lên kế hoạch cho lễ khai mạc World Cup 2010 thật long trọng vào tháng 6 tới thì những trận đấu đầu tiên ở nhà tù Castro Castro tại Lima trong giải World Cup riêng của các tù nhân, đã bắt đầu ngay từ hôm 22.4 vừa qua.
Truyền thống từ đảo Robben
Không khí của môn thể thao vua tràn ngập các xà lim. 260 cầu thủ phạm nhân trong màu áo thi đấu đặc trưng của 16 quốc gia đã tranh tài với nhau trên khoảng sân bên trong những bức tường cao kiên cố, có kẽm gai che chắn và an ninh nghiêm ngặt. Nhóm tù nhân còn lại làm cổ động viên. Họ cũng có đầy đủ trang phục cổ động, mascot, biểu ngữ, âm cụ... cùng phấn khích theo dõi từng trận đấu. Nhà tù Castro Castro như một lễ hội sắc màu. Trên khán đài, chiếc cúp Rimes tự chế khổng lồ sừng sững càng làm sân tù tăng nhiệt. Trận khai mạc giữa tuyển Nga và Nam Phi đã kết thúc với tỷ số 3 - 2 nghiêng về các "cầu thủ" của đất nước Nelson Mandela.
Nhà tù Robben Island Prison nay thành Di sản văn hoá thế giới
Các trận đấu của tù nhân đất nước Peru trong giải Vô địch bóng đá thế giới riêng của mình sẽ kết thúc ngay trước ngày khai mạc World Cup. Trong khi các cầu thủ trên sân nhắm mục tiêu săn tìm bàn thắng, thì giới chức quản ngục lại kỳ vọng về cái lợi lâu dài. Những nhân vật như Frans Thamaga, thư ký ngoại giao của toà đại sứ Nam Phi tại Peru mong mỏi. Ông muốn giải đấu thu nhỏ này sẽ giúp tiến trình tái hoà nhập xã hội của những tù nhân được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Thamaga còn ngấm ngầm tự hào vì một điều khác: Truyền thống bóng đá nhà tù đã được duy trì và triển khai tốt ở các quốc gia Nam Mỹ như Peru hiện nay, một phần cũng bắt nguồn từ bản sắc thể thao mà người Nam Phi đã gầy dựng được ở một nhà tù khác, trên hòn đảo nhỏ cách xa đất liền 7 dặm mang tên Robben, nay đã trở thành một di sản văn hoá thế giới. Ở bình diện nhân văn, hai cột gôn trên sân bóng tại hòn đảo Robben những năm 1960 còn mang ý nghĩa đặc biệt trong chặng đường phát triển của bóng đá Nam Phi nói riêng và môn bóng đá trong tù nói chung.
Tù nhân trong màu áo tuyển Brazil bên cạnh mô hình trái bóng World Cup
Hơn nửa thế kỷ trước, Robben Island là một hoang đảo thuộc vùng duyên hải Cape Town, có nhà lao giam giữ tù biệt xứ, đa phần là các phạm nhân chính trị chống lại chế độ kỳ thị chủng tộc.
Linh vật của giải World Cup nhà tù ở Lima, Peru
Trên hòn đảo hình ô-van này, hàng chục ngàn tù phạm hằng ngày phải làm công việc khổ sai là đập đá. Để tinh thần cũng không bị đập vỡ như những hòn đá, họ cùng đoàn kết, kiên trì nhiều năm tranh đấu cho được quyền chơi thể thao. Nhờ sự can thiệp của Hội Hồng thập tự, chính quyền Nam Phi bấy giờ đành nhượng bộ.
Năm 1966, bóng đá nhà tù ở đây ra đời. Tuy nhiên môn túc cầu lại phát triển có hệ thống hơn với cả một giải đấu có 8 CLB tham gia cùng 2 sân bóng hoàn chỉnh. Cả tuần, phạm nhân nóng lòng chờ đến thứ Bảy để được mặc trang phục thi đấu, xỏ giày ra sân. Niềm vui và đam mê trái bóng tròn ấy kéo dài chín tháng trong năm, chỉ gián đoạn vào mùa hè.
Trái bóng cảm hoá con người
Giữa vô số cầu thủ - tù nhân thuộc giải Makana ngày ấy nay đã có những nhân vật đang điều hành đất nước Nam Phi. Nhưng ngày ấy, chỉ duy nhất một cái tên không bao giờ được ra sân, phải đành xem bạn tù thi đấu qua song sắt xà lim, thậm chí về sau còn bị xây tường bít kín. Đó là lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela (biết ông mê xem bóng đá khi còn ngồi tù ở đây nên cai ngục đã "cấm" ông). Tuy nhiên, sau này mô hình bóng đá trong ngục đã được người đoạt giải Nobel Hoà bình năm 1993 ấy mang đi cổ động trong các chuyến thăm nhà tù những quốc gia cộng đồng Nam Phi và cả Nam Mỹ, trước khi thuyết phục được FIFA đưa World Cup về tổ quốc mình.
Các tù nhân trưng lá cờ quốc gia Peru
Ở nhà tù đảo Robben xưa đã xuất hiện câu tiên tri nổi tiếng “tù nhân chúng tôi tin rằng, trong tình trạng khổ ải mất tự do giữa các song sắt, chúng tôi còn điều hành được cả một giải bóng đá theo quy định nghiêm ngặt của luật FIFA, thì mai này, chúng tôi có thể điều hành đất nước”.
Các quản ngục đã phải nhượng bộ để trao cho tù nhân thứ quý nhất: Tự do tinh thần nhờ chơi thể thao. Khi thể lý được rèn luyện trong thi đấu, những tư tưởng bi quan yếm thế bị dằn xuống giúp họ giữ vững tinh thần, kỳ vọng lạc quan một ngày sẽ được tự do thực sự. Luật của giải đấu cũng giúp các phạm nhân tập kiềm chế, khép mình vào khuôn khổ sống, giảm thiểu tối đa thói ngang tàng tự tung tự tác như đã từng có ngoài đời trước đây. Môn chơi đồng đội như bóng đá triệt tiêu dần tính cách anh chị của thế giới đại bàng trong nhà tù.
Các tù nhân trong trang phục tuyển Nga và Nam Phi đang thi đấu
Năm 1991, Robben Island Prison đóng cửa nhưng tinh thần chơi bóng đã lan toả vào trong nhiều nhà tù trên thế giới. Có thấy cảnh tù nhân ở Lima hồ hởi trong trang phục thi đấu của các tên tuổi anh hào thế giới bóng đá như Argentina, Brazil, Đức… mới hiểu thể thao mang lại sự bình đẳng và cho họ sống thật các khoảnh khắc như đã được ra ngoài bốn bức tường nhà tù đến thế nào. Sắc màu từ bản sao cúp vàng, banner cổ động, linh vật, biểu ngữ hô hào và âm nhạc sôi nổi sẽ diễn ra hơn 60 ngày tại nhà lao Castro Castro thực là tiền trạm cho niềm vui lớn của thể thao hành tinh năm 2010, giải World Cup Nam Phi tháng 6 tới.
(Theo BóngĐá )