T
T$
Guest
Một số nạn nhân vụ đánh bom Suruc
Hiện đã xác định được danh tính một nghi phạm đánh bom tự sát làm 32 nhà hoạt động trẻ tuổi thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng nước này nói.
Ông Ahmet Davutoglu, người có kế hoạch tới thăm hiện trường vụ đánh bom tại Suruc gần biên giới với Syria, nói rằng các mối liên hệ của nghi phạm này, cả trong phạm vi Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quốc tế, đang được điều tra.
Ông nói "nhiều khả năng" nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thực hiện vụ đánh bom.
Chính phủ nay tuyên bố tăng cường an ninh tại khu vực biên giới với Syria.
"Những gì cần làm sẽ được làm đối với những kẻ phải chịu trách nhiệm," ông Davutogly nói. "Đây là vụ tấn công nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ."
Ông bác bỏ các cáo buộc nói rằng Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đã chưa hành động đủ mức để chặn các tay súng IS, và nói chính phủ "chưa bao giờ nhân nhượng cho bất kỳ một nhóm khủng bố nào".
Cuộc họp nội các diễn ra trong hôm thứ Tư sẽ xem xét các biện pháp an ninh bổ sung dọc biên giới với Syria.
Các tay súng của IS chưa phản hồi gì về các tin nói họ đứng đằng sau vụ đánh bom.
Khoảng 100 người bị thương trong vụ tấn công
Thân nhân người bị nạn vẫn đang trông ngóng tin tức
Một số nạn nhân đã được tổ chức tang lễ
Các quan chức ban đầu nói rằng kẻ đánh bom có thể là phụ nữ, nhưng các hãng truyền thông địa phương nêu danh tính một người đàn ông.
Các nhà hoạt động trẻ tuổi, chủ yếu gồm các sinh viên đại học, đang tổ chức một cuộc họp báo thì bị đánh bom tại Trung tâm Văn hóa Amara vào chiều hôm thứ Hai.
Họ đang có kế hoạch đi tới Syria nhằm giúp tái thiết thành phố Kobane.
Các hình ảnh đăng trên truyền thông xã hội cho thấy nhóm này, gồm các thành việc từ Liên hiệp Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa, đang ăn sáng một cách thoải mái chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ đánh bom.
Tang lễ đã được tổ chức cho một số nạn nhân, nhưng nhiều người vẫn đang ngóng cho tin tức về người thân của mình.
Ông Davutogly nói có 29 trong tổng số 100 người bị thương hiện vẫn đang được điều trị trong bệnh viện.
Toàn bộ các cuộc tuần hành, diễu hành tại thành phố Sanliurfa, nơi bao gồm cả Suruc, nay bị cấm.
Thị trưởng thành phố nói biện pháp này nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra các vụ tương tự.
[h=2]Giận dữ xuống phố[/h]Suruc là nơi có nhiều người tỵ nạn vốn đã phải bỏ chạy khỏi cuộc giao tranh khốc liệt giữa phe IS và các chiến binh Kurd ở Kobane gần đó.
Thành phố đã được các lực lượng người Kurd lấy lại từ phe IS hồi đầu năm.
Đã xảy ra các cuộc đụng độ bạo lực trên toàn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm thứ Hai, khi người biểu tình xuống đường cáo buộc chính phủ là đã không hành động đủ mức để chống lại mối đe dọa từ IS.
Hai người đã bị thương sau khi bị bắn trong các vụ đụng độ tại Mersin. Theo hãng tin Reuters, người biểu tình tại Istanbul đã hô vang các khẩu hiệu cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là đã cộng tác với IS.
Các quốc gia phương Tây cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là đã hành động chưa đủ mức để ngăn chặn sự lớn mạnh của IS, nhưng nước này có vẻ như đã có đường lối cứng rắn đối với IS trong những tuần gần đây.
Phóng viên chuyên về Trung Đông của BBC Jim Muir nói giới chức nay nhiều khả năng sẽ tấn công các tay súng trong phạm vi Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đáp trả cuộc tấn công này, và điều đó có thể sẽ dẫn tới các cuộc tấn công trả đũa từ phía IS.
Theo BBC Vietnamese