T
T$
Guest
Mới chỉ cách nay mấy tháng, châu Âu bị rung chuyển bởi các vụ biểu tình do vật giá leo thang, nạn thất nghiệp, và các biện pháp kinh tế khắc khổ do các chính phủ ban hành. Các cuộc xuống đường đã diễn ra tại Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp.
Bây giờ châu Âu đang theo dõi các cuộc nổi dậy của nhân dân tại Tunisia, Algeria, Ai Cập; vùng đất mà châu Âu chỉ cần bước qua Địa Trung Hải là đến.
Ông Gerald Celente, Giám đốc Viện nghiên cứu Trends ở New York nói rằng những gì đang xảy ra tại các nước Ả Rập tác động trực tiếp đến châu Âu.
Ông cho rằng người Ả Rập và người châu Âu có chung vấn đề, đó là kinh tế:
“Nếu nhân dân kiếm tiền được thì liệu họ có quan tâm chính quyền của mình thuộc loại độc đoán hay không? Độc đoán, độc tài hay dân chủ – theo tôi – nhân dân họ chẳng thèm quan tâm, miễn sao họ kiếm ăn được.”
Ông còn cảnh báo rồi đây các cuộc biểu tình khắp vùng Bắc Phi và Trung đông sẽ di chuyển sang châu Âu.
Thực ra mà nói, một vài cuộc biểu tình ở châu Âu quả thực có nêu tên các cuộc biểu tình ở các nước Ả Rập.
Tại cuộc biểu tình ở Belgrade hôm Chủ nhật để phản đối vật giá và thất nghiệp leo thang, người Serbia nói rằng các cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập gửi một thông điệp cho mọi chính phủ là cần phải lắng nghe tiếng nói người dân.
Tại Ý, một nhóm tin tặc hôm Chủ nhật đã tấn công trang mạng của chính phủ để phản đối các chính sách do chính phủ đưa ra. Cuộc tấn công này tương tự như những cuộc tấn công đã thực hiện tại Ai Cập và Tunisia.
Nhưng ông Olivier Jehin, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp, không nghĩ rằng rồi đây châu Âu sẽ nổ ra các cuộc biểu tình rộng khắp:
“Các biện pháp kinh tế khắc khổ đã được ban hành năm ngoái, bây giờ thì chuyện đó đã qua. Có thể sẽ có một số vụ biểu tình mới tại một vài nước, nhưng sẽ không ở tầm mức quan trọng giống như đã xảy ra tại Bắc Phi, ngoại trừ có lẽ tại một số quốc gia cụ thể trong vùng Balkan.”
Theo bà Rime Allaf, chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Chatham ở London, không nên so sánh phong trào biểu tình tại các nước Ả Rập với các cuộc biểu tình ở châu Âu:
“Vâng, có nhiều lý do khiến người châu Âu bất mãn* nhưng chúng ta đừng quên rằng lý do quan trọng của các cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập không phải chỉ là kinh tế, mà quan trọng hơn, đó là chính trị.”
Bà Allaf còn nói rằng mặc dù các chế độ dân chủ của châu Âu vẫn chưa hoàn hảo, nhưng không có chuyện ngăn cấm quyền tự do phát biểu giống như một số nước Ả Rập độc đoán.
Bà cũng không tin các nước Ả Rập đang sụp đổ dây chuyền giống như các nước cộng sản Đông Âu trước đây:
“Bức tường Berlin sụp đổ là do sự sụp đổ của toàn bộ hệ tư tưởng đã chỉ đạo chế độ Đông Đức, cụ thể hệ tư tưởng này là chủ nghĩa cộng sản. Còn tại các nước Ả Rập, toàn bộ 22 quốc gia Ả Rập không hề có một hệ tư tưởng chỉ đạo giống vậy.”
Một số nhà phân tích cho rằng hiện nay bài học chính mà châu Âu có thể rút tỉa từ các đường phố Ả Rập là tiếp tục theo dõi và lắng nghe.
Bây giờ châu Âu đang theo dõi các cuộc nổi dậy của nhân dân tại Tunisia, Algeria, Ai Cập; vùng đất mà châu Âu chỉ cần bước qua Địa Trung Hải là đến.
Ông Gerald Celente, Giám đốc Viện nghiên cứu Trends ở New York nói rằng những gì đang xảy ra tại các nước Ả Rập tác động trực tiếp đến châu Âu.
Ông cho rằng người Ả Rập và người châu Âu có chung vấn đề, đó là kinh tế:
“Nếu nhân dân kiếm tiền được thì liệu họ có quan tâm chính quyền của mình thuộc loại độc đoán hay không? Độc đoán, độc tài hay dân chủ – theo tôi – nhân dân họ chẳng thèm quan tâm, miễn sao họ kiếm ăn được.”
Ông còn cảnh báo rồi đây các cuộc biểu tình khắp vùng Bắc Phi và Trung đông sẽ di chuyển sang châu Âu.
Thực ra mà nói, một vài cuộc biểu tình ở châu Âu quả thực có nêu tên các cuộc biểu tình ở các nước Ả Rập.
Tại cuộc biểu tình ở Belgrade hôm Chủ nhật để phản đối vật giá và thất nghiệp leo thang, người Serbia nói rằng các cuộc biểu tình ở Tunisia và Ai Cập gửi một thông điệp cho mọi chính phủ là cần phải lắng nghe tiếng nói người dân.
Tại Ý, một nhóm tin tặc hôm Chủ nhật đã tấn công trang mạng của chính phủ để phản đối các chính sách do chính phủ đưa ra. Cuộc tấn công này tương tự như những cuộc tấn công đã thực hiện tại Ai Cập và Tunisia.
Nhưng ông Olivier Jehin, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Pháp, không nghĩ rằng rồi đây châu Âu sẽ nổ ra các cuộc biểu tình rộng khắp:
“Các biện pháp kinh tế khắc khổ đã được ban hành năm ngoái, bây giờ thì chuyện đó đã qua. Có thể sẽ có một số vụ biểu tình mới tại một vài nước, nhưng sẽ không ở tầm mức quan trọng giống như đã xảy ra tại Bắc Phi, ngoại trừ có lẽ tại một số quốc gia cụ thể trong vùng Balkan.”
Theo bà Rime Allaf, chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Chatham ở London, không nên so sánh phong trào biểu tình tại các nước Ả Rập với các cuộc biểu tình ở châu Âu:
“Vâng, có nhiều lý do khiến người châu Âu bất mãn* nhưng chúng ta đừng quên rằng lý do quan trọng của các cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập không phải chỉ là kinh tế, mà quan trọng hơn, đó là chính trị.”
Bà Allaf còn nói rằng mặc dù các chế độ dân chủ của châu Âu vẫn chưa hoàn hảo, nhưng không có chuyện ngăn cấm quyền tự do phát biểu giống như một số nước Ả Rập độc đoán.
Bà cũng không tin các nước Ả Rập đang sụp đổ dây chuyền giống như các nước cộng sản Đông Âu trước đây:
“Bức tường Berlin sụp đổ là do sự sụp đổ của toàn bộ hệ tư tưởng đã chỉ đạo chế độ Đông Đức, cụ thể hệ tư tưởng này là chủ nghĩa cộng sản. Còn tại các nước Ả Rập, toàn bộ 22 quốc gia Ả Rập không hề có một hệ tư tưởng chỉ đạo giống vậy.”
Một số nhà phân tích cho rằng hiện nay bài học chính mà châu Âu có thể rút tỉa từ các đường phố Ả Rập là tiếp tục theo dõi và lắng nghe.