Chỉ trong 3 năm (từ 2005 - 2007), các vụ xâm hại trẻ em, bạo lực trong gia đình đã tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng đã tăng lên gấp 7 lần và trong trường học tăng 13 lần đã cho thấy tình trạng xâm hại trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em. Phần nổi của tảng băng chìm.
Cháu bé xã Sủng Tráng, Yên Minh, Hà Giang - một nạn nhân của bạo hành.(Ảnh: DH)
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an, từ năm 2002 đến nay số vụ xâm hại trẻ em đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, chỉ trong 3 năm từ năm 2005 - 2007 trên cả nước đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em, bắt giữ xử lý 6.215 đối tượng và có 5.188 em bị xâm hại (1.656 nam và 3.532 nữ). Trong đó, án giết trẻ em chiếm 5,2%; xâm hại tình dục bao gồm cả hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu với trẻ em chiếm 56,3%; cố ý gây thương tích cho trẻ em chiếm 14,7% tổng số vụ xâm hại trẻ em, còn lại là tội danh khác.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hòa Nam, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ TB&XH) thì trên thực tế số vụ xâm hại bạo lực ngược đãi trẻ em còn cao hơn nhiều, bởi có rất nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố cáo đối tượng vi phạm vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng tới tương lai và sự phát triển của trẻ.
Trong đó, những địa phương xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em nhiều nhất trong thời gian qua như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Đăk Lăk, Tây Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang. Ngoài ra, tình trạng buôn bán trẻ em không dừng ở mức độ dụ dỗ, lừa đảo mà đã xuất hiện một số vụ đối tượng đột nhập vào nhà, đánh giết cha mẹ để chiếm đoạt trẻ em (xảy ra ở Hà Giang), hình thành các đường dây mua bán trẻ sơ sinh xuyên quốc gia để đem trẻ em ra nước ngoài buôn bán.
Cũng trong các năm 2006, 2007 và những tháng đầu năm 2008, các vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em liên tiếp được các ngành chức năng và quần chúng nhân dân phát hiện với những tình tiết vi phạm nghiêm trọng, gây "sốc" trong dư luận như trường hợp cháu Huỳnh Thị Ngọc Trâm, 10 tuổi học lớp 5, Trường tiểu học An Hiệp 2, huyện Châu Thành, Đồng Tháp bị thầy hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, công an xã dọa nạt, ép cung dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài.
Cháu Hồ Thị Bông, 9 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin từ sáng đến đêm, bị đánh đập dã man nếu không kiếm đủ 200.000đồng/ngày, thậm chí bị dội nước sôi vào người. Cháu Đỗ Ngọc Bảo Trâm, 18 tháng tuổi, trường mầm non tư thục Thiên Thơ, quận Phú Nhuận, TP.HCM bị cô giáo dùng băng dính bịt miệng, ngạt thở và tử vong. Các em nhỏ ở cơ sở trông giữ trẻ tổ 6, khu phố 3, phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai bị người trông giữ Quảng Thị Kim Hoa quát mắng, đánh đập tàn nhẫn vào các giờ ăn...
Phải sớm có chế tài xử lý đích đáng
Theo ông Lê Kiến Thiết, Viện nghiên cứu thanh niên cho biết, thực tế trẻ em dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều có nguy cơ bị xâm hại. Hiện tượng trẻ bị xâm hại tình dục, bị sao nhãng, suy dinh dưỡng và một số hiện tượng khác có thể có cả nông thôn lẫn thành thị.
Tuy nhiên, trẻ em nông thôn thường hay bị lạm dụng sức lao động hơn trẻ em thành thị và trẻ em thành thị thường bị kiểm soát, bị tước đoạt quyền tự do vui chơi và quyền tham gia nhiều lĩnh vực. Theo ông Đặng Hòa Nam, điểm yếu hiện nay là pháp luật nước ta chưa có những quy định đầy đủ, cụ thể về các hành vi và chế tài xử phạt đối tượng xâm hại trẻ em và bạo lực đối với trẻ em, nhất là xâm hại về mặt tinh thần.
Cho tới nay, công tác truyền thông, vận động giáo dục tư vấn bảo vệ trẻ em cũng chưa được quan tâm đầu tư kể cả nguồn lực, trí tuệ và sáng tạo nên chưa đủ sức đề kháng trước sự xâm nhập ồ ạt của làn sóng bạo lực, tình dục, do vậy những vụ việc xâm hại trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ TB & XH nhấn mạnh, mặc dù công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng như hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng đáng kể khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giảm dần tình trạng trẻ em lang thang...
Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng dưới nhiều hình thức, nhiều trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em, cần phải đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các gia đình, nhà trường và cả cộng đồng đối với công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời, cần phải tăng cường quản lý nhà nước cũng như sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vào cuộc nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Theo SK&ĐS/TTO

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an, từ năm 2002 đến nay số vụ xâm hại trẻ em đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, chỉ trong 3 năm từ năm 2005 - 2007 trên cả nước đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em, bắt giữ xử lý 6.215 đối tượng và có 5.188 em bị xâm hại (1.656 nam và 3.532 nữ). Trong đó, án giết trẻ em chiếm 5,2%; xâm hại tình dục bao gồm cả hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu với trẻ em chiếm 56,3%; cố ý gây thương tích cho trẻ em chiếm 14,7% tổng số vụ xâm hại trẻ em, còn lại là tội danh khác.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hòa Nam, Phó Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ TB&XH) thì trên thực tế số vụ xâm hại bạo lực ngược đãi trẻ em còn cao hơn nhiều, bởi có rất nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố cáo đối tượng vi phạm vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng tới tương lai và sự phát triển của trẻ.
Trong đó, những địa phương xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em nhiều nhất trong thời gian qua như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Đăk Lăk, Tây Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang. Ngoài ra, tình trạng buôn bán trẻ em không dừng ở mức độ dụ dỗ, lừa đảo mà đã xuất hiện một số vụ đối tượng đột nhập vào nhà, đánh giết cha mẹ để chiếm đoạt trẻ em (xảy ra ở Hà Giang), hình thành các đường dây mua bán trẻ sơ sinh xuyên quốc gia để đem trẻ em ra nước ngoài buôn bán.
Cũng trong các năm 2006, 2007 và những tháng đầu năm 2008, các vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em liên tiếp được các ngành chức năng và quần chúng nhân dân phát hiện với những tình tiết vi phạm nghiêm trọng, gây "sốc" trong dư luận như trường hợp cháu Huỳnh Thị Ngọc Trâm, 10 tuổi học lớp 5, Trường tiểu học An Hiệp 2, huyện Châu Thành, Đồng Tháp bị thầy hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, công an xã dọa nạt, ép cung dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài.
Cháu Hồ Thị Bông, 9 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin từ sáng đến đêm, bị đánh đập dã man nếu không kiếm đủ 200.000đồng/ngày, thậm chí bị dội nước sôi vào người. Cháu Đỗ Ngọc Bảo Trâm, 18 tháng tuổi, trường mầm non tư thục Thiên Thơ, quận Phú Nhuận, TP.HCM bị cô giáo dùng băng dính bịt miệng, ngạt thở và tử vong. Các em nhỏ ở cơ sở trông giữ trẻ tổ 6, khu phố 3, phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, Đồng Nai bị người trông giữ Quảng Thị Kim Hoa quát mắng, đánh đập tàn nhẫn vào các giờ ăn...
Phải sớm có chế tài xử lý đích đáng
Theo ông Lê Kiến Thiết, Viện nghiên cứu thanh niên cho biết, thực tế trẻ em dù ở nông thôn hay thành thị cũng đều có nguy cơ bị xâm hại. Hiện tượng trẻ bị xâm hại tình dục, bị sao nhãng, suy dinh dưỡng và một số hiện tượng khác có thể có cả nông thôn lẫn thành thị.
Tuy nhiên, trẻ em nông thôn thường hay bị lạm dụng sức lao động hơn trẻ em thành thị và trẻ em thành thị thường bị kiểm soát, bị tước đoạt quyền tự do vui chơi và quyền tham gia nhiều lĩnh vực. Theo ông Đặng Hòa Nam, điểm yếu hiện nay là pháp luật nước ta chưa có những quy định đầy đủ, cụ thể về các hành vi và chế tài xử phạt đối tượng xâm hại trẻ em và bạo lực đối với trẻ em, nhất là xâm hại về mặt tinh thần.
Cho tới nay, công tác truyền thông, vận động giáo dục tư vấn bảo vệ trẻ em cũng chưa được quan tâm đầu tư kể cả nguồn lực, trí tuệ và sáng tạo nên chưa đủ sức đề kháng trước sự xâm nhập ồ ạt của làn sóng bạo lực, tình dục, do vậy những vụ việc xâm hại trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ TB & XH nhấn mạnh, mặc dù công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng như hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng đáng kể khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giảm dần tình trạng trẻ em lang thang...
Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị lạm dụng dưới nhiều hình thức, nhiều trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em, cần phải đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các gia đình, nhà trường và cả cộng đồng đối với công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời, cần phải tăng cường quản lý nhà nước cũng như sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương vào cuộc nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Theo SK&ĐS/TTO