[h=2]Cứ như thế, các 'thổ địa' cứ xem nghĩa trang như nhà của mình. Ăn uống, sinh hoạt, thậm chí, họ thản nhiên đi tiểu tiện ngay trên các ngôi mộ. Vì vậy, khắp nghĩa trang luôn có một mùi hôi khó chịu.[/h]
Quanh năm họ chỉ dựa vào nghĩa trang để mưu sinh, kiếm sống rồi mở những dịch vụ kinh doanh ngay trên những ngôi mộ của người đã khuất. Thậm chí, có người còn xem nghĩa trang là nhà, là nơi sinh hoạt và cũng là nơi để giải quyết nỗi buồn cá nhân. Những hoạt động ấy cứ “thản nhiên” tồn tại hết ngày này qua ngày khác.
Có người còn bảo: “Nhờ nghĩa trang mà cuộc sống khấm khá hơn”. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa được thành lập từ năm 1975. Đây là nghĩa trang chính, lớn nhất tại TP.HCM, ở phường Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Hiện nay, tại nghĩa trang có gần 100.000 người quá cố đang yên nghỉ và được phân làm 10 khu, mỗi khu có đến hàng ngàn bia mộ. Chính điều đó đã làm cho những người “chăm sóc” mộ ăn nên làm ra.
Chặn đường, đòi tiền
Trong vai một người đi thăm mộ, chúng tôi đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa, tại đây, chúng tôi được tiếp xúc với những người tự cho mình là “thổ địa”. Vừa vào khu nghĩa trang, chúng tôi được một người phụ nữ tầm 40 tuổi, đội nón lá, bịt mặt kín, chạy đến hỏi: “Thăm mộ hả em, mộ nào vậy để chị dẫn em tới? Chị ở đây lâu nên chỗ nào chị cũng biết”. Biết chúng tôi không có nhu cầu, người phụ nữ này lại chèo kéo:
“Em mua hương, mua hoa quả, vàng mã vào thắp nhang cho người thân đi, chị lấy rẻ cho. Ở đây là chốn linh thiêng, chị chỉ lấy giá gốc, không chặt chém đâu mà em sợ”. Khi hỏi giá thì người phụ nữ này “hét” là các loại có giá từ 50.000 đến 150.000 đồng. Bị chê đắt, người phụ nữ tỏ vẻ khó chịu, nói những lời khó nghe rồi vùng vằng đi nơi khác.
Đang hậm hực với chúng tôi, thấy ba người khác đến viếng mộ, người phụ nữ liền chạy đến hỏi: “Các chị đi viếng mộ phải không? Có mệt không? Em làm nghề canh mộ ở đây lâu rồi nên mộ nào cũng biết, các chị để em dẫn đi kẻo mất công”. Được khách đồng ý, người phụ nữ đưa nhang, hoa cúc vàng và vàng mã rồi dẫn thẳng khách đến ngôi mộ cần tìm. Khi thắp hương xong, người thăm mộ đưa cho người phụ nữ tờ 200.000 đồng
Ảnh minh họa
Người phụ nữ lại mồi chài: “Em ở đây thường xuyên nên hay được người thân nhờ chăm sóc, dọn dẹp, hương khói cho các ngôi mộ vào các ngày lễ Tết. Khi người thân đến, họ chỉ cần thắp hương rồi về. Nếu các chị cần, chỉ cần đưa em ít tiền thì em sẽ làm cho”. Người phụ nữ nói vừa dứt, người thăm mộ lại rút ra tờ 200.000 đồng đưa cho.
Đến khu khác, chúng tôi bị ba thanh niên đang nằm trên các ngôi mộ chặn lại hỏi như ra lệnh: “Đi thăm mộ hả em? Người thân tên gì, sinh năm bao nhiêu, mất năm nào?”. Thấy chúng tôi không muốn “sử dụng dịch vụ”, ba nam thanh niên lại chèo kéo: “Bọn anh làm nghề canh mộ lâu rồi. Nếu muốn vào thăm mộ nhanh và không bị lạc thì đưa ít tiền, bọn anh sẽ dẫn đến. Còn không thì tìm cả ngày trời cũng không ra”.
Chúng tôi hỏi: “Hình như ở đây có công nhân thường xuyên chăm mộ, ăn lương của nhà nước, sao các anh lại đòi tiền nữa?” thì ba thanh niên đe dọa: “Mẹ mày, muốn gì? Nói nhỏ nhẹ không nghe, lại muốn ăn đòn phải không?”. Khi chúng tôi bảo sẽ gọi công an và lực lượng bảo vệ nghĩa trang đến thì cả ba lẳng lặng bỏ đi.
Trao đổi cùng chúng tôi, cô N.T.L. (người dân sống gần nghĩa trang) cho biết, hiện nay khắp nghĩa trang có rất nhiều người đóng giả làm người chăm sóc mộ để đòi tiền của những người đi viếng mộ. Hằng ngày, họ cứ trông chừng xem có ai đi thăm mộ hay không để đưa ra những lời quảng cáo có cánh: “Tôi chăm sóc mộ ở đây lâu năm, mộ nào nằm ở đâu, tên gì… tôi đều biết”.
Vì vậy, những người đi thăm mộ nếu không muốn mất thời gian tìm kiếm mộ của người thân thì chỉ cần đưa tiền công, mua hương, mua hoa và đồ cúng với giá cắt cổ thì các “thổ địa” sẽ dẫn đi. Còn không muốn “thuê” thì phải biết cách từ chối khéo, nếu không sẽ bị làm phiền. “Tôi sống ở đây, phải chứng kiến những chuyện gây lộn giữa người đi viếng mộ với các “thổ địa” như cơm bữa.
Một lần có hai vợ chồng kia chở nhau đi thăm mộ, bị chúng kêu dẫn đi nhưng anh chồng từ chối. Vậy là chẳng biết thế nào, được một lúc anh chồng bị 3-4 thanh niên xúm lại đánh. Thế đó, chỉ cần người đi viếng không chịu sử dụng dịch vụ là chúng lại chửi bới, thậm chí kêu người đến đánh hội đồng”.
Hỏi những người dân sống xung quanh nghĩa trang và những người đi viếng mộ từng sử dụng dịch vụ của các “thổ địa” thì ai cũng lắc đầu. Người thì bảo là bọn nó chỉ lấy tiền, còn phần dọn dẹp, hương khói cho người đã khuất thì không làm. Người thì bảo rằng cho nhiều tiền còn đỡ, chứ cho ít lần sau đến viếng thì không bằng lần trước.
Phần mộ của người đã khuất bị chúng vứt rác, tiểu tiện lung tung. Bực là vậy nhưng bất cứ ai đến thăm mộ cũng phải cho tiền bọn chúng, ít thì vài chục ngàn, nhiều thì vài trăm ngàn đồng. “Hầu như ai cũng cho tiền chăm sóc mộ vì sợ mộ phần người thân họ bị xúc phạm và bị phóng uế lung tung”, một người cho biết.
Vậy nhưng, khi có được tiền thì chẳng ai chịu chăm sóc, hương khói cho người đã khuất. Chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ cho biết: “Ở đây chỉ có mấy người lớn tuổi là chịu lau chùi, nhổ cỏ cho các ngôi mộ, còn những người khác thì họ lâu lâu đến “thăm chơi” chút xíu rồi chờ người nhà đến để “xin” tiền chăm sóc”. Cũng theo chị Huệ cho biết các “thổ địa” lúc nào cũng có sẵn những bó hoa cúc vàng, nhang, đèn, một số tiền vàng mã để đáp ứng nhu cầu người đến thăm mộ nhưng nếu khách mua thì phải chịu giá cắt cổ.
Nghĩa trang là… “chùm khế ngọt”
Cô Trang - người đã có thâm niên hơn 20 năm bán nước mía gần khu vực nghĩa trang cho biết, khắp nghĩa trang luôn có bóng dáng các “thổ địa”, họ ngồi, nằm trên các ngôi mộ chờ khách đến thăm để kiếm tiền. Hằng ngày, họ cứ đến nghĩa trang nằm gác chân lên mộ nói chuyện, cười nói.
Có những nhóm người vào nghĩa trang tụ tập nhau nhậu nhẹt, đánh bài, hút chích quanh các ngôi mộ rồi trông chừng có người đến viếng mộ thì cả nhóm tản ra mồi chài. Cũng có người lợi dụng trong nghĩa trang có nhiều cây cỏ xanh tốt nên dẫn bò đến chăn nuôi.
Họ dựng chuồng ngay giữa nghĩa trang, thả bò đi ăn xung quanh những ngôi mộ có nhiều cây cỏ và khi rảnh thì làm nghề chăm mộ. Cứ như thế, các “thổ địa” cứ xem nghĩa trang như nhà của mình. Ăn uống, sinh hoạt, thậm chí, họ thản nhiên đi tiểu tiện ngay trên các ngôi mộ. Vì vậy, khắp nghĩa trang luôn có một mùi hôi khó chịu.
Còn chị Bích - người có thâm niên hơn chục năm sống với nghề chăm mộ cho biết, người có thân nhân an nghỉ tại đây đều có nhu cầu chăm sóc mộ phần người đã khuất. Người nghèo trả tiền theo từng đợt viếng. Người giàu thuê người chăm và trả tiền hằng tháng, tùy vào thỏa thuận nhưng khoảng từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng/mộ/tháng.
“Sộp” nhất là mộ gia đình giàu có nhưng ở xa hoặc thân nhân Việt kiều không có điều kiện thăm viếng. Những người đó không tiếc tiền, miễn sao mộ chí được chăm sóc chu đáo. Vợ chồng chị quản gần trăm ngôi mộ, cuộc sống ổn định dù không quá dư dật. “Thấy nghề dễ sống nên nhiều kẻ chen vào giành miếng ăn”, chị Bích tâm sự.
Trao đổi cùng chúng tôi, một quản lý tại nghĩa trang cho biết, hiện nay, nghĩa trang đã có một đội công nhân lo nhiệm vụ chăm sóc các ngôi mộ và hướng dẫn người đi viếng. Khi họ không nhớ phần mộ của người thân chỉ cần vào gặp quản lý sẽ có người dẫn đi.
Thế nhưng, hiện nay nghĩa trang rất rộng lớn, người đi viếng rất đông, nhất là vào các ngày lễ và cuối tuần, thế nên nhiều người, trong đó không ít kẻ nghiện ma túy đã vào nghĩa trang đóng giả nhân viên quản trang nhằm mục đích “vòi” tiền.
Hỏi tại sao sự việc lại không được dẹp bỏ hay có biện pháp gì ngăn chặn, người quản lý cho biết, nghĩa trang rộng lớn lại không có che chắn bên ngoài nên dẹp chỗ này lại xuất hiện chỗ khác. Đã có những trường hợp bị bắt nhưng không thể áp dụng luật để phạt, vì đa số những người đóng giả làm người chăm mộ là những con nghiện, cần tiền để hút chích.
Vì vậy, muốn dẹp tệ nạn thì chính quyền địa phương cần phải kết hợp với lực lượng bảo vệ nghĩa trang làm nghiêm. Hơn nữa, những người đi viếng mộ cần phải kiên định, không nên tin vào những lời có cánh của các “thổ địa” để làm tệ nạn càng trở nên trầm trọng hơn.
BTV
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Quanh năm họ chỉ dựa vào nghĩa trang để mưu sinh, kiếm sống rồi mở những dịch vụ kinh doanh ngay trên những ngôi mộ của người đã khuất. Thậm chí, có người còn xem nghĩa trang là nhà, là nơi sinh hoạt và cũng là nơi để giải quyết nỗi buồn cá nhân. Những hoạt động ấy cứ “thản nhiên” tồn tại hết ngày này qua ngày khác.
Có người còn bảo: “Nhờ nghĩa trang mà cuộc sống khấm khá hơn”. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa được thành lập từ năm 1975. Đây là nghĩa trang chính, lớn nhất tại TP.HCM, ở phường Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Hiện nay, tại nghĩa trang có gần 100.000 người quá cố đang yên nghỉ và được phân làm 10 khu, mỗi khu có đến hàng ngàn bia mộ. Chính điều đó đã làm cho những người “chăm sóc” mộ ăn nên làm ra.
Chặn đường, đòi tiền
Trong vai một người đi thăm mộ, chúng tôi đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa, tại đây, chúng tôi được tiếp xúc với những người tự cho mình là “thổ địa”. Vừa vào khu nghĩa trang, chúng tôi được một người phụ nữ tầm 40 tuổi, đội nón lá, bịt mặt kín, chạy đến hỏi: “Thăm mộ hả em, mộ nào vậy để chị dẫn em tới? Chị ở đây lâu nên chỗ nào chị cũng biết”. Biết chúng tôi không có nhu cầu, người phụ nữ này lại chèo kéo:
“Em mua hương, mua hoa quả, vàng mã vào thắp nhang cho người thân đi, chị lấy rẻ cho. Ở đây là chốn linh thiêng, chị chỉ lấy giá gốc, không chặt chém đâu mà em sợ”. Khi hỏi giá thì người phụ nữ này “hét” là các loại có giá từ 50.000 đến 150.000 đồng. Bị chê đắt, người phụ nữ tỏ vẻ khó chịu, nói những lời khó nghe rồi vùng vằng đi nơi khác.
Đang hậm hực với chúng tôi, thấy ba người khác đến viếng mộ, người phụ nữ liền chạy đến hỏi: “Các chị đi viếng mộ phải không? Có mệt không? Em làm nghề canh mộ ở đây lâu rồi nên mộ nào cũng biết, các chị để em dẫn đi kẻo mất công”. Được khách đồng ý, người phụ nữ đưa nhang, hoa cúc vàng và vàng mã rồi dẫn thẳng khách đến ngôi mộ cần tìm. Khi thắp hương xong, người thăm mộ đưa cho người phụ nữ tờ 200.000 đồng
Ảnh minh họa
Người phụ nữ lại mồi chài: “Em ở đây thường xuyên nên hay được người thân nhờ chăm sóc, dọn dẹp, hương khói cho các ngôi mộ vào các ngày lễ Tết. Khi người thân đến, họ chỉ cần thắp hương rồi về. Nếu các chị cần, chỉ cần đưa em ít tiền thì em sẽ làm cho”. Người phụ nữ nói vừa dứt, người thăm mộ lại rút ra tờ 200.000 đồng đưa cho.
Đến khu khác, chúng tôi bị ba thanh niên đang nằm trên các ngôi mộ chặn lại hỏi như ra lệnh: “Đi thăm mộ hả em? Người thân tên gì, sinh năm bao nhiêu, mất năm nào?”. Thấy chúng tôi không muốn “sử dụng dịch vụ”, ba nam thanh niên lại chèo kéo: “Bọn anh làm nghề canh mộ lâu rồi. Nếu muốn vào thăm mộ nhanh và không bị lạc thì đưa ít tiền, bọn anh sẽ dẫn đến. Còn không thì tìm cả ngày trời cũng không ra”.
Chúng tôi hỏi: “Hình như ở đây có công nhân thường xuyên chăm mộ, ăn lương của nhà nước, sao các anh lại đòi tiền nữa?” thì ba thanh niên đe dọa: “Mẹ mày, muốn gì? Nói nhỏ nhẹ không nghe, lại muốn ăn đòn phải không?”. Khi chúng tôi bảo sẽ gọi công an và lực lượng bảo vệ nghĩa trang đến thì cả ba lẳng lặng bỏ đi.
Trao đổi cùng chúng tôi, cô N.T.L. (người dân sống gần nghĩa trang) cho biết, hiện nay khắp nghĩa trang có rất nhiều người đóng giả làm người chăm sóc mộ để đòi tiền của những người đi viếng mộ. Hằng ngày, họ cứ trông chừng xem có ai đi thăm mộ hay không để đưa ra những lời quảng cáo có cánh: “Tôi chăm sóc mộ ở đây lâu năm, mộ nào nằm ở đâu, tên gì… tôi đều biết”.
Vì vậy, những người đi thăm mộ nếu không muốn mất thời gian tìm kiếm mộ của người thân thì chỉ cần đưa tiền công, mua hương, mua hoa và đồ cúng với giá cắt cổ thì các “thổ địa” sẽ dẫn đi. Còn không muốn “thuê” thì phải biết cách từ chối khéo, nếu không sẽ bị làm phiền. “Tôi sống ở đây, phải chứng kiến những chuyện gây lộn giữa người đi viếng mộ với các “thổ địa” như cơm bữa.
Một lần có hai vợ chồng kia chở nhau đi thăm mộ, bị chúng kêu dẫn đi nhưng anh chồng từ chối. Vậy là chẳng biết thế nào, được một lúc anh chồng bị 3-4 thanh niên xúm lại đánh. Thế đó, chỉ cần người đi viếng không chịu sử dụng dịch vụ là chúng lại chửi bới, thậm chí kêu người đến đánh hội đồng”.
Hỏi những người dân sống xung quanh nghĩa trang và những người đi viếng mộ từng sử dụng dịch vụ của các “thổ địa” thì ai cũng lắc đầu. Người thì bảo là bọn nó chỉ lấy tiền, còn phần dọn dẹp, hương khói cho người đã khuất thì không làm. Người thì bảo rằng cho nhiều tiền còn đỡ, chứ cho ít lần sau đến viếng thì không bằng lần trước.
Phần mộ của người đã khuất bị chúng vứt rác, tiểu tiện lung tung. Bực là vậy nhưng bất cứ ai đến thăm mộ cũng phải cho tiền bọn chúng, ít thì vài chục ngàn, nhiều thì vài trăm ngàn đồng. “Hầu như ai cũng cho tiền chăm sóc mộ vì sợ mộ phần người thân họ bị xúc phạm và bị phóng uế lung tung”, một người cho biết.
Vậy nhưng, khi có được tiền thì chẳng ai chịu chăm sóc, hương khói cho người đã khuất. Chị Nguyễn Thị Ngọc Huệ cho biết: “Ở đây chỉ có mấy người lớn tuổi là chịu lau chùi, nhổ cỏ cho các ngôi mộ, còn những người khác thì họ lâu lâu đến “thăm chơi” chút xíu rồi chờ người nhà đến để “xin” tiền chăm sóc”. Cũng theo chị Huệ cho biết các “thổ địa” lúc nào cũng có sẵn những bó hoa cúc vàng, nhang, đèn, một số tiền vàng mã để đáp ứng nhu cầu người đến thăm mộ nhưng nếu khách mua thì phải chịu giá cắt cổ.
Nghĩa trang là… “chùm khế ngọt”
Cô Trang - người đã có thâm niên hơn 20 năm bán nước mía gần khu vực nghĩa trang cho biết, khắp nghĩa trang luôn có bóng dáng các “thổ địa”, họ ngồi, nằm trên các ngôi mộ chờ khách đến thăm để kiếm tiền. Hằng ngày, họ cứ đến nghĩa trang nằm gác chân lên mộ nói chuyện, cười nói.
Có những nhóm người vào nghĩa trang tụ tập nhau nhậu nhẹt, đánh bài, hút chích quanh các ngôi mộ rồi trông chừng có người đến viếng mộ thì cả nhóm tản ra mồi chài. Cũng có người lợi dụng trong nghĩa trang có nhiều cây cỏ xanh tốt nên dẫn bò đến chăn nuôi.
Họ dựng chuồng ngay giữa nghĩa trang, thả bò đi ăn xung quanh những ngôi mộ có nhiều cây cỏ và khi rảnh thì làm nghề chăm mộ. Cứ như thế, các “thổ địa” cứ xem nghĩa trang như nhà của mình. Ăn uống, sinh hoạt, thậm chí, họ thản nhiên đi tiểu tiện ngay trên các ngôi mộ. Vì vậy, khắp nghĩa trang luôn có một mùi hôi khó chịu.
Còn chị Bích - người có thâm niên hơn chục năm sống với nghề chăm mộ cho biết, người có thân nhân an nghỉ tại đây đều có nhu cầu chăm sóc mộ phần người đã khuất. Người nghèo trả tiền theo từng đợt viếng. Người giàu thuê người chăm và trả tiền hằng tháng, tùy vào thỏa thuận nhưng khoảng từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng/mộ/tháng.
“Sộp” nhất là mộ gia đình giàu có nhưng ở xa hoặc thân nhân Việt kiều không có điều kiện thăm viếng. Những người đó không tiếc tiền, miễn sao mộ chí được chăm sóc chu đáo. Vợ chồng chị quản gần trăm ngôi mộ, cuộc sống ổn định dù không quá dư dật. “Thấy nghề dễ sống nên nhiều kẻ chen vào giành miếng ăn”, chị Bích tâm sự.
Trao đổi cùng chúng tôi, một quản lý tại nghĩa trang cho biết, hiện nay, nghĩa trang đã có một đội công nhân lo nhiệm vụ chăm sóc các ngôi mộ và hướng dẫn người đi viếng. Khi họ không nhớ phần mộ của người thân chỉ cần vào gặp quản lý sẽ có người dẫn đi.
Thế nhưng, hiện nay nghĩa trang rất rộng lớn, người đi viếng rất đông, nhất là vào các ngày lễ và cuối tuần, thế nên nhiều người, trong đó không ít kẻ nghiện ma túy đã vào nghĩa trang đóng giả nhân viên quản trang nhằm mục đích “vòi” tiền.
Hỏi tại sao sự việc lại không được dẹp bỏ hay có biện pháp gì ngăn chặn, người quản lý cho biết, nghĩa trang rộng lớn lại không có che chắn bên ngoài nên dẹp chỗ này lại xuất hiện chỗ khác. Đã có những trường hợp bị bắt nhưng không thể áp dụng luật để phạt, vì đa số những người đóng giả làm người chăm mộ là những con nghiện, cần tiền để hút chích.
Vì vậy, muốn dẹp tệ nạn thì chính quyền địa phương cần phải kết hợp với lực lượng bảo vệ nghĩa trang làm nghiêm. Hơn nữa, những người đi viếng mộ cần phải kiên định, không nên tin vào những lời có cánh của các “thổ địa” để làm tệ nạn càng trở nên trầm trọng hơn.
BTV
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn