[h=2]Là người đầu tiên khởi xướng thú chơi tiền cổ ở Việt Nam và cũng là người đầu tiên theo đuổi thú chơi này một cách bài bản, ông Nguyễn Văn Thạo (SN 1966), người Bắc Ninh hiện nay nắm giữ trong tay một số lượng tiền cổ khổng lồ, khoảng 5 - 6 tấn tiền.[/h]
Trong số đó, có hơn 200 loại tiền giấy, gần 400 loại tiền xu của Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời Đinh Bộ Lĩnh tập hợp mười hai sứ quân và xưng vương khẳng định chủ quyền đất nước năm 968 cho đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay. Ngoài ra, ông còn lưu giữ một lượng tiền lớn của nước ngoài xuất hiện ở nước ta từ thời nhà Tần, khoảng gần 2000 năm trước.
Mỗi đồng tiền mang trên mình hình ảnh của đất nước trong cả một triều đại. Vậy mà có những lúc nó bị người ta đem bán đồng nát, bị phá hủy một cách xót xa. Người ta nói tiền là bạc, nhưng tôi nghĩ chính con người mới bạc. Ngày hôm qua có thể vì một tờ 500 nghìn mà con người tranh giành, cướp bóc, thậm chí giết người, đi tù, nhưng nếu ngày mai có sự thay đổi trong chính sách thì ngay lập tức, nó trở nên vô giá trị. Người ta lại sẵn sàng giẫm nát, bước qua nó. Đó là cái bạc của người đời...
Không dễ trở thành một người chơi bài bản
Ngôi nhà riêng của ông Thạo có một sức hút đặc biệt đối với mọi người ngay từ lần đầu tiên bước vào. Đó là một ngôi nhà được trang trí hoàn toàn bằng các loại tiền. Từ những tờ tiền giấy cũ kỹ mộc mạc, họa tiết khác lạ, cho đến những chum tiền xu được bê nguyên từ dưới đất lên. Có cả những khung ảnh lớn, ông tự tay bố trí các loại tiền theo một trật tự và ý nghĩa nhất định để tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà.
Cách đây gần ba mươi năm, ông là một "kẻ độc hành", rất cô đơn trên con đường sưu tập tiền cổ. Ngày nay, nhiều người đã bước vào với thế giới tiền cổ tiếp sau ông, trân trọng và đồng cảm với những giá trị lịch sử thông qua đồng tiền cổ như cách mà ông đã và đang làm. Nhưng để được gọi là một người chơi bài bản đích thực thì rất hiếm. Những người có trong tay vài tạ tiền cổ rất nhiều. Nhưng để có được đầy đủ các loại tiền của các triều đại xuyên suốt chiều dài lịch sử, không bị bỏ sót, đứt quãng thì phải có đam mê và một cái duyên nhất định với những đồng tiền tưởng vô tri vô giác.
Ông Nguyễn Văn Thạo bên những tài sản vô giá của mình. Ảnh Dương Thu
Ông quan niệm, mỗi đồng tiền biểu trưng cho một ông vua và mỗi ông vua là một triều đại. Vì hầu như vị vua nào cũng muốn khẳng định chủ quyền đất nước và quyền uy của mình bằng cách khắc niên hiệu, ghi tên hoặc hình ảnh của mình trên đồng tiền đó. Trong kho tiền cổ khổng lồ của ông, đồng tiền cổ nhất là cuối đời nhà Tần, cách đây hơn 2.000 năm. Đồng tiền Việt Nam đầu tiên mà ông sở hữu được là đồng Thái Bình Hưng Bảo thời Đinh Tiên Hoàng. Đó cũng là lần đầu tiên nước ta có đồng tiền riêng in hình vua và quốc hiệu đất nước để khẳng định chủ quyền.
Đam mê nảy sinh từ cuộc sống nghèo khó
Ông Thạo chia sẻ: "Có lẽ vì tôi sinh ra trong khó khăn, gia đình nghèo nên sự đam mê đối với đồng tiền đã ngấm vào trong máu. Hồi nhỏ, tôi nhớ năm đó mình 8, 9 tuổi, một lần đi chơi, tôi đã bắt được tờ một đồng màu đỏ của năm 1958. Khi cầm lên, tôi vẫn còn nhớ nguyên cảm giác run bần bật lúc đó vì sinh ra trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, tôi chưa bao giờ cầm trên tay tờ tiền mệnh giá to đến thế. Bình thường, tôi chỉ được cha mẹ cho tiêu tiền hào, tiền xu. Tôi mang tiền về nhà giấu đi, thỉnh thoảng giở ra xem và bắt đầu có ý niệm về đồng tiền".
Một ấn tượng khác rất sâu đậm mà đến bây giờ ông Thạo không thể quên, đó là khoảng thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước khi Nhà nước có chính sách đổi tiền. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được đổi một số tiền nhất định, nếu gửi người khác đổi hộ cũng sợ lộ và bị quy kết là giàu có. Vì thế, tiền không đổi được họ phải tự tay vứt đi vì nó không còn giá trị sử dụng. Thậm chí, người ta phải vứt tiền một cách lén lút vì sợ người khác nhìn thấy. "Tôi nhớ mình đã vớt được một bao tải tiền của ai đó vứt ở đầu cầu. Cảm giác rất sung sướng và hí hửng đem tiền về khoe bố mẹ, nghĩ rằng nhà mình sẽ giàu to. Thế nhưng khi mang về nhà, tôi ngớ người khi biết đồng tiền đó không còn giá trị sử dụng. Tôi đã giữ bao tiền đó rất lâu và nghĩ nhiều đến những giá trị của đồng tiền. Tại sao mới ngày hôm qua, những đồng tiền vẫn còn hết sức có giá trị mà chỉ qua một đêm đã thành vô nghĩa. Người ta vứt tiền đi như vứt rác, thậm chí rác đó phải lén lút, giấu giếm mới dám vứt. Đó là một dấu ấn riêng trong suy nghĩ khiến tôi có ý định lưu giữ lại những đồng tiền của ngày hôm qua. Cuộc sống rất khó khăn, đồng tiền luôn phải có một vị trí và giá trị xứng đáng".
Tuy nhiên, để sưu tập một cách bài bản thì tới những năm 1993 - 1994, khi đi ngang qua hàng phế liệu tìm mua những vật dụng cần thiết cho mình, không chủ đích mua tiền nhưng ông đã thấy người ta đem bán đồng nát một thau tiền cổ. Những đồng tiền xu có in chữ Hán rất thô sơ mà cuốn hút ông một cách kỳ lạ. Ông đã bỏ mấy chục nghìn để mua về nhà một thau tiền xu, mỗi cân tiền xu có giá mười tám nghìn đồng. Ai cũng cho ông là gàn dở vì mang về nhà đống kim loại vụn vặt. Nhưng riêng ông lại thấy xót xa và đau lòng khi nghĩ rằng ở một thời điểm nào đó, bằng ấy cân tiền xu người ta có thể sở hữu rất nhiều thứ mình thích, nhưng giờ chỉ bán đồng nát với cái giá bèo bọt. Nếu không mua về, không giữ lại, ông sẽ tiếc và giận chính bản thân mình.
Cách đây vài chục năm, ông quen với việc người ta gọi mình là kẻ hâm vì mải miết chơi tiền cổ. Ông trở nên bơ vơ giữa muôn người. Nhiều khi vợ ông cũng giận dỗi vì chồng đi xa "ăn ngủ với tiền cổ". Thế nhưng một thời gian sau đó, hiểu niềm đam mê của chồng, bà động viên và giúp ông vượt qua mọi dư luận không hay. Cho đến bây giờ, có rất nhiều học sinh cấp ba cũng ham mê thu thập tiền cổ, tìm đến nhà ông nhờ tư vấn. Ông tự cảm thấy đời thật công bằng khi đã trả lại cho đồng tiền những giá trị đích thực của nó.
Dương Thu
Trong số đó, có hơn 200 loại tiền giấy, gần 400 loại tiền xu của Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời Đinh Bộ Lĩnh tập hợp mười hai sứ quân và xưng vương khẳng định chủ quyền đất nước năm 968 cho đến thời đại Hồ Chí Minh ngày nay. Ngoài ra, ông còn lưu giữ một lượng tiền lớn của nước ngoài xuất hiện ở nước ta từ thời nhà Tần, khoảng gần 2000 năm trước.
Mỗi đồng tiền mang trên mình hình ảnh của đất nước trong cả một triều đại. Vậy mà có những lúc nó bị người ta đem bán đồng nát, bị phá hủy một cách xót xa. Người ta nói tiền là bạc, nhưng tôi nghĩ chính con người mới bạc. Ngày hôm qua có thể vì một tờ 500 nghìn mà con người tranh giành, cướp bóc, thậm chí giết người, đi tù, nhưng nếu ngày mai có sự thay đổi trong chính sách thì ngay lập tức, nó trở nên vô giá trị. Người ta lại sẵn sàng giẫm nát, bước qua nó. Đó là cái bạc của người đời...
Không dễ trở thành một người chơi bài bản
Ngôi nhà riêng của ông Thạo có một sức hút đặc biệt đối với mọi người ngay từ lần đầu tiên bước vào. Đó là một ngôi nhà được trang trí hoàn toàn bằng các loại tiền. Từ những tờ tiền giấy cũ kỹ mộc mạc, họa tiết khác lạ, cho đến những chum tiền xu được bê nguyên từ dưới đất lên. Có cả những khung ảnh lớn, ông tự tay bố trí các loại tiền theo một trật tự và ý nghĩa nhất định để tạo điểm nhấn cho không gian ngôi nhà.
Cách đây gần ba mươi năm, ông là một "kẻ độc hành", rất cô đơn trên con đường sưu tập tiền cổ. Ngày nay, nhiều người đã bước vào với thế giới tiền cổ tiếp sau ông, trân trọng và đồng cảm với những giá trị lịch sử thông qua đồng tiền cổ như cách mà ông đã và đang làm. Nhưng để được gọi là một người chơi bài bản đích thực thì rất hiếm. Những người có trong tay vài tạ tiền cổ rất nhiều. Nhưng để có được đầy đủ các loại tiền của các triều đại xuyên suốt chiều dài lịch sử, không bị bỏ sót, đứt quãng thì phải có đam mê và một cái duyên nhất định với những đồng tiền tưởng vô tri vô giác.
Ông Nguyễn Văn Thạo bên những tài sản vô giá của mình. Ảnh Dương Thu
Ông quan niệm, mỗi đồng tiền biểu trưng cho một ông vua và mỗi ông vua là một triều đại. Vì hầu như vị vua nào cũng muốn khẳng định chủ quyền đất nước và quyền uy của mình bằng cách khắc niên hiệu, ghi tên hoặc hình ảnh của mình trên đồng tiền đó. Trong kho tiền cổ khổng lồ của ông, đồng tiền cổ nhất là cuối đời nhà Tần, cách đây hơn 2.000 năm. Đồng tiền Việt Nam đầu tiên mà ông sở hữu được là đồng Thái Bình Hưng Bảo thời Đinh Tiên Hoàng. Đó cũng là lần đầu tiên nước ta có đồng tiền riêng in hình vua và quốc hiệu đất nước để khẳng định chủ quyền.
Đam mê nảy sinh từ cuộc sống nghèo khó
Ông Thạo chia sẻ: "Có lẽ vì tôi sinh ra trong khó khăn, gia đình nghèo nên sự đam mê đối với đồng tiền đã ngấm vào trong máu. Hồi nhỏ, tôi nhớ năm đó mình 8, 9 tuổi, một lần đi chơi, tôi đã bắt được tờ một đồng màu đỏ của năm 1958. Khi cầm lên, tôi vẫn còn nhớ nguyên cảm giác run bần bật lúc đó vì sinh ra trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, tôi chưa bao giờ cầm trên tay tờ tiền mệnh giá to đến thế. Bình thường, tôi chỉ được cha mẹ cho tiêu tiền hào, tiền xu. Tôi mang tiền về nhà giấu đi, thỉnh thoảng giở ra xem và bắt đầu có ý niệm về đồng tiền".
Một ấn tượng khác rất sâu đậm mà đến bây giờ ông Thạo không thể quên, đó là khoảng thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước khi Nhà nước có chính sách đổi tiền. Theo quy định, mỗi gia đình chỉ được đổi một số tiền nhất định, nếu gửi người khác đổi hộ cũng sợ lộ và bị quy kết là giàu có. Vì thế, tiền không đổi được họ phải tự tay vứt đi vì nó không còn giá trị sử dụng. Thậm chí, người ta phải vứt tiền một cách lén lút vì sợ người khác nhìn thấy. "Tôi nhớ mình đã vớt được một bao tải tiền của ai đó vứt ở đầu cầu. Cảm giác rất sung sướng và hí hửng đem tiền về khoe bố mẹ, nghĩ rằng nhà mình sẽ giàu to. Thế nhưng khi mang về nhà, tôi ngớ người khi biết đồng tiền đó không còn giá trị sử dụng. Tôi đã giữ bao tiền đó rất lâu và nghĩ nhiều đến những giá trị của đồng tiền. Tại sao mới ngày hôm qua, những đồng tiền vẫn còn hết sức có giá trị mà chỉ qua một đêm đã thành vô nghĩa. Người ta vứt tiền đi như vứt rác, thậm chí rác đó phải lén lút, giấu giếm mới dám vứt. Đó là một dấu ấn riêng trong suy nghĩ khiến tôi có ý định lưu giữ lại những đồng tiền của ngày hôm qua. Cuộc sống rất khó khăn, đồng tiền luôn phải có một vị trí và giá trị xứng đáng".
Tuy nhiên, để sưu tập một cách bài bản thì tới những năm 1993 - 1994, khi đi ngang qua hàng phế liệu tìm mua những vật dụng cần thiết cho mình, không chủ đích mua tiền nhưng ông đã thấy người ta đem bán đồng nát một thau tiền cổ. Những đồng tiền xu có in chữ Hán rất thô sơ mà cuốn hút ông một cách kỳ lạ. Ông đã bỏ mấy chục nghìn để mua về nhà một thau tiền xu, mỗi cân tiền xu có giá mười tám nghìn đồng. Ai cũng cho ông là gàn dở vì mang về nhà đống kim loại vụn vặt. Nhưng riêng ông lại thấy xót xa và đau lòng khi nghĩ rằng ở một thời điểm nào đó, bằng ấy cân tiền xu người ta có thể sở hữu rất nhiều thứ mình thích, nhưng giờ chỉ bán đồng nát với cái giá bèo bọt. Nếu không mua về, không giữ lại, ông sẽ tiếc và giận chính bản thân mình.
Cách đây vài chục năm, ông quen với việc người ta gọi mình là kẻ hâm vì mải miết chơi tiền cổ. Ông trở nên bơ vơ giữa muôn người. Nhiều khi vợ ông cũng giận dỗi vì chồng đi xa "ăn ngủ với tiền cổ". Thế nhưng một thời gian sau đó, hiểu niềm đam mê của chồng, bà động viên và giúp ông vượt qua mọi dư luận không hay. Cho đến bây giờ, có rất nhiều học sinh cấp ba cũng ham mê thu thập tiền cổ, tìm đến nhà ông nhờ tư vấn. Ông tự cảm thấy đời thật công bằng khi đã trả lại cho đồng tiền những giá trị đích thực của nó.
Mong muốn kết nối quá khứ với hiện tại, tương laiThực ra con người bây giờ ngoài những ồn ào huyên náo bộn bề công việc, ít ai dành thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ về ngày hôm qua. Tôi nghĩ rằng sau mọi thành công của mỗi người thì bao giờ cũng ghi dấu của ngày hôm trước như những bậc cầu thang vậy. Con người bây giờ ít khi nghĩ lại, ít khi nghĩ mình đã bước qua những bậc cầu thang ấy. Tôi chỉ muốn kết nối ngày hôm qua và ngày hôm nay lại, mình được hưởng nền văn minh này là mình may mắn. |