Sùng Thị Lỳ, con phó bản Pó Ngần xã Khâu Vai đã đến tuổi 16, khỏe mạnh, lay láy mắt nai nhưng suốt ngày ủ rũ cũng bởi ám ảnh của những chiếc răng vàng.
Về đến dốc nhà mình, nhìn thấy người quen, Lỳ hớn hở khoe nụ cười lấp lánh. Không ngờ, hai môi chưa kịp khép vào nhau, một chiếc răng vàng đã... rời hàm rụng xuống.
12 trưởng bản ở Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) một chữ bẻ đôi cũng không biết, ký tên cũng điểm chỉ, cầm tờ báo nếu không có hình cũng cầm ngược, treo lịch trên tường cũng không luận nổi thứ, ngày tháng. Nhiều trưởng bản ở Lũng Pù và nhiều xã khác ở Mèo Vạc cũng không biết chữ, không biết nói tiếng Kinh như vậy. Người đứng đầu còn thế, chứ không nói dân thường.
Dù nghèo đói, song ai cũng cố bọc răng vàng.
Người Mông còn nghèo, nhiều hộ đói. Như hôm tôi ở Há Tỏ Sò chứng kiến vợ chồng Vừ Mí Già đang ôm đứa con đỏ hỏn chừng vài tháng tuổi, ăn mèn mèn (bột ngô hấp) không có canh rau mà chỉ chan với nước lã mới múc từ sông Nho Quế về. Hay vợ chồng Sùng Mí Pó, có 2 con nhỏ ở bản Pó Ngần, đi chợ phiên về chỉ mua nổi gói mì chính 3.000 đồng là hết tiền, mấy tháng không mua nổi dầu thắp, đến nỗi cái đèn dầu mạng nhện giăng đầy, cả buổi chỉ chong chóng ăn cơm thật sớm rồi lên giường đi ngủ như con gà.
Nhà tuy chật, nhưng tấm lòng đồng bào Mông không bao giờ chật. Tối đó tôi ngủ ở nhà Vừ Sính Mua ở bản Pắc Cạm, xã Khâu Vai. Buổi tối, bà Lầu Thị Mo - vợ ông sau khi dọn dẹp chiếc giường một hồi, gấp chăn màn gọn ghẽ, rót từ trong chiếc ấm đang sôi sùng sục trên bếp lửa ra ít nước vào một cái chậu nhôm cho tôi ngâm chân cho đỡ mỏi.
Răng vàng của một thanh niên ở bản Pắc Cạm xã Khâu Vai.
Sáng ra bà lọ mọ rót nước nóng cho tôi rửa mặt, bưng đến tận gần giường. Với người Mông, nước rất quý. Trong mỗi nhà người Mông vào mùa khô bao giờ cũng mất một lao động chủ lực để chuyên đi bộ mươi mười lăm cây số gùi một can nước 20 lít về dùng cho cả gia đình, gà lợn, trâu bò, chó mèo uống.
Hôm trước đến nhà vào buổi tối, tôi không để ý, nhưng sáng ra, khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi xuống cửa, ngồi uống nước, bất ngờ tôi thấy cái gì lấp lóe, phản quang như kim cương, như thủy tinh ở... cửa miệng ông Vừ Sính Mua.
Thì ra ông Mua cắm tới 6 chiếc răng vàng. Răng vàng là trang sức làm cho người Mông cả gái, lẫn trai, cả già lẫn trẻ mê hơn điếu đổ.
Đa số ai cũng cố gắng cắm vài chiếc răng mạ vàng làm duyên. Nhiều người răng đang trắng nõn nà cũng bắt kịp phong trào cắm cả hàm răng vàng cho đẹp.
Bộ răng vàng 6 cái của ông Vừ Sính Mua.
Xưa, bịt “răng vàng” bằng vàng thật. Răng vàng khi đó là biểu tượng của sự quyền uy, phú quý, là lá bùa thiêng xua hoang thú, ma rừng.
Tục truyền, con người con thú thuở hồng hoang cũng giống nhau, săn đuổi nhau, gặp nhau bất ngờ vẫn thường… nhe răng thủ thế rồi lao vào nhau, mà phần đa cuộc chiến tàn khốc ấy, thú vật thắng. Người Mông mới nghĩ ra một cách là bịt răng vàng để cho răng người khác răng thú, cho hễ nhe ra là thú rừng cong đuôi chạy.
Nay, vàng bịt răng là loại hợp kim xôm xốp, óng ánh được cất ở thủ đô về với số lượng… nhiều bao tải, giá chỉ khoảng 300-500.000đ/kg tùy chất lượng.
Một cân hợp kim đó, bọc được vài trăm cái răng. Con gái Mông ngực mới nhu nhú lớn sau áo, mới biết mê mải nghe tiếng khèn ngoài chợ phiên đến quên cả cục sợi lanh đang tước trên tay, đã biết thèm cái răng vàng làm duyên với trai bản.
Sùng Thị Lỳ và hai chiếc răng vàng được đổi bằng một con lợn tạ.
Người già cả đời cắm mặt tra hạt ngô vào hõm đá, xơ xước tay chân xếp hàng trăm hàng rào đá giữ đất cho nương, cần mẫn như con rùa bên cối đá xay ngô làm mèn mén. Mệt nhọc, khổ đau nhiều như đá tai mèo miền biên ải, họ cũng muốn cắm răng vàng cho thỏa thuê cái ước mơ làm đẹp thủơ thiếu thời.
Người trung niên, con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng muốn cắm răng vàng cho đẹp mặt với thông gia, hàng xóm, muốn đưa ra một thông điệp rành rành bằng nụ cười vàng chóe rằng kinh tế nhà mình không đến nỗi.
Tất cả những thói quen đó đã khiến cho việc trồng răng vàng rất thịnh ở thị trấn Mèo Vạc, nó át tất cả các dịch vụ nha khoa khác. Người ta có thể chịu đựng cái răng sâu hành hạ vài năm, chịu cảnh răng sún, răng sứt cả đời, nhưng nhiều người không thể chấp nhận cảnh bộ nhai không có thứ kim loại lấp lánh huyền hoặc kia.
Giá trồng răng dao động từ 30-50.000đ một chiếc loại thường và vài trăm ngàn một chiếc loại đặc biệt. Nam thanh, nữ tú đến tuổi cập kê không có răng vàng, nhiều khi xấu hổ không dám cười với người lạ, đi chợ cũng bẽn lẽn, rụt rè như con don, con dúi trong bụi cây nứa, bụi chít chẳng dám ngẩng đầu.
Có răng vàng, thế là Lỳ lại thoải mái cười đùa.
Sùng Thị Lỳ, con phó bản Pó Ngần xã Khâu Vai đã đến tuổi 16, khỏe mạnh, lay láy mắt nai nhưng suốt ngày ủ rũ cũng bởi ám ảnh của những chiếc răng vàng.
Lỳ đã lớn, rất thích có răng vàng làm duyên giống mẹ già mình. Bà có tới 6 cái, mình không có cái nào thì buồn tủi lắm lắm. Nằn nì, xin xỏ mãi, Lỳ mới xin mẹ già cho tiền đi cắm mấy chiếc răng vàng ở thị trấn với giá 50.000đ/cái.
Về đến dốc nhà mình, nhìn thấy người quen, Lỳ hớn hở khoe nụ cười lấp lánh. Không ngờ, hai môi chưa kịp khép vào nhau, một chiếc răng vàng đã rời hàm rụng xuống.
Đến bữa ăn hôm sau, mới khe khẽ nhai có mấy môi mèn mén, chiếc răng vàng còn lại trong mồm Lỳ cũng rớt ngay xuống nền nhà, lấm lem đất cát.
Tiếc của đến đứt ruột nhưng đã đành, tiền nào của nấy. Răng vàng hạng phổ thông vốn bám yếu, thợ làm ẩu có khi rơi rụng bất kỳ lúc nào cười, lúc nào ăn.
Lỳ cầm mấy chiếc răng rơi ra khóc mãi. Đến mấy tháng sau, khi mẹ già nuôi được con lợn tạ, bán đi cho con gái tiền xuống thị trấn cắm đôi răng giả loại thượng hạng với giá 300.000đ/chiếc. Nước mạ vàng rất bóng, cái chân răng bám chắc hơn cả đôi tay con trai bản lúc tìm bạn tình giữa phiên chợ.
Có răng vàng, thế là Lỳ lại thoải mái cười đùa, lại tung tẩy đi chợ với chúng bạn, lại khe khẽ hát những điệu hát gọi tình mỗi khi vắng người.
Theo VTC
Về đến dốc nhà mình, nhìn thấy người quen, Lỳ hớn hở khoe nụ cười lấp lánh. Không ngờ, hai môi chưa kịp khép vào nhau, một chiếc răng vàng đã... rời hàm rụng xuống.
12 trưởng bản ở Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) một chữ bẻ đôi cũng không biết, ký tên cũng điểm chỉ, cầm tờ báo nếu không có hình cũng cầm ngược, treo lịch trên tường cũng không luận nổi thứ, ngày tháng. Nhiều trưởng bản ở Lũng Pù và nhiều xã khác ở Mèo Vạc cũng không biết chữ, không biết nói tiếng Kinh như vậy. Người đứng đầu còn thế, chứ không nói dân thường.
Dù nghèo đói, song ai cũng cố bọc răng vàng.
Người Mông còn nghèo, nhiều hộ đói. Như hôm tôi ở Há Tỏ Sò chứng kiến vợ chồng Vừ Mí Già đang ôm đứa con đỏ hỏn chừng vài tháng tuổi, ăn mèn mèn (bột ngô hấp) không có canh rau mà chỉ chan với nước lã mới múc từ sông Nho Quế về. Hay vợ chồng Sùng Mí Pó, có 2 con nhỏ ở bản Pó Ngần, đi chợ phiên về chỉ mua nổi gói mì chính 3.000 đồng là hết tiền, mấy tháng không mua nổi dầu thắp, đến nỗi cái đèn dầu mạng nhện giăng đầy, cả buổi chỉ chong chóng ăn cơm thật sớm rồi lên giường đi ngủ như con gà.
Nhà tuy chật, nhưng tấm lòng đồng bào Mông không bao giờ chật. Tối đó tôi ngủ ở nhà Vừ Sính Mua ở bản Pắc Cạm, xã Khâu Vai. Buổi tối, bà Lầu Thị Mo - vợ ông sau khi dọn dẹp chiếc giường một hồi, gấp chăn màn gọn ghẽ, rót từ trong chiếc ấm đang sôi sùng sục trên bếp lửa ra ít nước vào một cái chậu nhôm cho tôi ngâm chân cho đỡ mỏi.
Răng vàng của một thanh niên ở bản Pắc Cạm xã Khâu Vai.
Sáng ra bà lọ mọ rót nước nóng cho tôi rửa mặt, bưng đến tận gần giường. Với người Mông, nước rất quý. Trong mỗi nhà người Mông vào mùa khô bao giờ cũng mất một lao động chủ lực để chuyên đi bộ mươi mười lăm cây số gùi một can nước 20 lít về dùng cho cả gia đình, gà lợn, trâu bò, chó mèo uống.
Hôm trước đến nhà vào buổi tối, tôi không để ý, nhưng sáng ra, khi những tia nắng đầu tiên chiếu rọi xuống cửa, ngồi uống nước, bất ngờ tôi thấy cái gì lấp lóe, phản quang như kim cương, như thủy tinh ở... cửa miệng ông Vừ Sính Mua.
Thì ra ông Mua cắm tới 6 chiếc răng vàng. Răng vàng là trang sức làm cho người Mông cả gái, lẫn trai, cả già lẫn trẻ mê hơn điếu đổ.
Đa số ai cũng cố gắng cắm vài chiếc răng mạ vàng làm duyên. Nhiều người răng đang trắng nõn nà cũng bắt kịp phong trào cắm cả hàm răng vàng cho đẹp.
Bộ răng vàng 6 cái của ông Vừ Sính Mua.
Xưa, bịt “răng vàng” bằng vàng thật. Răng vàng khi đó là biểu tượng của sự quyền uy, phú quý, là lá bùa thiêng xua hoang thú, ma rừng.
Tục truyền, con người con thú thuở hồng hoang cũng giống nhau, săn đuổi nhau, gặp nhau bất ngờ vẫn thường… nhe răng thủ thế rồi lao vào nhau, mà phần đa cuộc chiến tàn khốc ấy, thú vật thắng. Người Mông mới nghĩ ra một cách là bịt răng vàng để cho răng người khác răng thú, cho hễ nhe ra là thú rừng cong đuôi chạy.
Nay, vàng bịt răng là loại hợp kim xôm xốp, óng ánh được cất ở thủ đô về với số lượng… nhiều bao tải, giá chỉ khoảng 300-500.000đ/kg tùy chất lượng.
Một cân hợp kim đó, bọc được vài trăm cái răng. Con gái Mông ngực mới nhu nhú lớn sau áo, mới biết mê mải nghe tiếng khèn ngoài chợ phiên đến quên cả cục sợi lanh đang tước trên tay, đã biết thèm cái răng vàng làm duyên với trai bản.
Sùng Thị Lỳ và hai chiếc răng vàng được đổi bằng một con lợn tạ.
Người già cả đời cắm mặt tra hạt ngô vào hõm đá, xơ xước tay chân xếp hàng trăm hàng rào đá giữ đất cho nương, cần mẫn như con rùa bên cối đá xay ngô làm mèn mén. Mệt nhọc, khổ đau nhiều như đá tai mèo miền biên ải, họ cũng muốn cắm răng vàng cho thỏa thuê cái ước mơ làm đẹp thủơ thiếu thời.
Người trung niên, con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng muốn cắm răng vàng cho đẹp mặt với thông gia, hàng xóm, muốn đưa ra một thông điệp rành rành bằng nụ cười vàng chóe rằng kinh tế nhà mình không đến nỗi.
Tất cả những thói quen đó đã khiến cho việc trồng răng vàng rất thịnh ở thị trấn Mèo Vạc, nó át tất cả các dịch vụ nha khoa khác. Người ta có thể chịu đựng cái răng sâu hành hạ vài năm, chịu cảnh răng sún, răng sứt cả đời, nhưng nhiều người không thể chấp nhận cảnh bộ nhai không có thứ kim loại lấp lánh huyền hoặc kia.
Giá trồng răng dao động từ 30-50.000đ một chiếc loại thường và vài trăm ngàn một chiếc loại đặc biệt. Nam thanh, nữ tú đến tuổi cập kê không có răng vàng, nhiều khi xấu hổ không dám cười với người lạ, đi chợ cũng bẽn lẽn, rụt rè như con don, con dúi trong bụi cây nứa, bụi chít chẳng dám ngẩng đầu.
Có răng vàng, thế là Lỳ lại thoải mái cười đùa.
Sùng Thị Lỳ, con phó bản Pó Ngần xã Khâu Vai đã đến tuổi 16, khỏe mạnh, lay láy mắt nai nhưng suốt ngày ủ rũ cũng bởi ám ảnh của những chiếc răng vàng.
Lỳ đã lớn, rất thích có răng vàng làm duyên giống mẹ già mình. Bà có tới 6 cái, mình không có cái nào thì buồn tủi lắm lắm. Nằn nì, xin xỏ mãi, Lỳ mới xin mẹ già cho tiền đi cắm mấy chiếc răng vàng ở thị trấn với giá 50.000đ/cái.
Về đến dốc nhà mình, nhìn thấy người quen, Lỳ hớn hở khoe nụ cười lấp lánh. Không ngờ, hai môi chưa kịp khép vào nhau, một chiếc răng vàng đã rời hàm rụng xuống.
Đến bữa ăn hôm sau, mới khe khẽ nhai có mấy môi mèn mén, chiếc răng vàng còn lại trong mồm Lỳ cũng rớt ngay xuống nền nhà, lấm lem đất cát.
Tiếc của đến đứt ruột nhưng đã đành, tiền nào của nấy. Răng vàng hạng phổ thông vốn bám yếu, thợ làm ẩu có khi rơi rụng bất kỳ lúc nào cười, lúc nào ăn.
Lỳ cầm mấy chiếc răng rơi ra khóc mãi. Đến mấy tháng sau, khi mẹ già nuôi được con lợn tạ, bán đi cho con gái tiền xuống thị trấn cắm đôi răng giả loại thượng hạng với giá 300.000đ/chiếc. Nước mạ vàng rất bóng, cái chân răng bám chắc hơn cả đôi tay con trai bản lúc tìm bạn tình giữa phiên chợ.
Có răng vàng, thế là Lỳ lại thoải mái cười đùa, lại tung tẩy đi chợ với chúng bạn, lại khe khẽ hát những điệu hát gọi tình mỗi khi vắng người.
Theo VTC