Thật tuyệt vời sau những giờ làm việc căng thẳng, nhâm nhi ly cocktail bên quầy bar quen thuộc ngay chính trong ngôi nhà của mình.
'Bar tại gia' chỉ cần khoảng không gian nhỏ vừa đủ. Gắn liền với không gian bếp hoặc phòng ăn. Cũng có thể đặt quầy bar trong phòng sinh hoạt gia đình hoặc phòng khách tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt và kiến trúc nội thất. Bar gia đình, ngoài chức năng là nơi để chủ khách nhâm nhi ly nước quả, tận hưởng vị cocktail hay cùng thưởng thức vị ngon của chai rượu quý hiếm, còn được tận dụng để làm bếp. Ở đó, quầy bar đảm nhiệm luôn chức năng là cái bàn ăn điểm tâm cho bữa sáng của cả nhà.
Một chút gu thẩm mỹ của chủ nhân và những sắp đặt có chủ đích, các thiết kế hiện nay ngày càng giúp cho bar gia đình đạt được sự thoải mái và nét độc đáo riêng biệt. Những chiếc ly long lanh treo ngược trên giá bar được đưa vào tủ âm tường để bụi không bám, tủ rượu được thay bằng giá treo tường để có thể không chỉ chứa vang hay cognac mà có thể là nơi cư ngụ của những ly với tách.
Quầy bar trong nhà cũng trở nên linh động hơn với những kiểu bar di động có chân, kiểu dáng như một chiếc tủ, được tổ chức và phân chia thành những ngăn kệ để pha chế thức uống, đựng dụng cụ ly tách. Với quầy bar di động kiểu này, gia chủ hoàn toàn có thể di rời quầy bar từ nhà ra sân vườn, cho những bữa tiệc ngoài trời thú vị.
Những kiểu thiết kế quầy bar
Bar hiện đại: Được thiết kế bằng những chất liệu hiện đại như inox, đá màu, kính màu, thuỷ tinh. Phù hợp với nhà mặt tiền, biệt thự có không gian rộng rãi, hiện đại. Bar hiện đại thường thiên về khuynh hướng đơn giản, chủ yếu sử dụng ánh sáng “phù thủy” làm điểm nhấn cho quầy bar.
Bar cổ điển: Lấy cảm hứng từ nguyên liệu thiên nhiên như gỗ, đá marble, sử dụng hoạ tiết, diềm chỉ để trang trí. Trong một vài kiểu bar cổ điển sang trọng, có cả kỹ thuật vẽ bằng tay nhấn trên quầy bar.
Bar theo phong cách tropical Á đông: Sử dụng hoàn toàn nguyên liệu mộc như mây tre, lá lục bình, kỹ thuật ép tre để thổi cho quầy bar một phong cách lạ mắt.
'Bar tại gia' chỉ cần khoảng không gian nhỏ vừa đủ. Gắn liền với không gian bếp hoặc phòng ăn. Cũng có thể đặt quầy bar trong phòng sinh hoạt gia đình hoặc phòng khách tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt và kiến trúc nội thất. Bar gia đình, ngoài chức năng là nơi để chủ khách nhâm nhi ly nước quả, tận hưởng vị cocktail hay cùng thưởng thức vị ngon của chai rượu quý hiếm, còn được tận dụng để làm bếp. Ở đó, quầy bar đảm nhiệm luôn chức năng là cái bàn ăn điểm tâm cho bữa sáng của cả nhà.
Một chút gu thẩm mỹ của chủ nhân và những sắp đặt có chủ đích, các thiết kế hiện nay ngày càng giúp cho bar gia đình đạt được sự thoải mái và nét độc đáo riêng biệt. Những chiếc ly long lanh treo ngược trên giá bar được đưa vào tủ âm tường để bụi không bám, tủ rượu được thay bằng giá treo tường để có thể không chỉ chứa vang hay cognac mà có thể là nơi cư ngụ của những ly với tách.
Quầy bar trong nhà cũng trở nên linh động hơn với những kiểu bar di động có chân, kiểu dáng như một chiếc tủ, được tổ chức và phân chia thành những ngăn kệ để pha chế thức uống, đựng dụng cụ ly tách. Với quầy bar di động kiểu này, gia chủ hoàn toàn có thể di rời quầy bar từ nhà ra sân vườn, cho những bữa tiệc ngoài trời thú vị.
Những kiểu thiết kế quầy bar
Bar hiện đại: Được thiết kế bằng những chất liệu hiện đại như inox, đá màu, kính màu, thuỷ tinh. Phù hợp với nhà mặt tiền, biệt thự có không gian rộng rãi, hiện đại. Bar hiện đại thường thiên về khuynh hướng đơn giản, chủ yếu sử dụng ánh sáng “phù thủy” làm điểm nhấn cho quầy bar.
Bar cổ điển: Lấy cảm hứng từ nguyên liệu thiên nhiên như gỗ, đá marble, sử dụng hoạ tiết, diềm chỉ để trang trí. Trong một vài kiểu bar cổ điển sang trọng, có cả kỹ thuật vẽ bằng tay nhấn trên quầy bar.
Bar theo phong cách tropical Á đông: Sử dụng hoàn toàn nguyên liệu mộc như mây tre, lá lục bình, kỹ thuật ép tre để thổi cho quầy bar một phong cách lạ mắt.