tuyet_loan08
Junior Member
Nỗi khổ của các đồng nghiệp chốn công sở là có một "bà cô" luôn săm soi từng tí một.
Kể khổ về một chị đồng nghiệp, anh Vinh ngao ngán: “Chị ấy chuyện gì cũng để ý rồi đâm khó chịu với hết thảy anh em trong cơ quan. Anh em đồng nghiệp đùa nhau hơi vui vẻ tí, hơi bậy bạ tí là đã thấy chị ngúng nguẩy, gõ guốc cồm cộp đi ra ngoài…”.
Vinh và các đồng nghiệp còn khổ hơn là đôi khi chị ta tâm sự trên điện thoại với ai đấy, rầm rì cả nửa giờ. Vui thì không sao, nếu câu chuyện tâm sự có mùi nước mắt thì y như rằng sau đấy suốt cả buổi, chị cứ rấm rứt rồi cáu gắt đủ bài. “Mà thấy chị ấy không hỏi thì chị ấy mắng, bảo sao mà tệ, không quan tâm đến đồng nghiệp. Còn nếu hỏi thăm mà trót dại không bắt đúng nhịp thì chị ấy lại cáu, bảo việc gì mà phải hỏi. Đến khổ!”, Vinh nói.
Vinh còn dám than thở, chứ các cô gái thì sợ “bà cô” một phép. Cười hơi lớn tiếng một tí là chị mắng bảo làm chị đau đầu. Mặc áo quần mốt một tí thì chị bảo vô duyên, ăn mặc thiếu đứng đắn. Còn về nghiệp vụ thì các cô không dám hỏi chị lấy một tiếng. Chị vạch cho từng tí sai một, sợi tóc chẻ năm chẻ bảy.
Khi “bà cô” là sếp
“Cộng thêm vào cái khó tính của một bà cô bình thường thì bà cô sếp còn phải là khó đến thần sầu quỷ khốc!”, đó là câu kết luận của chị Loan sau bao năm “dưới trướng” của một sếp nữ độc thân.
“Này nhé, mỗi lần họp cơ quan thì sếp luôn hô hào anh chị em phải xem cơ quan là nhà, hết tâm hết sức mà xây dựng. Cơ mà chỉ có mỗi sếp là còn tự do nên cơ quan đúng là nhà của sếp. Sếp không phải đầu tắt mặt tối hết cơm chồng lại đến áo con. Sếp cũng không có bố mẹ chồng để phải thi thoảng ghé về vấn an hay chăm bệnh. Thế nên sếp mới bình tâm xem cơ quan là nhà được”.
Chị Loan nói chưa xong, cô Huyền đồng nghiệp đã đế thêm: “Những chuyện thường ngày của các bà các mẹ là rau, là hành, là thịt, là cá thì sếp nào có phải quan tâm, nên sếp rất chi là rảnh rang đầu óc. Sếp đến cơ quan từ lúc sớm bảnh và bắt đầu phát huy công lực “soi” đúng nghĩa.
Từ việc chị em tranh thủ ăn sáng ở cơ quan cho đến việc tụm năm tụm bảy giờ nghỉ trưa đều bị trông ra ngó vào và cho ý kiến. Rồi thì sếp thẳng tay trừ lương của nhân viên đi trễ, rồi thì bắt sửa đi sửa lại hàng chục lần một bản báo cáo mà lỗi sai chẳng đáng là bao”.
Mặc dù có không ít phụ nữ “muộn mằn” nhưng tính tình vẫn rất dễ thương, nhưng các chuyên gia tâm lý vẫn thừa nhận, chuyện các “bà cô” trở nên khó tính là phổ biến.
Vì vậy, những người như anh Vinh, chị Loan chỉ mong sao ông Tơ bà Nguyệt mau mau “kết chỉ xe dây” cho nữ đồng nghiệp hay sếp của mình, bởi hạnh phúc của họ cũng khiến nhiều người khác nhẹ nhõm hơn.
(Theo XinhXinh)
Kể khổ về một chị đồng nghiệp, anh Vinh ngao ngán: “Chị ấy chuyện gì cũng để ý rồi đâm khó chịu với hết thảy anh em trong cơ quan. Anh em đồng nghiệp đùa nhau hơi vui vẻ tí, hơi bậy bạ tí là đã thấy chị ngúng nguẩy, gõ guốc cồm cộp đi ra ngoài…”.
Vinh và các đồng nghiệp còn khổ hơn là đôi khi chị ta tâm sự trên điện thoại với ai đấy, rầm rì cả nửa giờ. Vui thì không sao, nếu câu chuyện tâm sự có mùi nước mắt thì y như rằng sau đấy suốt cả buổi, chị cứ rấm rứt rồi cáu gắt đủ bài. “Mà thấy chị ấy không hỏi thì chị ấy mắng, bảo sao mà tệ, không quan tâm đến đồng nghiệp. Còn nếu hỏi thăm mà trót dại không bắt đúng nhịp thì chị ấy lại cáu, bảo việc gì mà phải hỏi. Đến khổ!”, Vinh nói.
Vinh còn dám than thở, chứ các cô gái thì sợ “bà cô” một phép. Cười hơi lớn tiếng một tí là chị mắng bảo làm chị đau đầu. Mặc áo quần mốt một tí thì chị bảo vô duyên, ăn mặc thiếu đứng đắn. Còn về nghiệp vụ thì các cô không dám hỏi chị lấy một tiếng. Chị vạch cho từng tí sai một, sợi tóc chẻ năm chẻ bảy.
Khi “bà cô” là sếp
“Cộng thêm vào cái khó tính của một bà cô bình thường thì bà cô sếp còn phải là khó đến thần sầu quỷ khốc!”, đó là câu kết luận của chị Loan sau bao năm “dưới trướng” của một sếp nữ độc thân.
“Này nhé, mỗi lần họp cơ quan thì sếp luôn hô hào anh chị em phải xem cơ quan là nhà, hết tâm hết sức mà xây dựng. Cơ mà chỉ có mỗi sếp là còn tự do nên cơ quan đúng là nhà của sếp. Sếp không phải đầu tắt mặt tối hết cơm chồng lại đến áo con. Sếp cũng không có bố mẹ chồng để phải thi thoảng ghé về vấn an hay chăm bệnh. Thế nên sếp mới bình tâm xem cơ quan là nhà được”.
Chị Loan nói chưa xong, cô Huyền đồng nghiệp đã đế thêm: “Những chuyện thường ngày của các bà các mẹ là rau, là hành, là thịt, là cá thì sếp nào có phải quan tâm, nên sếp rất chi là rảnh rang đầu óc. Sếp đến cơ quan từ lúc sớm bảnh và bắt đầu phát huy công lực “soi” đúng nghĩa.
Từ việc chị em tranh thủ ăn sáng ở cơ quan cho đến việc tụm năm tụm bảy giờ nghỉ trưa đều bị trông ra ngó vào và cho ý kiến. Rồi thì sếp thẳng tay trừ lương của nhân viên đi trễ, rồi thì bắt sửa đi sửa lại hàng chục lần một bản báo cáo mà lỗi sai chẳng đáng là bao”.
Mặc dù có không ít phụ nữ “muộn mằn” nhưng tính tình vẫn rất dễ thương, nhưng các chuyên gia tâm lý vẫn thừa nhận, chuyện các “bà cô” trở nên khó tính là phổ biến.
Vì vậy, những người như anh Vinh, chị Loan chỉ mong sao ông Tơ bà Nguyệt mau mau “kết chỉ xe dây” cho nữ đồng nghiệp hay sếp của mình, bởi hạnh phúc của họ cũng khiến nhiều người khác nhẹ nhõm hơn.
(Theo XinhXinh)