Sau một ngày làm việc căng thẳng, học viên lại miệt mài đến lớp. Những người trẻ tuổi cùng các cụ già tóc bạc phơ miệt mài ghi chép và háo hức với những bài thực hành. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi lý do riêng khi đến lớp nhưng họ đều khát khao lĩnh hội kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân.
Học để làm việc tốt hơn
Trước đây, chương trình “Chăm sóc người bệnh tại gia” chỉ thu hút các đối tượng xuất khẩu lao động tham gia. Nhưng thời gian gần đây, nhiều người dân thành thị lại theo học như một cách tìm “chút vốn lận lưng” cho công việc và chính sức khỏe của mình. Chị Nguyễn Thị Tin, học viên từng theo học chương trình này của Trung tâm Rajci (trực thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật TPHCM) cho biết: “Lúc đầu, tôi chỉ ở nhà, không kiếm được việc làm nào ổn định, kinh tế cũng khó khăn. Qua các phương tiện truyền thông, tôi biết được và quyết định theo học. Sau gần 2 năm ra nghề, công việc của tôi đã dần ổn định và có nhiều bệnh nhân gọi đến chăm sóc họ tại nhà”. Trung bình 1 giờ làm việc, những người làm nghề này kiếm được từ 50.000 đồng-70.000 đồng cho công việc massage, bấm huyệt hay tập vật lý trị liệu...
Đến lớp học còn có những người giúp việc, muốn trang bị thêm tay nghề để đáp ứng nhu cầu phục vụ tại các gia đình có người bệnh. Nếu được trang bị những kiến thức chăm sóc người bệnh, họ sẽ có cơ hội tìm được công việc tốt hơn tại các gia đình với mức lương cao. Chị Trương Ánh Tuyết, một học viên, tâm sự: “Hiện nay nhu cầu tìm người giúp việc biết chăm sóc người bệnh rất cao. Muốn bảo đảm công việc lâu dài, có thu nhập ổn định không thể không trang bị những kiến thức cần thiết”. Chính vì vậy, họ đến đây để học các kỹ năng như cho người bệnh ăn, uống, thở, kỹ năng đặt ống thông tiểu, làm vệ sinh cá nhân, sơ cấp cứu trẻ em... Mỗi khóa học kéo dài 3 tháng, học phí khoảng 450.000 đồng.
Bên cạnh đó, “Chăm sóc người bệnh tại gia” còn thu hút rất đông Việt kiều tham gia. Bà Trần Thị Túc, Giám đốc Trung tâm Rajci, cho biết: “Nhiều Việt kiều từ Mỹ, Canada... về nước, đã yêu cầu chúng tôi mở lớp cấp tốc, học suốt các ngày nhằm rút ngắn thời gian và họ sẵn sàng trả mức học phí cao. Sau khi tốt nghiệp, quay lại các nước, họ rất dễ xin việc làm”.
Chăm sóc nhau bằng tình yêu thương
Gặp chúng tôi trong buổi học cuối ngày, ông Nguyễn Văn Chánh, 63 tuổi, cười tươi cho biết mình đã theo lớp gần 3 tháng nay, mọi kỹ năng đều đã tương đối nhuần nhuyễn. Qua tâm sự, chúng tôi được biết, những ngày tháng vất vả đã vắt kiệt sức ông bà, khi các con nên người, có gia đình cũng là lúc hai ông bà đối diện với bệnh tật. Sợ ảnh hưởng đến công việc của các con, ông đến trường nhằm trang bị kiến thức để chăm sóc vợ và chính bản thân mình. Ông còn cho biết thêm: “Không ai kề cận nhau bằng vợ với chồng. Vợ tôi rất vui khi tôi tham dự lớp học này và áp dụng những kiến thức đã học để giúp bà giảm bớt cơn đau của chứng thần kinh tọa”.
Cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn cải thiện tình trạng bệnh tật cho những người thân yêu của mình, có không ít học viên với mái tóc pha sương vẫn cần mẫn với những động tác mà thầy giáo hướng dẫn. Bà Mai Thị Hoàng Nga, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 3, quận Phú Nhuận - TPHCM, cũng tích cực tham gia lớp học sau những giờ bận rộn công việc ở cơ quan. Bà cho biết: “Ông xã tôi bị bệnh đã lâu, tôi muốn có kiến thức, hiểu biết về y học để tự tay chăm sóc chồng”.
Bên cạnh đó, có những học viên vừa lập gia đình với mong muốn trở thành người mẹ trẻ đảm đang, người vợ chu toàn nên hăng hái tham gia khóa học. Chị Giang Tiên không giấu được niềm vui, cho biết: “Mình lập gia đình và nghĩ rằng những kiến thức của chương trình này không chỉ cần cho những người muốn tìm việc mà lại thiết yếu cho những người trẻ tuổi mới bắt đầu cuộc sống gia đình. Học chăm sóc người thân là cách để bảo đảm sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình mình”.
Kiến thức ngày nay
Học để làm việc tốt hơn
Trước đây, chương trình “Chăm sóc người bệnh tại gia” chỉ thu hút các đối tượng xuất khẩu lao động tham gia. Nhưng thời gian gần đây, nhiều người dân thành thị lại theo học như một cách tìm “chút vốn lận lưng” cho công việc và chính sức khỏe của mình. Chị Nguyễn Thị Tin, học viên từng theo học chương trình này của Trung tâm Rajci (trực thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật TPHCM) cho biết: “Lúc đầu, tôi chỉ ở nhà, không kiếm được việc làm nào ổn định, kinh tế cũng khó khăn. Qua các phương tiện truyền thông, tôi biết được và quyết định theo học. Sau gần 2 năm ra nghề, công việc của tôi đã dần ổn định và có nhiều bệnh nhân gọi đến chăm sóc họ tại nhà”. Trung bình 1 giờ làm việc, những người làm nghề này kiếm được từ 50.000 đồng-70.000 đồng cho công việc massage, bấm huyệt hay tập vật lý trị liệu...
Bên cạnh đó, “Chăm sóc người bệnh tại gia” còn thu hút rất đông Việt kiều tham gia. Bà Trần Thị Túc, Giám đốc Trung tâm Rajci, cho biết: “Nhiều Việt kiều từ Mỹ, Canada... về nước, đã yêu cầu chúng tôi mở lớp cấp tốc, học suốt các ngày nhằm rút ngắn thời gian và họ sẵn sàng trả mức học phí cao. Sau khi tốt nghiệp, quay lại các nước, họ rất dễ xin việc làm”.
Chăm sóc nhau bằng tình yêu thương
Gặp chúng tôi trong buổi học cuối ngày, ông Nguyễn Văn Chánh, 63 tuổi, cười tươi cho biết mình đã theo lớp gần 3 tháng nay, mọi kỹ năng đều đã tương đối nhuần nhuyễn. Qua tâm sự, chúng tôi được biết, những ngày tháng vất vả đã vắt kiệt sức ông bà, khi các con nên người, có gia đình cũng là lúc hai ông bà đối diện với bệnh tật. Sợ ảnh hưởng đến công việc của các con, ông đến trường nhằm trang bị kiến thức để chăm sóc vợ và chính bản thân mình. Ông còn cho biết thêm: “Không ai kề cận nhau bằng vợ với chồng. Vợ tôi rất vui khi tôi tham dự lớp học này và áp dụng những kiến thức đã học để giúp bà giảm bớt cơn đau của chứng thần kinh tọa”.
Cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn cải thiện tình trạng bệnh tật cho những người thân yêu của mình, có không ít học viên với mái tóc pha sương vẫn cần mẫn với những động tác mà thầy giáo hướng dẫn. Bà Mai Thị Hoàng Nga, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 3, quận Phú Nhuận - TPHCM, cũng tích cực tham gia lớp học sau những giờ bận rộn công việc ở cơ quan. Bà cho biết: “Ông xã tôi bị bệnh đã lâu, tôi muốn có kiến thức, hiểu biết về y học để tự tay chăm sóc chồng”.
Bên cạnh đó, có những học viên vừa lập gia đình với mong muốn trở thành người mẹ trẻ đảm đang, người vợ chu toàn nên hăng hái tham gia khóa học. Chị Giang Tiên không giấu được niềm vui, cho biết: “Mình lập gia đình và nghĩ rằng những kiến thức của chương trình này không chỉ cần cho những người muốn tìm việc mà lại thiết yếu cho những người trẻ tuổi mới bắt đầu cuộc sống gia đình. Học chăm sóc người thân là cách để bảo đảm sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình mình”.
Kiến thức ngày nay