-[FONT="] [/FONT]Ở ta chủ yếu là trình độ hiểu biết và kinh tế gia đình người bệnh. Là bác sỉ điều trị, ta có trách nhiệm giáo dục, theo dõi và kiểm tra.
-[FONT="] [/FONT]Người già đái tháo đường thường suy dinh dưỡng: cố gắng thuyết phục gia đình không nên làm cho nặng thêm lên; giữ gìn tương đối tập quán ăn uống; không kiêng cử những món kiêng như thuốc độc (!). Phải ăn nhiều bữa; đúng giờ, là rất tốt để duy trì nhịp sinh lý còn lại phần nào của tụy.
-[FONT="] [/FONT]Vận động (đi bộ) là cần thiết để giảm kháng insulin ngoại biên, làm chậm lại hiện tượng mất xương và duy trì tự quản, tự phục vụ.
-[FONT="] [/FONT]Đái tháo đường là bệnh toàn cơ thể. Không chỉ đơn thuần theo dõi – kiểm tra đường huyết mà không lưu ý đến các biện pháp hạn chế nguy cơ tim mạch như: cao huyết áp, loạn lipid huyết, nghiện thuốc lá (có khi lại thêm rượu (!); duy trì vận động cơ thể là thiết yếu
-[FONT="] [/FONT]Bất cứ dùng lớp thuốc gì, phải dùng liều nhỏ; lần hồi mỗi tháng mới lên liều một lần. Kiểm tra chức năng thận bằng hệ số thanh thải creatinin, tính theo công thức Cockcroft. Cảnh giác với giao thoa các thuốc bệnh nhân uống: kháng viêm, ức chế men chuyển, vài loại fibrat, vài loại chống đông...
-[FONT="] [/FONT]Theo phác đồ điều trị hiện nay, insulin được đưa vào sớm. Theo trường phái Anh chích tối trước khi đi ngủ. Các thầy dạy lão khoa Pháp khuyên chích sang dễ phát hiện hạ glucoz huyết trong ngày. Ở ta, Thầy chủ tâm nhất giáo dục về hạ đường huyết với các tiền triệu và bệnh cảnh đánh lừa, hơn là chích sáng hay chiều.
Về kết hợp thuốc điều trị thì giống như phác đồ điều trị ở người trẻ.
Theo TÂN TRỤ, Báo Thuốc & sức khỏe số 342 – 15/10/2007