Sống với một người chồng không biết nhìn xa trông rộng, bạn sẽ phải đóng vai trò là người lèo lái, trụ cột của gia đình."Lương tháng có vài triệu đồng, đến bao giờ mới mua được căn nhà hàng tỷ đồng ở thành phố này mà em tính toán. Làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, ở nhà thuê cũng tốt chán, chỉ mất hơn một triệu đồng mỗi tháng”. Nghe bạn trai nói có vẻ vô tư như thế, Thu Vân, 25 tuổi, nhân viên văn phòng ở TP. HCM, chỉ muốn chui tọt xuống đất giữa đám bạn. Trong khi đó, mọi người mắt tròn, mắt dẹt hết nhìn anh chàng, rồi nhìn Vân, vẻ thông cảm.
Trên đường về, Vân trách: “Sao anh nông cạn thế nhỉ, phải biết tích cóp chứ, chỉ thấy chuyện trước mắt, không nghĩ đến lâu dài. Cả đời anh ở nhà thuê à, rồi con cái anh cũng thuê à?”. Tuấn, người yêu của cô bảo: “Em lo gì xa thế?”…
Với Vân, cô có thể suy nghĩ lại vì chưa cưới, nhưng còn những người phụ nữ lấy phải chồng cạn nghĩ thì sao? Họ phải đối mặt với điều gì? Làm sao để “khai hóa” chàng?
Với bản thân
Người chồng cạn nghĩ sẽ chỉ nhìn thấy bề mặt của tảng băng. Với bất cứ quyết định nào của riêng bản thân, anh cũng không cân nhắc. Anh ấy có thể đang có một công việc tốt, nhiều cơ hội thăng tiến… Tuy nhiên, chỉ vì một bất đồng nhỏ trong công việc với người đồng nghiệp, anh đùng đùng nộp đơn xin nghỉ.
Chồng chị Hoài Thanh, nhân viên văn phòng, TP. HCM, là người như thế. Điều này khiến chị cảm thấy chán nản. Không biết anh đã thay đổi bao nhiêu chỗ làm mà đôi khi chỉ vì một chuyện cỏn con. Cuối cùng, anh vẫn là một nhân viên bình thường, sự nghiệp chẳng có gì nổi bật. Chị quyết tâm thay đổi suy nghĩ của chồng bằng mọi cách. Thỉnh thoảng, chị thủ thỉ với chồng chuyện anh bạn thời trung học vừa được thăng chức, gia đình ăn mừng thế nào. Chuyện cô bạn đồng nghiệp vừa được chồng tặng chiếc đầm mới thật đẹp vì anh ấy được tăng lương…
Lâu dần, chồng chị bỗng thấy “nhột”. Một ngày, chị thấy anh đăng ký khóa học quản lý, tối về cắm cúi bên máy vi tính cập nhật thông tin, không còn nghe anh nói đến chuyện đổi công ty… Ít lâu sau, anh vui mừng thông báo vừa được cất nhắc làm trưởng nhóm một dự án mới và báo đây là “bến đỗ” cuối cùng.
“Đàn bà lo việc gia đình” là suy nghĩ của các ông chồng cạn nghĩ về vị trí của người vợ. Bạn phải làm gì nếu chồng ngăn cản việc mình nâng cao kiến thức. Khi đã có con, bạn phải ở nhà chăm con, không được ra ngoài xã hội?
Tù túng đến nỗi stress là hậu quả của nhiều người vợ nếu không biết cân bằng cuộc sống và tự cải thiện bản thân. Bạn có thể nhờ người thân: ông bà, bố mẹ phụ giúp việc chăm con để có thời gian làm thêm những việc mình yêu thích.
Trước tiên, bạn hãy cho chồng thấy mình có thể làm nhiều thứ hơn anh nghĩ. Công việc bán thời gian, những chương trình học tại nhà sẽ giúp bạn chứng minh điều đó. Anh sẽ phải thay đổi suy nghĩ khi thấy thành quả của vợ.
Với con cái
Những tư tưởng: “Trường nào cũng là trường, học ở đâu chẳng được, miễn học phí rẻ, hay kiểu dạy con: ai đánh con, con cứ đánh lại” của các ông bố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy dỗ, tương lai của trẻ. Vì thế, vai trò của người vợ, người mẹ trong trường hợp này hết sức quan trọng.
Việc đánh đồng tất cả những nơi đào tạo là hoàn toàn sai lầm. Bạn phải cân nhắc việc chọn trường cho con sao cho chúng có được môi trường đào tạo tốt nhất. Chỉ vì lợi ích trước mắt là học phí rẻ mà có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của con là điều rất đáng tiếc. Bạn có thể nói chuyện với chồng, thống nhất quan điểm nuôi dạy con.
Có trường hợp, cả nhà đang ở riêng, gần trường học của các con, nhưng người chồng nhất định đòi bán với lý do: “Nhà bố mẹ còn dư hai phòng, về ở chung cho tiện, căn nhà này bán đi, gửi ngân hàng, hàng thấy lấy tiền lời cũng đủ chi tiêu”.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể giải thích cho anh hiểu, con cái lớn lên cần có phòng riêng, rồi dựng vợ gả chồng cho con. Nơi này thuận tiện cho việc học hành của con. Đồng tiền sẽ bị trượt giá, đến lúc muốn mua một căn như thế này thì giá nhà đã cao ngất ngưởng rồi…
Với gia đình
“Anh chẳng chịu được bố em, lúc nào cũng “giảng đạo”. Đã thế, anh không về bên ấy nữa” hay “Bà dì tỏ vẻ không thích anh, em cũng đừng thân thiết với bà thế chứ, anh chẳng muốn liên quan gì nữa đâu”… Đó là cách cư xử của những người chồng cạn nghĩ đối với gia đình bạn. Anh chỉ biết đơn giản là người khác không thích mình, mình không việc gì phải tốt với họ.
Lẽ ra, anh nên gần gũi bố vợ hơn hay cố gắng thay đổi cách suy nghĩ của bà dì để gắn kết hai gia đình. Trường hợp này, bạn phải là chiếc cầu nối giữa anh với gia đình mình.
Chẳng hạn, bạn có đích thân mua một món quà cho bố mẹ ruột. Sau đó, cùng anh đến nhà và bảo: “Anh ấy mua món quà này biếu bố mẹ nhưng sợ nhà ta ngại nên bảo con cùng mang sang”. Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rất vui vì chàng rể hiếu thảo. Một lời khen, cảm ơn và thái độ vui mừng của ông bà sẽ khiến anh chột dạ.
Một khi đối với người thân, đức lang quân của bạn chẳng cần quan tâm, đối với xã hội, anh ấy sẽ càng bàng quan, thờ ơ hơn. Anh cho rằng: “Đèn nhà ai nấy sáng”. Cách sống này khiến anh không có nhiều bạn bè, hàng xóm. Những khi hữu sự, chẳng thấy ai đến nhà.
Bạn sẽ đối mặt với chuyện lối xóm chẳng nhớ mặt ai và không ai biết mình. Nếu bạn muốn tham gia hoạt động nào của khu phố, anh cũng gạt phắt. Bạn phải làm gì khi anh ấy lý do không muốn “Chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường”? Hãy âm thầm kết thân với người hàng xóm, chờ dịp thuận tiện cho anh ấy thấy sự giúp đỡ của họ đáng quý thế nào.
Người cạn nghĩ ít khi nhận ra khuyết điểm của mình. Họ chỉ nhìn ra vấn đề khi điều đó biểu hiện ra ngay trước mắt. Vì thế, bạn nên “cải tổ” anh bằng những câu chuyện thật. Sống với người chồng “nông nổi giếng khơi”, bạn sẽ cảm thấy thật tẻ nhạt. Nếu khéo léo trong ứng xử, bạn sẽ giúp anh trở thành người biết nhìn xa trông rộng.
Nếu vì chồng cạn nghĩ mà ảnh hưởng đến tương lai của con, bạn hãy nói thẳng với anh.
Theo Tiếp thị và Gia đình
Trên đường về, Vân trách: “Sao anh nông cạn thế nhỉ, phải biết tích cóp chứ, chỉ thấy chuyện trước mắt, không nghĩ đến lâu dài. Cả đời anh ở nhà thuê à, rồi con cái anh cũng thuê à?”. Tuấn, người yêu của cô bảo: “Em lo gì xa thế?”…
Với Vân, cô có thể suy nghĩ lại vì chưa cưới, nhưng còn những người phụ nữ lấy phải chồng cạn nghĩ thì sao? Họ phải đối mặt với điều gì? Làm sao để “khai hóa” chàng?
Với bản thân
Người chồng cạn nghĩ sẽ chỉ nhìn thấy bề mặt của tảng băng. Với bất cứ quyết định nào của riêng bản thân, anh cũng không cân nhắc. Anh ấy có thể đang có một công việc tốt, nhiều cơ hội thăng tiến… Tuy nhiên, chỉ vì một bất đồng nhỏ trong công việc với người đồng nghiệp, anh đùng đùng nộp đơn xin nghỉ.
Chồng chị Hoài Thanh, nhân viên văn phòng, TP. HCM, là người như thế. Điều này khiến chị cảm thấy chán nản. Không biết anh đã thay đổi bao nhiêu chỗ làm mà đôi khi chỉ vì một chuyện cỏn con. Cuối cùng, anh vẫn là một nhân viên bình thường, sự nghiệp chẳng có gì nổi bật. Chị quyết tâm thay đổi suy nghĩ của chồng bằng mọi cách. Thỉnh thoảng, chị thủ thỉ với chồng chuyện anh bạn thời trung học vừa được thăng chức, gia đình ăn mừng thế nào. Chuyện cô bạn đồng nghiệp vừa được chồng tặng chiếc đầm mới thật đẹp vì anh ấy được tăng lương…
Lâu dần, chồng chị bỗng thấy “nhột”. Một ngày, chị thấy anh đăng ký khóa học quản lý, tối về cắm cúi bên máy vi tính cập nhật thông tin, không còn nghe anh nói đến chuyện đổi công ty… Ít lâu sau, anh vui mừng thông báo vừa được cất nhắc làm trưởng nhóm một dự án mới và báo đây là “bến đỗ” cuối cùng.
Cuối cùng, anh cũng đã chịu đi học khóa khoa học quản lý (Ảnh minh họa)
Với vợ“Đàn bà lo việc gia đình” là suy nghĩ của các ông chồng cạn nghĩ về vị trí của người vợ. Bạn phải làm gì nếu chồng ngăn cản việc mình nâng cao kiến thức. Khi đã có con, bạn phải ở nhà chăm con, không được ra ngoài xã hội?
Tù túng đến nỗi stress là hậu quả của nhiều người vợ nếu không biết cân bằng cuộc sống và tự cải thiện bản thân. Bạn có thể nhờ người thân: ông bà, bố mẹ phụ giúp việc chăm con để có thời gian làm thêm những việc mình yêu thích.
Trước tiên, bạn hãy cho chồng thấy mình có thể làm nhiều thứ hơn anh nghĩ. Công việc bán thời gian, những chương trình học tại nhà sẽ giúp bạn chứng minh điều đó. Anh sẽ phải thay đổi suy nghĩ khi thấy thành quả của vợ.
Với con cái
Những tư tưởng: “Trường nào cũng là trường, học ở đâu chẳng được, miễn học phí rẻ, hay kiểu dạy con: ai đánh con, con cứ đánh lại” của các ông bố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy dỗ, tương lai của trẻ. Vì thế, vai trò của người vợ, người mẹ trong trường hợp này hết sức quan trọng.
Việc đánh đồng tất cả những nơi đào tạo là hoàn toàn sai lầm. Bạn phải cân nhắc việc chọn trường cho con sao cho chúng có được môi trường đào tạo tốt nhất. Chỉ vì lợi ích trước mắt là học phí rẻ mà có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của con là điều rất đáng tiếc. Bạn có thể nói chuyện với chồng, thống nhất quan điểm nuôi dạy con.
Những ông bố thường không cân nhắc việc chọn trường cho con (Ảnh minh họa)
Hãy minh chứng cho anh thấy bằng các câu chuyện xung quanh. Những người thành đạt đã có nền tảng kiến thức như thế nào, nếu đứa trẻ khác cũng được dạy “ăn miếng trả miếng” thì sao… Cuối cùng là chuyện của con trẻ nhưng ảnh hưởng đến mối quan hệ của người lớn.Có trường hợp, cả nhà đang ở riêng, gần trường học của các con, nhưng người chồng nhất định đòi bán với lý do: “Nhà bố mẹ còn dư hai phòng, về ở chung cho tiện, căn nhà này bán đi, gửi ngân hàng, hàng thấy lấy tiền lời cũng đủ chi tiêu”.
Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể giải thích cho anh hiểu, con cái lớn lên cần có phòng riêng, rồi dựng vợ gả chồng cho con. Nơi này thuận tiện cho việc học hành của con. Đồng tiền sẽ bị trượt giá, đến lúc muốn mua một căn như thế này thì giá nhà đã cao ngất ngưởng rồi…
Với gia đình
“Anh chẳng chịu được bố em, lúc nào cũng “giảng đạo”. Đã thế, anh không về bên ấy nữa” hay “Bà dì tỏ vẻ không thích anh, em cũng đừng thân thiết với bà thế chứ, anh chẳng muốn liên quan gì nữa đâu”… Đó là cách cư xử của những người chồng cạn nghĩ đối với gia đình bạn. Anh chỉ biết đơn giản là người khác không thích mình, mình không việc gì phải tốt với họ.
Lẽ ra, anh nên gần gũi bố vợ hơn hay cố gắng thay đổi cách suy nghĩ của bà dì để gắn kết hai gia đình. Trường hợp này, bạn phải là chiếc cầu nối giữa anh với gia đình mình.
Chẳng hạn, bạn có đích thân mua một món quà cho bố mẹ ruột. Sau đó, cùng anh đến nhà và bảo: “Anh ấy mua món quà này biếu bố mẹ nhưng sợ nhà ta ngại nên bảo con cùng mang sang”. Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ rất vui vì chàng rể hiếu thảo. Một lời khen, cảm ơn và thái độ vui mừng của ông bà sẽ khiến anh chột dạ.
Hãy cho chàng thấy bạn bè là đáng quý thế nào (Ảnh minh họa)
Với xã hộiMột khi đối với người thân, đức lang quân của bạn chẳng cần quan tâm, đối với xã hội, anh ấy sẽ càng bàng quan, thờ ơ hơn. Anh cho rằng: “Đèn nhà ai nấy sáng”. Cách sống này khiến anh không có nhiều bạn bè, hàng xóm. Những khi hữu sự, chẳng thấy ai đến nhà.
Bạn sẽ đối mặt với chuyện lối xóm chẳng nhớ mặt ai và không ai biết mình. Nếu bạn muốn tham gia hoạt động nào của khu phố, anh cũng gạt phắt. Bạn phải làm gì khi anh ấy lý do không muốn “Chuyện trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường”? Hãy âm thầm kết thân với người hàng xóm, chờ dịp thuận tiện cho anh ấy thấy sự giúp đỡ của họ đáng quý thế nào.
Người cạn nghĩ ít khi nhận ra khuyết điểm của mình. Họ chỉ nhìn ra vấn đề khi điều đó biểu hiện ra ngay trước mắt. Vì thế, bạn nên “cải tổ” anh bằng những câu chuyện thật. Sống với người chồng “nông nổi giếng khơi”, bạn sẽ cảm thấy thật tẻ nhạt. Nếu khéo léo trong ứng xử, bạn sẽ giúp anh trở thành người biết nhìn xa trông rộng.
Nếu vì chồng cạn nghĩ mà ảnh hưởng đến tương lai của con, bạn hãy nói thẳng với anh.
Theo Tiếp thị và Gia đình