T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 3:28 PM | 05/01/2012 )Chiến lược quân sự của Triều Tiên vượt trội hơn hẳn so với thế phòng thủ của Hàn Quốc – Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc cho biết hôm 4.1.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, trong năm 2011 Triều Tiên điều hành quân đội hùng mạnh 1,02 triệu binh sĩ, sở hữu số xe tăng, tàu chiến và pháo phòng không kỷ lục. Sức mạnh của tổng lực quân đội là 1,2 triệu người.
"Hoàn toàn không sai khi nói rằng sức mạnh quân đội của Triều Tiên đang trở nên hùng mạnh hơn nữa" – Viện nghiên cứu độc lập nói. "Chúng ta cần nhớ rằng Triều Tiên vượt trội hơn hẳn về số lượng binh sĩ, đặc biệt quân đội Triều Tiên được cấu trúc dựa trên sự hình thành và triển khai mục đích của một cuộc chiến tranh tấn công".
Trong khi đó, lực lượng vũ trang của Hàn Quốc chỉ có gần 700.000 người, được hậu thuẫn bởi 28.000 lính Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi số lượng quân đội của Triều Tiên hùng mạnh hơn so với Hàn Quốc và Mỹ cộng lại, Triều Tiên vẫn không có cơ hội chiến thắng bởi thiết bị phần lớn kém xa. Sức mạnh không quân của Mỹ – Hàn có thể nhanh chóng khiến liên minh này đạt thế vượt trội.
Ưu tiên quân sự hàng đầu
Chưa đầy một tháng sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời, Triều Tiên đã tuyên bố rõ ràng nước này vẫn thực hiện chính sách songun – ưu tiên quân sự hàng đầu – theo đó quân đội được ưu tiên hơn bất kỳ mọi lực lượng khác.
Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc cũng kêu gọi Seoul đáp trả cứng rắn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên.
"Cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc tấn công phủ đầu của Triều Tiên là làm cho Bình Nhưỡng hiểu rằng các lực lượng vũ trang Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực và tấn công đáp trả trước bất kỳ hành động gây hấn nào, kể cả cuộc chiến tranh du kích quy mô nhỏ trong khu vực".
Mặc dù Triều Tiên có ít máy bay chiến đấu hơn hồi năm 1986, nhưng sức mạnh không quân của nước này đã được tăng cường bằng những máy bay phản lực chiến đấu MiG-29 kể từ những năm 1990. Báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế cho biết số lượng tàu ngầm của Triều Tiên cũng tăng đáng kể.
Mặc dù vậy, hầu hết trang thiết bị hải quân và không quân của Bình Nhưỡng đều già cỗi, khả năng tiếp nhiên liệu thấp, đồng nghĩa với việc sẽ không duy trì được chiến dịch quân sự kéo dài. Trong khi đó, hầu hết tài chính của Triều Tiên được sử dụng cho chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt – báo cáo viết.
Khiêu khích
Các nhà phân tích cho rằng, nhà lãnh đạo non trẻ Kim Jong-un – người thứ ba trong gia tộc họ Kim nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên – sẽ theo sát con đường binh nghiệp của cha.
Theo các chuyên gia, Kim Jong-un có thể hành động, chẳng hạn tấn công quân sự hoặc tiến hành thêm nhiều vụ thử tên lửa hoặc hạt nhân nhằm đánh bóng tên tuổi cũng như tinh thần sắt đá của mình, giống như cha và ông nội.
Trước đó, Triều Tiên đã dọa biến Seoul thành "biển lửa" nhiều lần và ngay tuần trước vẫn lặp lại đe dọa đó. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Triều Tiên có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng ngôn ngữ hiếu chiến chống lại Hàn Quốc, đặc biệt là từ khi Tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền năm 2008 và chấm dứt chính sách cam kết với Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 4.1 tuyên bố sẽ ký một kế hoạch hành động cùng Mỹ trong tháng này nhằm chống lại hành động gây hấn có thể xảy ra của Triều Tiên, đồng thời tăng cường số lượng các lần diễn tập với lực lượng Mỹ. Bộ Quốc phòng cho rằng động thái này là một phần nỗ lực nhằm duy trì tình trạng cảnh giác và bảo vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Trước đây, Bình Nhưỡng cũng nhiều lần lên án các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn, gọi đó là hành động khiêu khích xâm lược.
Hàn Quốc cũng đã củng cố quân đội từ sau vụ việc 50 binh sĩ Hàn Quốc thiệt hại trong hai vụ tấn công riêng rẽ năm 2010. Hàn Quốc đẩy mạnh phòng thủ pháo binh trên các đảo phía tây nơi các cuộc tấn công diễn ra, sửa đội điều lệ chiến đấu, cho phép hành động đáp trả cứng rắn hơn.
Hàn Quốc cũng tăng chi tiêu quân sự thêm 5% lên mức 33 nghìn tỉ won trong ngân sách năm 2012.
Vân Anh (Reuters)
(Theo laodong)
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, trong năm 2011 Triều Tiên điều hành quân đội hùng mạnh 1,02 triệu binh sĩ, sở hữu số xe tăng, tàu chiến và pháo phòng không kỷ lục. Sức mạnh của tổng lực quân đội là 1,2 triệu người.
"Hoàn toàn không sai khi nói rằng sức mạnh quân đội của Triều Tiên đang trở nên hùng mạnh hơn nữa" – Viện nghiên cứu độc lập nói. "Chúng ta cần nhớ rằng Triều Tiên vượt trội hơn hẳn về số lượng binh sĩ, đặc biệt quân đội Triều Tiên được cấu trúc dựa trên sự hình thành và triển khai mục đích của một cuộc chiến tranh tấn công".
Trong khi đó, lực lượng vũ trang của Hàn Quốc chỉ có gần 700.000 người, được hậu thuẫn bởi 28.000 lính Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi số lượng quân đội của Triều Tiên hùng mạnh hơn so với Hàn Quốc và Mỹ cộng lại, Triều Tiên vẫn không có cơ hội chiến thắng bởi thiết bị phần lớn kém xa. Sức mạnh không quân của Mỹ – Hàn có thể nhanh chóng khiến liên minh này đạt thế vượt trội.
Ưu tiên quân sự hàng đầu
Chưa đầy một tháng sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời, Triều Tiên đã tuyên bố rõ ràng nước này vẫn thực hiện chính sách songun – ưu tiên quân sự hàng đầu – theo đó quân đội được ưu tiên hơn bất kỳ mọi lực lượng khác.
Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc cũng kêu gọi Seoul đáp trả cứng rắn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên.
"Cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc tấn công phủ đầu của Triều Tiên là làm cho Bình Nhưỡng hiểu rằng các lực lượng vũ trang Hàn Quốc sẽ tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực và tấn công đáp trả trước bất kỳ hành động gây hấn nào, kể cả cuộc chiến tranh du kích quy mô nhỏ trong khu vực".
Mặc dù Triều Tiên có ít máy bay chiến đấu hơn hồi năm 1986, nhưng sức mạnh không quân của nước này đã được tăng cường bằng những máy bay phản lực chiến đấu MiG-29 kể từ những năm 1990. Báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế cho biết số lượng tàu ngầm của Triều Tiên cũng tăng đáng kể.
Mặc dù vậy, hầu hết trang thiết bị hải quân và không quân của Bình Nhưỡng đều già cỗi, khả năng tiếp nhiên liệu thấp, đồng nghĩa với việc sẽ không duy trì được chiến dịch quân sự kéo dài. Trong khi đó, hầu hết tài chính của Triều Tiên được sử dụng cho chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt – báo cáo viết.
Khiêu khích
Các nhà phân tích cho rằng, nhà lãnh đạo non trẻ Kim Jong-un – người thứ ba trong gia tộc họ Kim nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên – sẽ theo sát con đường binh nghiệp của cha.
Theo các chuyên gia, Kim Jong-un có thể hành động, chẳng hạn tấn công quân sự hoặc tiến hành thêm nhiều vụ thử tên lửa hoặc hạt nhân nhằm đánh bóng tên tuổi cũng như tinh thần sắt đá của mình, giống như cha và ông nội.
Trước đó, Triều Tiên đã dọa biến Seoul thành "biển lửa" nhiều lần và ngay tuần trước vẫn lặp lại đe dọa đó. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Triều Tiên có lịch sử lâu đời trong việc sử dụng ngôn ngữ hiếu chiến chống lại Hàn Quốc, đặc biệt là từ khi Tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền năm 2008 và chấm dứt chính sách cam kết với Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 4.1 tuyên bố sẽ ký một kế hoạch hành động cùng Mỹ trong tháng này nhằm chống lại hành động gây hấn có thể xảy ra của Triều Tiên, đồng thời tăng cường số lượng các lần diễn tập với lực lượng Mỹ. Bộ Quốc phòng cho rằng động thái này là một phần nỗ lực nhằm duy trì tình trạng cảnh giác và bảo vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Trước đây, Bình Nhưỡng cũng nhiều lần lên án các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn, gọi đó là hành động khiêu khích xâm lược.
Hàn Quốc cũng đã củng cố quân đội từ sau vụ việc 50 binh sĩ Hàn Quốc thiệt hại trong hai vụ tấn công riêng rẽ năm 2010. Hàn Quốc đẩy mạnh phòng thủ pháo binh trên các đảo phía tây nơi các cuộc tấn công diễn ra, sửa đội điều lệ chiến đấu, cho phép hành động đáp trả cứng rắn hơn.
Hàn Quốc cũng tăng chi tiêu quân sự thêm 5% lên mức 33 nghìn tỉ won trong ngân sách năm 2012.
Vân Anh (Reuters)
(Theo laodong)