Chị Loan sợ những ngày cuối tuần. Vì chương trình đã được mặc định sẵn: "Anh chở mẹ con về nhà bà nội chơi. Chị lo đi chợ, nấu cơm. Anh nhậu nhẹt say sưa, rồi chị lại dọn dẹp".
Sợ những ngày cuối tuần
Lấy nhau đã 6 năm, hai vợ chồng chị Loan đã có 2 cô con gái xinh xắn đáng yêu. Hai vợ chồng cũng có của ăn của để. Tuy chưa phải là giàu “nứt đố đổ vách” nhưng cuộc sống ổn định, ai nhìn vào cũng phải ghen tị.
Thế nhưng, người không vui lại chính là hai vợ chồng chị Loan. Cuộc sống hàng ngày cứ đơn điệu, tẻ nhạt trôi đi. Chị Loan sợ những ngày nghỉ lễ tết, những ngày cuối tuần. Vì hôm đó, chương trình đã được mặc định sẵn.
Bố chở mấy mẹ con về nhà ông bà nội chơi. Mẹ lui cui lo đi chợ, nấu nướng. Đến bữa, bố chén chú chén anh với các anh em trong gia đình, say sưa nhậu nhẹt. Rồi chị Lan lại dọn dẹp tất cả, lo đến bữa chiều. Tối về đến nhà, chị lại tranh thủ dọn nhà, giặt quần áo, chuẩn bị ngày mai đi làm.
Những ngày còn lại trong tuần, hai vợ chồng đi làm, con đi học. Tối đến, cả nhà ăn chung bữa cơm rồi ai vào việc của người nấy. Con học bài, bố xem tivi, mẹ tiếp tục dọn dẹp.
Cuộc sống cứ đều đều trôi, hai vợ chồng thậm chí cũng chẳng còn chuyện gì để nói. Chị có mặc một bộ váy mới, kỳ công cắm một bình hoa hay tự tay chế biến món ăn cả nhà ưa thích, anh cũng chẳng có ý kiến gì. Anh hý hửng với chiếc LCD mới mua hay say mê với những bộ phim hành động Mỹ, chị cũng chẳng mảy may để ý.
Quanh năm suốt tháng, phụ nữ lúc nào cũng lo dọn dẹp nhà cửa
“Tôi muốn ly dị vì bỗng dưng thấy chán”
Đó là lời “tự thú” của anh Giang khi hai vợ chồng đưa nhau ra tòa khiến hai bên bố mẹ bất ngờ và sửng sốt. Anh kể: “Cuộc sống của hai vợ chồng chẳng có gì đáng phàn nàn, không ai có lỗi ngoại tình nọ kia. Nhưng sao chẳng có gì vui”.
Hai vợ chồng anh Giang đã có một con trai, một con gái, nhưng dường như sợi dây kết nối này là không thể. Anh thì rất ngạc nhiên trước đây có chuyện gì vui buồn ở công ty, ở gia đình, chị đều kịp thời động viên. Nhưng lâu dần, anh chỉ thấy vui vẻ khi ở cơ quan, khi đi nhậu nhẹt với bạn bè. Còn chị chỉ cảm thấy được sống đúng với mình mỗi khi về bên ngoại.
Chị Giang cũng chung một nỗi niềm như chồng: “Giữa hai chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau. Sống chung nhưng hờ hững. Tôi có sốt hay ốm đau, anh ấy vẫn đi nhậu tới khuya. Có lần anh ấy đi công tác 2 tháng, cũng không thèm gọi điện về nhà lấy một lần. Tôi cũng không gọi, mà cũng chẳng thấy có lý do gì cần phải gọi”.
Thậm chí, khi không có chồng ở nhà, chị cảm thấy thoải mái chat chit, lướt web, hay shopping với bạn, không phải lo cơm nước. Còn anh cũng chẳng bận tâm khi thấy vợ vắng nhà. Những mâu thuẫn trong gia đình nảy sinh và đưa đến kết luận: ly hôn là hơn.
Những cuộc hôn nhân nhàm chán
Không ai mong muốn những cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt, thiếu hạnh phúc. Nhưng trường hợp như vợ chồng chị Loan và anh Giang ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại.
Cuối tuần này, cả nhà mình cùng đi picnic nhé!
Nhịp sống gấp gáp khiến ai cũng bận rộn, ít quan tâm tới những người còn lại trong gia đình. Hệ quả, ly dị là điều không thể tránh khỏi. Theo các nhà tâm lý học, có rất nhiều dấu hiệu khiến cho cuộc hôn nhân của bạn ngày càng nhám chán và ở tình trạng đáng báo động như:
Vợ hoặc chồng cảm thấy lệ thuộc vào người còn lại. Hai vợ chồng đều có những suy nghĩ, cảm xúc như: “Về nhà chẳng có gì vui”. Người kia không quan tâm tới gia đình. Cuộc sống đơn điệu lặp đi lặp lại, không có điểm nhấn hoặc điểm bứt phá. Mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, giải pháp ly dị không phải là cách giải quyết cho những cuộc hôn nhân nhàm chán. Hãy thử làm mới cuộc sống, thay đổi những thói quen cố hữu và biết tạo cho nhau sự thú vị bất ngờ sẽ hóa giải được sự nhàm chán này.
Thay vì cứ suốt ngày nấu cơm ở nhà, ăn uống dọn dẹp, cả nhà hãy thử đi ăn ngoài một bữa, chọn những món ưa thích và đừng quá lăn tăn về kinh phí.
Bố và con hãy lao động công ích một ngày, cho mẹ được nghỉ ngơi một ngày. Mẹ đã suốt ngày ở bếp, dọn dẹp khắp nhà rồi. Mẹ cũng phải đi làm chứ mẹ ở nhà chơi đâu nào. Sau đó, cả nhà nên có sự phân công rõ ràng, mỗi người một việc nhé! Mẹ đỡ vất vả mà cả gia đình đều cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn.
Dù là vợ hay chồng, đều phải cố gắng thay đổi chính bản thân mình để người còn lại cảm thấy vui vẻ và muốn về nhà. Chồng không nên thường xuyên vắng cơm nhà, về tới nhà giữa đêm khuya và trong bộ dạng say sưa. Vợ không nên mang bộ mặt cau có, cằn nhằn và nói đi nói lại tội lỗi của chồng.
Cứ thử thay đổi mà xem! Cuộc sống hôn nhân chả còn nhàm tẹo nào!
Theo Afamily
Sợ những ngày cuối tuần
Lấy nhau đã 6 năm, hai vợ chồng chị Loan đã có 2 cô con gái xinh xắn đáng yêu. Hai vợ chồng cũng có của ăn của để. Tuy chưa phải là giàu “nứt đố đổ vách” nhưng cuộc sống ổn định, ai nhìn vào cũng phải ghen tị.
Thế nhưng, người không vui lại chính là hai vợ chồng chị Loan. Cuộc sống hàng ngày cứ đơn điệu, tẻ nhạt trôi đi. Chị Loan sợ những ngày nghỉ lễ tết, những ngày cuối tuần. Vì hôm đó, chương trình đã được mặc định sẵn.
Bố chở mấy mẹ con về nhà ông bà nội chơi. Mẹ lui cui lo đi chợ, nấu nướng. Đến bữa, bố chén chú chén anh với các anh em trong gia đình, say sưa nhậu nhẹt. Rồi chị Lan lại dọn dẹp tất cả, lo đến bữa chiều. Tối về đến nhà, chị lại tranh thủ dọn nhà, giặt quần áo, chuẩn bị ngày mai đi làm.
Những ngày còn lại trong tuần, hai vợ chồng đi làm, con đi học. Tối đến, cả nhà ăn chung bữa cơm rồi ai vào việc của người nấy. Con học bài, bố xem tivi, mẹ tiếp tục dọn dẹp.
Cuộc sống cứ đều đều trôi, hai vợ chồng thậm chí cũng chẳng còn chuyện gì để nói. Chị có mặc một bộ váy mới, kỳ công cắm một bình hoa hay tự tay chế biến món ăn cả nhà ưa thích, anh cũng chẳng có ý kiến gì. Anh hý hửng với chiếc LCD mới mua hay say mê với những bộ phim hành động Mỹ, chị cũng chẳng mảy may để ý.
Quanh năm suốt tháng, phụ nữ lúc nào cũng lo dọn dẹp nhà cửa
“Tôi muốn ly dị vì bỗng dưng thấy chán”
Đó là lời “tự thú” của anh Giang khi hai vợ chồng đưa nhau ra tòa khiến hai bên bố mẹ bất ngờ và sửng sốt. Anh kể: “Cuộc sống của hai vợ chồng chẳng có gì đáng phàn nàn, không ai có lỗi ngoại tình nọ kia. Nhưng sao chẳng có gì vui”.
Hai vợ chồng anh Giang đã có một con trai, một con gái, nhưng dường như sợi dây kết nối này là không thể. Anh thì rất ngạc nhiên trước đây có chuyện gì vui buồn ở công ty, ở gia đình, chị đều kịp thời động viên. Nhưng lâu dần, anh chỉ thấy vui vẻ khi ở cơ quan, khi đi nhậu nhẹt với bạn bè. Còn chị chỉ cảm thấy được sống đúng với mình mỗi khi về bên ngoại.
Chị Giang cũng chung một nỗi niềm như chồng: “Giữa hai chúng tôi chẳng có gì để nói với nhau. Sống chung nhưng hờ hững. Tôi có sốt hay ốm đau, anh ấy vẫn đi nhậu tới khuya. Có lần anh ấy đi công tác 2 tháng, cũng không thèm gọi điện về nhà lấy một lần. Tôi cũng không gọi, mà cũng chẳng thấy có lý do gì cần phải gọi”.
Thậm chí, khi không có chồng ở nhà, chị cảm thấy thoải mái chat chit, lướt web, hay shopping với bạn, không phải lo cơm nước. Còn anh cũng chẳng bận tâm khi thấy vợ vắng nhà. Những mâu thuẫn trong gia đình nảy sinh và đưa đến kết luận: ly hôn là hơn.
Những cuộc hôn nhân nhàm chán
Không ai mong muốn những cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt, thiếu hạnh phúc. Nhưng trường hợp như vợ chồng chị Loan và anh Giang ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại.
Cuối tuần này, cả nhà mình cùng đi picnic nhé!
Nhịp sống gấp gáp khiến ai cũng bận rộn, ít quan tâm tới những người còn lại trong gia đình. Hệ quả, ly dị là điều không thể tránh khỏi. Theo các nhà tâm lý học, có rất nhiều dấu hiệu khiến cho cuộc hôn nhân của bạn ngày càng nhám chán và ở tình trạng đáng báo động như:
Vợ hoặc chồng cảm thấy lệ thuộc vào người còn lại. Hai vợ chồng đều có những suy nghĩ, cảm xúc như: “Về nhà chẳng có gì vui”. Người kia không quan tâm tới gia đình. Cuộc sống đơn điệu lặp đi lặp lại, không có điểm nhấn hoặc điểm bứt phá. Mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, giải pháp ly dị không phải là cách giải quyết cho những cuộc hôn nhân nhàm chán. Hãy thử làm mới cuộc sống, thay đổi những thói quen cố hữu và biết tạo cho nhau sự thú vị bất ngờ sẽ hóa giải được sự nhàm chán này.
Thay vì cứ suốt ngày nấu cơm ở nhà, ăn uống dọn dẹp, cả nhà hãy thử đi ăn ngoài một bữa, chọn những món ưa thích và đừng quá lăn tăn về kinh phí.
Bố và con hãy lao động công ích một ngày, cho mẹ được nghỉ ngơi một ngày. Mẹ đã suốt ngày ở bếp, dọn dẹp khắp nhà rồi. Mẹ cũng phải đi làm chứ mẹ ở nhà chơi đâu nào. Sau đó, cả nhà nên có sự phân công rõ ràng, mỗi người một việc nhé! Mẹ đỡ vất vả mà cả gia đình đều cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn.
Dù là vợ hay chồng, đều phải cố gắng thay đổi chính bản thân mình để người còn lại cảm thấy vui vẻ và muốn về nhà. Chồng không nên thường xuyên vắng cơm nhà, về tới nhà giữa đêm khuya và trong bộ dạng say sưa. Vợ không nên mang bộ mặt cau có, cằn nhằn và nói đi nói lại tội lỗi của chồng.
Cứ thử thay đổi mà xem! Cuộc sống hôn nhân chả còn nhàm tẹo nào!
Theo Afamily