1 cái hắt hơi, 150 người lây bệnh

thanhlinh

Junior Member
p_tr.gif

Một nghiên cứu gần đây khẳng định: Nếu một hành khách ngồi trên xe buýt bị hắt hơi sổ mũi liên tục thì chỉ trong vòng 5 phút sẽ khiến cho 150 người khác nhiễm vi rút cúm.
Cứ một cái hắt hơi thì bắn vào không khí khoảng 100.000 giọt vi khuẩn với tốc độ nhanh đến mức chỉ cần vài giây là đủ để chúng bám vào các đồ vật như tay cầm mở cửa, tay vịn lan can và những nơi mà thường xuyên có sự tiếp xúc... Nhưng sự nguy hiểm này hoàn toàn có thể được chặn đứng bằng cách dùng khăn giấy hay khăn tay.

sneeze1.jpg
Ảnh: Inmagine Kết quả này có được từ cuộc khảo sát sức khỏe và quan sát 1.300 nhân viên (hầu hết trong số này đều từng bị cảm lạnh ít nhất là 1 lần trong mùa đông) do chuyên gia cảm cúm, cảm lạnh, TS Roger Henderson, thực hiện.

Dựa trên việc theo dõi những lần hắt hơi của họ trong quá trình di chuyển trên các phương tiện công cộng, ông nhận thấy: trên 10% tất cả những người tham gia giao thông công cộng đều có tiếp xúc với khu vực bị nhiễm vi rút cảm cúm do ai đó hắt hơi. Ở những khu vực đông đúc nhất, chẳng hạn như bến tàu điện ngầm, con số này là khoảng 150 người trong mỗi giờ.

Nghiên cứu cũng cho thấy sự tương phản rõ rệt: Chỉ có 58% những người thường làm việc tại nhà thường xuyên bị cảm lạnh trong suốt mùa đông; trong khi có tới 99% những người đi làm bằng tàu điện ngầm, 98% những người đi làm bằng xe buýt và 96% người đi làm bằng tàu hỏa nhiễm bệnh. Nếu đi bộ tới chỗ làm thì tỉ lệ này là 88%.

Vì vậy, khi tham gia giao thông công cộng, mọi người nên ý thức về các phản ứng của cơ thể trước bệnh tật bởi không phải lúc nào chúng cũng được cảm thông. Khoảng 20% những người ngồi cùng chuyến xe với bạn cảm thấy bực bội khi người đồng hành hắt hơi mà không dùng khăn giấy và khoảng 33% tức giận nếu như bạn ho mà không che miệng. Ngay cả động tác khụt khịt mũi cũng khiến 12% người đồng hành với bạn cảm thấy căng thẳng.

Tuy nhiên, dù bực bội, tức giận đến đâu thì đa phần mọi người sẽ có thái độ lảng tránh, cười mỉm hay im lặng chịu đựng. Chỉ có 8% sẽ thể hiện sự bực mình bằng cách nói bóng gió hay nói thẳng với người vừa tạo ra tiếng động khó chịu đó.

Còn với người bệnh, chỉ có 2/3 nhận thức rằng họ đi làm khi cảm thấy ốm mệt là đang gây phiền toái cho người xung quanh.

Điều đáng buồn là đàn ông thường hay mắc lỗi này hơn (cứ 3 người thì có 1 người không mang giấy ăn) trong khi tỉ lệ này ở chị em chỉ là 19%.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Chúng ta không thể tránh được vi khuẩn nhưng chúng ta có thể chặn đứng sự lây lan của chúng, đặc biệt là khi bạn đang ở trên những phương tiện giao thông công cộng. Hãy nghĩ rằng nếu không che miệng khi hắt hơi thì hẳn bạn là nguồn gốc khiến nhiều người khác ngồi cùng xe mắc bệnh”.

Vậy nên hãy thường xuyên mang khăn giấy, khăn tay bên người. Ngoài ra, nên mang theo những quyển truyện cười để luôn cảm thấy hạnh phúc, nhờ đó hệ miễn dịch sẽ được tăng cường, giúp bạn chống chọi với bệnh tật tốt hơn.


Theo Dailymail/Dân trí
 
Back
Top