G
Guest
Guest
1. Golden Rock (Burma)
Chùa Kyaiktiyo, hay còn được biết đến với tên “Tảng đá vàng” là chùa nổi tiếng của Phật giáo dành cho các khách hành hương ở Mon State, Burma. Ngôi chùa nhỏ (cao khoảng 18ft, tương đương với 5,5m), nằm trên đỉnh của “tảng đá vàng”, một loại đá granite bao phủ bởi lá vàng được những người sùng đạo dán lên. Tảng đá đứng không vững chắc, và có vẻ đi trái với lực hấp dẫn, nhưng nó vĩnh viễn nằm ở đó, mặc dù trông như sắp lăn xuống đồi.
2. Delicate Arch (Utah, USA)
Một kiến trúc nổi tiếng của thế giới nằm tại công viên quốc gia Arches (Utah, USA). Với kiểu kiến trúc đứng cô độc nhưng đầy bí ẩn, Delicate Arch đã trở thành một biểu tượng của quốc gia.
3. Stone Tree (Bolivia)
Được chạm khắc bởi gió và cát, “cây đá” này nằm tại Bolivian Altiplano, đây là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới.
4. Mushroom Rock (Egypt)
Đây là một trong những núi có hình nấm nổi tiếng nhất thế giới, nằm tại Ai Cập. Đây là ví dụ điển hình của việc bị xói mòn và phong hóa, thường xuất hiện ở những vùng sa mạc, hình thành qua hàng ngàn năm khiến phần đáy nhỏ hơn phần đầu.
5. The Wave (Arizona, USA)
Vùng đá cát tuyệt vời này được gọi là “những con sóng” (the Waves), nằm trên sườn núi Coyote Buttes, Arizona. Để đến được khu vực này, người ta cần đi bộ khoảng 3 dặm (tương đương 4,8 km) trên con đường rất nhỏ và gồ ghề, sau đó phải đi theo đường vòng cách The Wave khoảng 6 dặm (9,7 km), và tiếp tục leo lên độ cao 350ft (tương đương 107 mét).
6. Ayers Rock (Australia)
Khu vực đá cát khổng lồ thuộc dãy núi Ayers (hay còn gọi là dãy Uluru), rộng khoảng 1142 ft trên sa mạc. Với chu vi 6 dặm, nó khiến tất cả mọi thứ xung quanh trở nên thật nhỏ bé. Đây là dãy núi biểu trưng của nước Úc, và là một trong những dãy lớn nhất thế giới. Từ sáng sớm đến lúc chạng vạng tối, người ta có thể nhìn thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi trên vách núi. Ayers Rock là vùng đất dành cho người thổ dây Aborigines, vẫn được biết đến với cái tên Anangu. Trong những năm gần đây, Uluru cũng trở nên phổ biến hơn với những nhà nghệ thuật.
7. Melting Shadows (Utah, USA)
Những dãy đá với những với ánh sáng mờ ảo của buổi sáng dọc theo hướng bắc của Utah’s Bridger Jack Mesa (phần cảnh quan phía trước), che chắn Lavender Canyon trong màu tím lạnh lẽo. Khu vực này bao gồm những lớp sa thạch có tuổi đời khoảng 200 triệu năm, và được bao phủ bởi những đụn cát dày cả trăm mét.
8. Split Apple Rock (New Zealand)
Cấu trúc thú vị của Split Apple Rock ở đảo Nam New Zealand mang chính xác những đặc điểm tên gọi của nó. Split Apple Rock, nằm gần Marahau, Công viên quốc gia Abel Tasman, quận Tasman là một điểm du lịch được nhiều người biết tới.
9. The Pinnacles (Australia)
Những khối đá vôi tuyệt đẹp này được gọi là “những đỉnh nhọn” (The Pinnacles) nằm ở công viên quốc gia Namburg phía Tây nước Úc. The Pinnacles hình thành từ những quặng đá vôi được “lọc” qua gió và cát, bên dưới là những quặng đá vôi mềm.
10. Perce Rock (Canada)
Đây là một trong những khối đá uốn cong một cách tự nhiên lớn nhất thế giới. Trước đây nó đã từng có 2 khối đá sát nhau, nhưng một đã bị sập vào ngày 17/6/1845. Bất chấp sự biến mất của một nửa khối đá, The Perce Rock vẫn được coi là một trong 7 kì quan của Canada.
Chùa Kyaiktiyo, hay còn được biết đến với tên “Tảng đá vàng” là chùa nổi tiếng của Phật giáo dành cho các khách hành hương ở Mon State, Burma. Ngôi chùa nhỏ (cao khoảng 18ft, tương đương với 5,5m), nằm trên đỉnh của “tảng đá vàng”, một loại đá granite bao phủ bởi lá vàng được những người sùng đạo dán lên. Tảng đá đứng không vững chắc, và có vẻ đi trái với lực hấp dẫn, nhưng nó vĩnh viễn nằm ở đó, mặc dù trông như sắp lăn xuống đồi.
2. Delicate Arch (Utah, USA)
Một kiến trúc nổi tiếng của thế giới nằm tại công viên quốc gia Arches (Utah, USA). Với kiểu kiến trúc đứng cô độc nhưng đầy bí ẩn, Delicate Arch đã trở thành một biểu tượng của quốc gia.
3. Stone Tree (Bolivia)
Được chạm khắc bởi gió và cát, “cây đá” này nằm tại Bolivian Altiplano, đây là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới.
4. Mushroom Rock (Egypt)
Đây là một trong những núi có hình nấm nổi tiếng nhất thế giới, nằm tại Ai Cập. Đây là ví dụ điển hình của việc bị xói mòn và phong hóa, thường xuất hiện ở những vùng sa mạc, hình thành qua hàng ngàn năm khiến phần đáy nhỏ hơn phần đầu.
5. The Wave (Arizona, USA)
Vùng đá cát tuyệt vời này được gọi là “những con sóng” (the Waves), nằm trên sườn núi Coyote Buttes, Arizona. Để đến được khu vực này, người ta cần đi bộ khoảng 3 dặm (tương đương 4,8 km) trên con đường rất nhỏ và gồ ghề, sau đó phải đi theo đường vòng cách The Wave khoảng 6 dặm (9,7 km), và tiếp tục leo lên độ cao 350ft (tương đương 107 mét).
6. Ayers Rock (Australia)
Khu vực đá cát khổng lồ thuộc dãy núi Ayers (hay còn gọi là dãy Uluru), rộng khoảng 1142 ft trên sa mạc. Với chu vi 6 dặm, nó khiến tất cả mọi thứ xung quanh trở nên thật nhỏ bé. Đây là dãy núi biểu trưng của nước Úc, và là một trong những dãy lớn nhất thế giới. Từ sáng sớm đến lúc chạng vạng tối, người ta có thể nhìn thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi trên vách núi. Ayers Rock là vùng đất dành cho người thổ dây Aborigines, vẫn được biết đến với cái tên Anangu. Trong những năm gần đây, Uluru cũng trở nên phổ biến hơn với những nhà nghệ thuật.
7. Melting Shadows (Utah, USA)
Những dãy đá với những với ánh sáng mờ ảo của buổi sáng dọc theo hướng bắc của Utah’s Bridger Jack Mesa (phần cảnh quan phía trước), che chắn Lavender Canyon trong màu tím lạnh lẽo. Khu vực này bao gồm những lớp sa thạch có tuổi đời khoảng 200 triệu năm, và được bao phủ bởi những đụn cát dày cả trăm mét.
8. Split Apple Rock (New Zealand)
Cấu trúc thú vị của Split Apple Rock ở đảo Nam New Zealand mang chính xác những đặc điểm tên gọi của nó. Split Apple Rock, nằm gần Marahau, Công viên quốc gia Abel Tasman, quận Tasman là một điểm du lịch được nhiều người biết tới.
9. The Pinnacles (Australia)
Những khối đá vôi tuyệt đẹp này được gọi là “những đỉnh nhọn” (The Pinnacles) nằm ở công viên quốc gia Namburg phía Tây nước Úc. The Pinnacles hình thành từ những quặng đá vôi được “lọc” qua gió và cát, bên dưới là những quặng đá vôi mềm.
10. Perce Rock (Canada)
Đây là một trong những khối đá uốn cong một cách tự nhiên lớn nhất thế giới. Trước đây nó đã từng có 2 khối đá sát nhau, nhưng một đã bị sập vào ngày 17/6/1845. Bất chấp sự biến mất của một nửa khối đá, The Perce Rock vẫn được coi là một trong 7 kì quan của Canada.
Hundki
theo 24h.com.vn
theo 24h.com.vn