tuyet_loan08
Junior Member
Liệu hai vợ chồng bạn có tồn tại những dấu hiệu này không. Thử kiểm tra xem nhé.
1. Thiếu tôn trọng nhau
Theo Karol Ward, tác giả của bài viết Find Your Inner Voice thì: nếu một trong hai người thiếu tôn trọng hoặc đối xử thô bạo trong việc hàn gắn mối quan hệ thì chắc chắn người đó đã không tôn trọng người còn lại. Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự giận dữ và sự khinh miệt đối phương. Thiếu tôn trọng có nghĩa là bạn không còn đánh giá cao hoặc yêu thương người ấy nữa. Và nếu bạn muốn giải quyết vấn đề này thì khi mọi thứ đang chìm lắng, bạn hãy bày tỏ bạn cảm thấy bị tổn thương như thế nào khi mình không được tôn trọng. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với quan điểm của anh ấy, nhưng nên chỉ ra rằng bạn sẵn sàng cố gắng hết sức để hàn gắn lại mối quan hệ nếu như anh ấy cũng có thiện ý ấy. Phải thật sự chân thành, bình tĩnh và thẳng thắn. Nếu như bạn nhận thấy anh ấy không còn muốn tiếp tục mối quan hệ này nữa thì ít nhất bạn cũng biết được sự thật và chấm dứt hẳn mối quan hệ này.
2. Không cãi cọ nhau
Nghe có vẻ như khá tích cực nhưng nếu hai vợ chồng không còn cãi cọ nhau nữa thì có nghĩa là hai người cũng không còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Nếu như hai người vẫn cãi cọ, vẫn xung đột nhau thì mối quan hệ của hai người còn có thể cứu vãn. Nhưng nếu một khi hai người đến cãi nhau còn không muốn thì li hôn sẽ là bước tiếp theo.
3. Một trong hai người là kẻ lừa dối
Nhà tâm lí học Lauren Mackler cảnh báo rằng nếu một trong hai người không chung thủy thì nguy cơ li hôn sẽ rất cao. Con người ta thường muốn bước ra cuộc hôn nhân của mình khi họ không biết làm thế nào để giải quyết sự tức giận, tự ti và chán nản - những nguyên nhân phổ biến trong mối bất hòa trong hôn nhân. Thay vì chia sẻ những khó khăn này với người còn lại, thì họ lại đi tìm một người khác có thể giúp họ nhận ra căn nguyên của vấn đề. Và điều này dẫn đến cuộc hôn nhân bị sụp đổ.
4. Không quan hệ tình dục
Nếu như hai người giảm ham muốn ở chuyển ấy thì cũng có thể là một nguy cơ dẫn đến li hôn. Có nhiều đôi tránh nói chuyện về vấn đề này bởi vì họ xấu hổ. Mackler chỉ ra rằng " Thay vì xấu hổ bạn nên hiểu rằng giảm ân ái sẽ khiến cho cuộc hôn nhân của hai người càng tồi tệ hơn. Bạn nên tìm ra một vài phương pháp vật lí trị liệu hoặc một bác sĩ chuyện khoa để giúp bạn hàn gắn lại chuyện ấy.
5. Qúa chú trọng vào bổn phận làm cha, làm mẹ mà quên đi nghĩa vụ làm vợ làm chồng
Nếu như bạn quá chú ý đến việc nuôi dạy con cái mà quên đi việc phải chăm sóc cho chồng mình thì bạn đã hoàn toàn đánh mất sợi dây kết nối với anh ấy. Đây là lí do giải thích tại sao nhiều đôi vợ chồng đã li hôn khi con cái của họ đang dần trưởng thành. Mối quan hệ vợ chồng thực sự rất quan trọng - đó là nền tảng của một gia đình. Bởi thế bạn không nên quá chú trọng vào việc làm cha làm mẹ mà quên đi nghĩa vụ làm vợ làm chồng của mình. Tất nhiên, con cái cũng rất quan trọng nhưng tình yêu và mối quan hệ của hai người cũng quan trọng không kém đâu bạn ạ.
6. Thu hẹp tình cảm
Nếu như một trong hai người thu hẹp tình cảm của mình trong một thời gian dài, điều này có nghĩa là người đó không còn muốn vun đắp cho mối quan hệ này nữa. Nếu một người không còn trao tình cảm, không nói chuyện và cũng không dành thời gian để ở nhà nhiều như trước thì đấy là lúc họ muốn bước ra khỏi mối quan hệ đó. Để kiểm soát điều này, bạn có thể nói với anh ấy về những điều bạn quan tâm hoặc viết một bức thứ nói rằng bạn cần nói chuyện với anh ấy. Khi hai người gặp nhau, hãy nói cho anh ấy biết rằng bấy lâu nay bạn đã để ý đến vẻ bề ngoài của anh ấy hờ hững như thế nào, bạn cảm thấy như thế nào khi anh ấy làm như thế. Có vẻ như rất khó khăn để hai người có thể hàn gắn lại nhưng nếu bạn muốn mối quan hệ của mình quay trở về như ngày xưa thì hãy cố gắng hết sức mình vượt qua khó khăn đó.
7. Không sẵn lòng để giải quyết xung đột
Nếu một trong hai người từ chối giải quyết những xung đột xung quanh mối quan hệ thì đây cũng là dấu hiệu của một cuộc li hôn đang cận kề. Có một ự khác biệt rất lớn giữa việc không biết cách giải quyết và không muốn giải quyết. Nếu anh ấy không sẵn lòng để đàm phán, không muốn cãi cọ hoặc chọn vật lí trị liệu để hàn gắn vết nứt trong gia đình thì nguy cơ li hôn sẽ rất cao. Còn nếu như cả hai cùng muốn giải quyết mối bất hòa đó thì hai người nên chọn ra một khoảng thời gian hợp lí để nói chuyện và chia sẻ những mối bận tâm của mình.Nói với anh ấy rằng: bạn không biết làm thé nào để có thể giải quyết mối bất hòa này và nhờ anh ấy tìm ra một biện pháp nào đó để cải thiện tình trạng cực đoan này.
( theo Xinh Xinh )
1. Thiếu tôn trọng nhau
Theo Karol Ward, tác giả của bài viết Find Your Inner Voice thì: nếu một trong hai người thiếu tôn trọng hoặc đối xử thô bạo trong việc hàn gắn mối quan hệ thì chắc chắn người đó đã không tôn trọng người còn lại. Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự giận dữ và sự khinh miệt đối phương. Thiếu tôn trọng có nghĩa là bạn không còn đánh giá cao hoặc yêu thương người ấy nữa. Và nếu bạn muốn giải quyết vấn đề này thì khi mọi thứ đang chìm lắng, bạn hãy bày tỏ bạn cảm thấy bị tổn thương như thế nào khi mình không được tôn trọng. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với quan điểm của anh ấy, nhưng nên chỉ ra rằng bạn sẵn sàng cố gắng hết sức để hàn gắn lại mối quan hệ nếu như anh ấy cũng có thiện ý ấy. Phải thật sự chân thành, bình tĩnh và thẳng thắn. Nếu như bạn nhận thấy anh ấy không còn muốn tiếp tục mối quan hệ này nữa thì ít nhất bạn cũng biết được sự thật và chấm dứt hẳn mối quan hệ này.
2. Không cãi cọ nhau
Nghe có vẻ như khá tích cực nhưng nếu hai vợ chồng không còn cãi cọ nhau nữa thì có nghĩa là hai người cũng không còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Nếu như hai người vẫn cãi cọ, vẫn xung đột nhau thì mối quan hệ của hai người còn có thể cứu vãn. Nhưng nếu một khi hai người đến cãi nhau còn không muốn thì li hôn sẽ là bước tiếp theo.
3. Một trong hai người là kẻ lừa dối
Nhà tâm lí học Lauren Mackler cảnh báo rằng nếu một trong hai người không chung thủy thì nguy cơ li hôn sẽ rất cao. Con người ta thường muốn bước ra cuộc hôn nhân của mình khi họ không biết làm thế nào để giải quyết sự tức giận, tự ti và chán nản - những nguyên nhân phổ biến trong mối bất hòa trong hôn nhân. Thay vì chia sẻ những khó khăn này với người còn lại, thì họ lại đi tìm một người khác có thể giúp họ nhận ra căn nguyên của vấn đề. Và điều này dẫn đến cuộc hôn nhân bị sụp đổ.
4. Không quan hệ tình dục
Nếu như hai người giảm ham muốn ở chuyển ấy thì cũng có thể là một nguy cơ dẫn đến li hôn. Có nhiều đôi tránh nói chuyện về vấn đề này bởi vì họ xấu hổ. Mackler chỉ ra rằng " Thay vì xấu hổ bạn nên hiểu rằng giảm ân ái sẽ khiến cho cuộc hôn nhân của hai người càng tồi tệ hơn. Bạn nên tìm ra một vài phương pháp vật lí trị liệu hoặc một bác sĩ chuyện khoa để giúp bạn hàn gắn lại chuyện ấy.
5. Qúa chú trọng vào bổn phận làm cha, làm mẹ mà quên đi nghĩa vụ làm vợ làm chồng
Nếu như bạn quá chú ý đến việc nuôi dạy con cái mà quên đi việc phải chăm sóc cho chồng mình thì bạn đã hoàn toàn đánh mất sợi dây kết nối với anh ấy. Đây là lí do giải thích tại sao nhiều đôi vợ chồng đã li hôn khi con cái của họ đang dần trưởng thành. Mối quan hệ vợ chồng thực sự rất quan trọng - đó là nền tảng của một gia đình. Bởi thế bạn không nên quá chú trọng vào việc làm cha làm mẹ mà quên đi nghĩa vụ làm vợ làm chồng của mình. Tất nhiên, con cái cũng rất quan trọng nhưng tình yêu và mối quan hệ của hai người cũng quan trọng không kém đâu bạn ạ.
6. Thu hẹp tình cảm
Nếu như một trong hai người thu hẹp tình cảm của mình trong một thời gian dài, điều này có nghĩa là người đó không còn muốn vun đắp cho mối quan hệ này nữa. Nếu một người không còn trao tình cảm, không nói chuyện và cũng không dành thời gian để ở nhà nhiều như trước thì đấy là lúc họ muốn bước ra khỏi mối quan hệ đó. Để kiểm soát điều này, bạn có thể nói với anh ấy về những điều bạn quan tâm hoặc viết một bức thứ nói rằng bạn cần nói chuyện với anh ấy. Khi hai người gặp nhau, hãy nói cho anh ấy biết rằng bấy lâu nay bạn đã để ý đến vẻ bề ngoài của anh ấy hờ hững như thế nào, bạn cảm thấy như thế nào khi anh ấy làm như thế. Có vẻ như rất khó khăn để hai người có thể hàn gắn lại nhưng nếu bạn muốn mối quan hệ của mình quay trở về như ngày xưa thì hãy cố gắng hết sức mình vượt qua khó khăn đó.
7. Không sẵn lòng để giải quyết xung đột
Nếu một trong hai người từ chối giải quyết những xung đột xung quanh mối quan hệ thì đây cũng là dấu hiệu của một cuộc li hôn đang cận kề. Có một ự khác biệt rất lớn giữa việc không biết cách giải quyết và không muốn giải quyết. Nếu anh ấy không sẵn lòng để đàm phán, không muốn cãi cọ hoặc chọn vật lí trị liệu để hàn gắn vết nứt trong gia đình thì nguy cơ li hôn sẽ rất cao. Còn nếu như cả hai cùng muốn giải quyết mối bất hòa đó thì hai người nên chọn ra một khoảng thời gian hợp lí để nói chuyện và chia sẻ những mối bận tâm của mình.Nói với anh ấy rằng: bạn không biết làm thé nào để có thể giải quyết mối bất hòa này và nhờ anh ấy tìm ra một biện pháp nào đó để cải thiện tình trạng cực đoan này.
( theo Xinh Xinh )