N
nikki
Guest
"Anh bảo rằng anh muốn tìm một người như mẹ, cả đời hy sinh cho chồng con nhưng anh không bao giờ để ý rằng, chẳng mấy khi mẹ anh cười".
Có thể nhiều người mơ cuộc sống của mẹ anh ấy bây giờ, các con đều thành đạt, các cháu bi bô suốt ngày, hai ông bà có đủ lương để lo toan tuổi già nhưng mình hoàn toàn chẳng muốn trở thành người như bác ấy”, Vân, một cô nàng sắp làm dâu nói.
Trở thành một người có tuổi già hoàn hảo như thế thì tại sao lại không? “Vấn đề là bác ấy chỉ hoàn hảo cho người khác thôi, còn bản thân bác thì chẳng có gì, không khi nào để ý đến ước muốn của riêng mình, chỉ lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của mình thôi”.
Týp phụ nữ này rất nhiều trong xã hội Việt Nam. Khi nhan sắc đã tàn phai, đến bên kia dốc cuộc đời, vài người trong số họ mới ngộ ra rằng: Cả đời đã không chăm sóc đến mái tóc của mình, mái tóc mà khi còn con gái từng là niềm kiêu hãnh của họ, là vũ khí của họ. Họ được chồng con biết đến như một phụ nữ tốt, thậm chí là niềm tự hào của chồng con. Nhưng mãi mãi, họ chỉ là cái bóng của chính mình.
Những người phụ nữ này có cười cũng chỉ là những nụ cười không mang nhiều niềm vui, những nụ cười không hẳn gượng gạo nhưng cũng chẳng có chút gì mãn nguyện. Họ cười như thể đó cũng là công việc dĩ nhiên phải làm vậy.
Họ cảm thấy sứ mệnh làm mẹ, làm vợ của mình hoàn thành mỗi khi nhìn chồng con cười vui. Cũng từ ý nghĩ đó, họ khăng khăng không cần gì cho riêng mình.
Tuy nhiên, mẫu người này được các nhà tâm lý học đúc kết là những người thường tạo ra “hiện trường giả” rằng họ hạnh phúc, rằng chẳng có vấn đề gì đáng phàn nàn cả, họ thường mỉm cười và tỏ ra vui vẻ.
Tuy nhiên, thời gian qua đi, những ấm ức này tích tụ lại, họ trở nên dễ nổi cáu và hay buồn bã. Niềm tin giả dối mà họ tự xác lập rằng mình đang hạnh phúc đã trắng trợn mang đi tự do của họ, mặc dù cái tự do ấy chỉ đơn giản là niềm vui riêng của phụ nữ như sơn móng tay mỗi tuần, gặp gỡ bạn cũ hay đơn giản chỉ là được rảnh rang trong việc nhà để nghỉ ngơi, xem một bộ phim...
PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng những người phụ nữ như thế đã đánh mất bản thân mình. Có thể một ngày kia, họ thấy cuộc sống của người bạn khác và thử làm phép so sánh; niềm tin của họ đã thay đổi nhưng có thể cả đời họ sẽ sống mãi trong niềm tin đó và xã hội gọi là là tuýp người chịu đựng.
“Không có ai đáng phải sống chịu đựng cả, kể cả người mẹ. Họ xứng đáng được hưởng cuộc sống như mọi người, có đam mê và sở thích, không chỉ là một cái máy sinh ra để hi sinh”, ThS. Tâm lý Mạnh Hà, giảng viên ĐHKHXH&NV cho biết.
Theo Thùy Ninh/Afamily
Có thể nhiều người mơ cuộc sống của mẹ anh ấy bây giờ, các con đều thành đạt, các cháu bi bô suốt ngày, hai ông bà có đủ lương để lo toan tuổi già nhưng mình hoàn toàn chẳng muốn trở thành người như bác ấy”, Vân, một cô nàng sắp làm dâu nói.
Trở thành một người có tuổi già hoàn hảo như thế thì tại sao lại không? “Vấn đề là bác ấy chỉ hoàn hảo cho người khác thôi, còn bản thân bác thì chẳng có gì, không khi nào để ý đến ước muốn của riêng mình, chỉ lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của mình thôi”.
Týp phụ nữ này rất nhiều trong xã hội Việt Nam. Khi nhan sắc đã tàn phai, đến bên kia dốc cuộc đời, vài người trong số họ mới ngộ ra rằng: Cả đời đã không chăm sóc đến mái tóc của mình, mái tóc mà khi còn con gái từng là niềm kiêu hãnh của họ, là vũ khí của họ. Họ được chồng con biết đến như một phụ nữ tốt, thậm chí là niềm tự hào của chồng con. Nhưng mãi mãi, họ chỉ là cái bóng của chính mình.
Họ cảm thấy sứ mệnh làm mẹ, làm vợ của mình hoàn thành mỗi khi nhìn chồng con cười vui. Cũng từ ý nghĩ đó, họ khăng khăng không cần gì cho riêng mình.
Tuy nhiên, mẫu người này được các nhà tâm lý học đúc kết là những người thường tạo ra “hiện trường giả” rằng họ hạnh phúc, rằng chẳng có vấn đề gì đáng phàn nàn cả, họ thường mỉm cười và tỏ ra vui vẻ.
Tuy nhiên, thời gian qua đi, những ấm ức này tích tụ lại, họ trở nên dễ nổi cáu và hay buồn bã. Niềm tin giả dối mà họ tự xác lập rằng mình đang hạnh phúc đã trắng trợn mang đi tự do của họ, mặc dù cái tự do ấy chỉ đơn giản là niềm vui riêng của phụ nữ như sơn móng tay mỗi tuần, gặp gỡ bạn cũ hay đơn giản chỉ là được rảnh rang trong việc nhà để nghỉ ngơi, xem một bộ phim...
PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng những người phụ nữ như thế đã đánh mất bản thân mình. Có thể một ngày kia, họ thấy cuộc sống của người bạn khác và thử làm phép so sánh; niềm tin của họ đã thay đổi nhưng có thể cả đời họ sẽ sống mãi trong niềm tin đó và xã hội gọi là là tuýp người chịu đựng.
“Không có ai đáng phải sống chịu đựng cả, kể cả người mẹ. Họ xứng đáng được hưởng cuộc sống như mọi người, có đam mê và sở thích, không chỉ là một cái máy sinh ra để hi sinh”, ThS. Tâm lý Mạnh Hà, giảng viên ĐHKHXH&NV cho biết.
Theo Thùy Ninh/Afamily