Sống với những ông chồng ghê gớm phải tinh ý và tâm lý, biết lúc nào nhịn, lúc nào bật, khi nào nói, khi nào im.
Dung (giảng viên Đại học) than: “Vợ chồng mình mới cưới, đã thoả thuận trước là có việc gì cả hai phải cùng bàn bạc. Thế nhưng vài ngày, anh ấy tự ý gọi thợ đến sơn lại nhà, mình ngơ ngác thì anh ấy tuôn ra một điệp khúc dài, nào là “phụ nữ thì phải nghe chồng”, rồi “làm vợ thì phải theo chồng”... Mình ý kiến anh ấy quát ngay”.
Sau cú sốc ấy, Dung phát hiện ra chồng mình cực kỳ gia trưởng. Anh nói một thì vợ phải nghe một, nói hai phải theo hai. Nếu không sẽ bị chửi bới.
Tự nhận mình hiền lành, có học thức, biết thu vén nhưng cũng vớ phải anh chồng quá ghê gớm là Quyên (Bắc Ninh). Không ít lần, Quyên phải “ngậm đắng nuốt cay” vì không muốn gia đình tan đàn xẻ nghé. “Có lần, chồng mình đưa 50 nghìn dặn mua hai lon bia. Mình hứng chí mua 3 lon, thế là về bị ăn mắng không thương tiếc dù lúc đó nhà đang có chú em chồng. Mình còn bị chồng bắt đưa không thiếu một xu tiền thừa và mang lon bia lỡ mua trả lại cho người ta” - Quyên ấm ức kể.
Nếu ở nhà khác, chồng nộp tiền cho vợ, vợ quản lý chi tiêu thì nhà Quyên ngược lại. Vì không được chồng tin tưởng kỹ năng “tay hòm chìa khóa” nên mỗi tháng lương, Quyên đều đưa hết cho chồng. Sau đó, anh đưa tiền đi chợ mỗi ngày cho vợ nhưng mua gì phải ghi rõ ràng, còn đối chiếu.
Cũng than mình hẩm hiu, ngoan ngoãn, chăm chỉ lại phải sống chung với người đàn ông gia trưởng, coi mình như vua trong nhà là Kim (Hoàng Mai, Hà Nội). “Cứ như luật bù trừ của tạo hóa vậy. Cô bạn mình năng nổ, đanh đá lắm lại cưới được anh chồng rõ hiền, đảm. Hàng ngày đi làm, tối về chẳng ngại xắn tay áo vào bếp cơm nước, không phải giúp vợ mà làm luôn cho vợ. Còn mình đầu tắt mặt tối vẫn bị chồng chê ỏng chê eo” - Kim ấm ức.
Kể lể với mẹ và chị gái, Kim cũng chỉ được an ủi: “Bản tính khó rời, thôi gắng mà sống chứ biết làm sao”. Thậm chí, mẹ ruột Kim còn trách: “Chồng con được học hành tử tế, lại có chức, có quyền, có xe 4 bánh. Đàn ông không có tật nọ thì tật kia. Con còn đòi hỏi gì nữa?”, khiến Kim dù buồn cũng cố chịu đựng.
Vợ chồng không thể tránh những lúc bất đồng (Ảnh minh họa)Nhìn vào ưu điểm của chồng
Linh (quận 3, TPHCM), có “kinh nghiệm” sống chung với chồng cục tính 5 năm, chia sẻ: “Đàn ông giống như chồng mình luôn coi bản thân là nhất nên ít bạn bè. Tình cảm cũng chẳng tỏ bày bao giờ, lại không biết dỗ vợ ngon ngọt. Không hiểu sao ngày xưa mình lại thấy vẻ lạnh lùng, khô khan của anh ấy là nam tính rồi 'chui đầu vào rọ'. Thế nhưng sau những buồn chán ban đầu thì bây giờ mình không còn ân hận nữa”.
Theo Linh, ưu điểm lớn nhất mà cô nhận thấy từ anh xã là tính kỷ luật, có trách nhiệm. Chồng Linh chuyên tâm kiếm tiền, lo kinh tế đầy đủ cho cả gia đình. Lúc rảnh rỗi là giúp vợ dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa. Vì thế, vốn sẵn tính dịu dàng nên Linh tiếp tục phát huy.
“Lúc vui vẻ, mình chỉ nhẹ nhàng: Em nghĩ thế này... Anh thấy có được không? Nếu không, cứ làm theo ý anh cũng được vì anh làm gì cũng muốn tốt cho... vợ anh thôi mà” - Linh vui vẻ kể. Ít nhiều Linh cũng thấy chồng đoái hoài đến ý kiến của mình, lại không có cảnh vợ chồng lục đục tối ngày nữa.
“Mềm thì nắn, rắn thì... im”
“Khi nóng giận, mình cố gắng lùi một chút. Lúc ấy có nói cũng chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, mình cũng không giữ được bình tĩnh nữa. Chờ khi hai vợ chồng vui vẻ, nói ra dễ chui lọt lỗ tai chồng hơn” - Ánh (Cầu Diễn, Hà Nội) chia sẻ cách sống với chồng nóng nảy. Ánh kể, cũng may bản tính cô hiền lành, biết nhu – biết cương chứ như những bà vợ khác thì lôi nhau ra tòa lâu rồi. Và cũng may vì chồng Ánh chỉ hơi bảo thù lúc nóng giận, còn những khi nghe vợ thủ thỉ ngọt ngào, anh cũng xuôi lòng.
Nhưng bạn nên khéo léo cãi lại chàng như thế nào để không mất lòng? (Ảnh minh họa)Và phải “bật”
“Nhịn mãi chẳng phải cách hay vì ta càng mềm, “địch” càng gây gổ” - Tuyến nói về quan hệ vợ chồng của mình như thế. Chồng Tuyến “nhiễm” tính độc đoán, hễ vợ muốn thuyết phục điều gì là hằn học:“Đầu đất, đã không biết gì mà còn hay nói” khiến Tuyến nhiều lần bức xúc ứa nước mắt. Một lần không chịu được, Tuyến bật dậy, mắt vằn đỏ tức tối: “Tôi nói cho anh biết, đến bố mẹ sinh ra tôi còn chưa dám nói tôi đầu óc bã đậu. Nếu anh cảm thấy tôi không xứng làm vợ anh thì chúng ta nên chia tay, chứ sống với nhau được mấy năm mà đã mạt sát thế này thì sao làm gương cho con cái được”.
Nhìn vẻ hung dữ của Tuyến, chồng Tuyến hơi bất ngờ nhưng cũng biết sai nên đành rút. Thế nhưng cái “bệnh” của chồng Tuyến thỉnh thoảng lại tái phát. Cho nên, sống với chồng kiểu này, Tuyến chia sẻ phải tinh ý và tâm lý, biết lúc nào nhịn, lúc nào bật, khi nào góp ý, khi nào im, nói đúng thì nghe, nói sai thì phải góp ý, góp ý không được thì thôi kệ, cứ việc đúng mình làm...
Theo Mẹ & Bé
Dung (giảng viên Đại học) than: “Vợ chồng mình mới cưới, đã thoả thuận trước là có việc gì cả hai phải cùng bàn bạc. Thế nhưng vài ngày, anh ấy tự ý gọi thợ đến sơn lại nhà, mình ngơ ngác thì anh ấy tuôn ra một điệp khúc dài, nào là “phụ nữ thì phải nghe chồng”, rồi “làm vợ thì phải theo chồng”... Mình ý kiến anh ấy quát ngay”.
Sau cú sốc ấy, Dung phát hiện ra chồng mình cực kỳ gia trưởng. Anh nói một thì vợ phải nghe một, nói hai phải theo hai. Nếu không sẽ bị chửi bới.
Tự nhận mình hiền lành, có học thức, biết thu vén nhưng cũng vớ phải anh chồng quá ghê gớm là Quyên (Bắc Ninh). Không ít lần, Quyên phải “ngậm đắng nuốt cay” vì không muốn gia đình tan đàn xẻ nghé. “Có lần, chồng mình đưa 50 nghìn dặn mua hai lon bia. Mình hứng chí mua 3 lon, thế là về bị ăn mắng không thương tiếc dù lúc đó nhà đang có chú em chồng. Mình còn bị chồng bắt đưa không thiếu một xu tiền thừa và mang lon bia lỡ mua trả lại cho người ta” - Quyên ấm ức kể.
Nếu ở nhà khác, chồng nộp tiền cho vợ, vợ quản lý chi tiêu thì nhà Quyên ngược lại. Vì không được chồng tin tưởng kỹ năng “tay hòm chìa khóa” nên mỗi tháng lương, Quyên đều đưa hết cho chồng. Sau đó, anh đưa tiền đi chợ mỗi ngày cho vợ nhưng mua gì phải ghi rõ ràng, còn đối chiếu.
Cũng than mình hẩm hiu, ngoan ngoãn, chăm chỉ lại phải sống chung với người đàn ông gia trưởng, coi mình như vua trong nhà là Kim (Hoàng Mai, Hà Nội). “Cứ như luật bù trừ của tạo hóa vậy. Cô bạn mình năng nổ, đanh đá lắm lại cưới được anh chồng rõ hiền, đảm. Hàng ngày đi làm, tối về chẳng ngại xắn tay áo vào bếp cơm nước, không phải giúp vợ mà làm luôn cho vợ. Còn mình đầu tắt mặt tối vẫn bị chồng chê ỏng chê eo” - Kim ấm ức.
Kể lể với mẹ và chị gái, Kim cũng chỉ được an ủi: “Bản tính khó rời, thôi gắng mà sống chứ biết làm sao”. Thậm chí, mẹ ruột Kim còn trách: “Chồng con được học hành tử tế, lại có chức, có quyền, có xe 4 bánh. Đàn ông không có tật nọ thì tật kia. Con còn đòi hỏi gì nữa?”, khiến Kim dù buồn cũng cố chịu đựng.
Vợ chồng không thể tránh những lúc bất đồng (Ảnh minh họa)
Linh (quận 3, TPHCM), có “kinh nghiệm” sống chung với chồng cục tính 5 năm, chia sẻ: “Đàn ông giống như chồng mình luôn coi bản thân là nhất nên ít bạn bè. Tình cảm cũng chẳng tỏ bày bao giờ, lại không biết dỗ vợ ngon ngọt. Không hiểu sao ngày xưa mình lại thấy vẻ lạnh lùng, khô khan của anh ấy là nam tính rồi 'chui đầu vào rọ'. Thế nhưng sau những buồn chán ban đầu thì bây giờ mình không còn ân hận nữa”.
Theo Linh, ưu điểm lớn nhất mà cô nhận thấy từ anh xã là tính kỷ luật, có trách nhiệm. Chồng Linh chuyên tâm kiếm tiền, lo kinh tế đầy đủ cho cả gia đình. Lúc rảnh rỗi là giúp vợ dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa. Vì thế, vốn sẵn tính dịu dàng nên Linh tiếp tục phát huy.
“Lúc vui vẻ, mình chỉ nhẹ nhàng: Em nghĩ thế này... Anh thấy có được không? Nếu không, cứ làm theo ý anh cũng được vì anh làm gì cũng muốn tốt cho... vợ anh thôi mà” - Linh vui vẻ kể. Ít nhiều Linh cũng thấy chồng đoái hoài đến ý kiến của mình, lại không có cảnh vợ chồng lục đục tối ngày nữa.
“Mềm thì nắn, rắn thì... im”
“Khi nóng giận, mình cố gắng lùi một chút. Lúc ấy có nói cũng chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, mình cũng không giữ được bình tĩnh nữa. Chờ khi hai vợ chồng vui vẻ, nói ra dễ chui lọt lỗ tai chồng hơn” - Ánh (Cầu Diễn, Hà Nội) chia sẻ cách sống với chồng nóng nảy. Ánh kể, cũng may bản tính cô hiền lành, biết nhu – biết cương chứ như những bà vợ khác thì lôi nhau ra tòa lâu rồi. Và cũng may vì chồng Ánh chỉ hơi bảo thù lúc nóng giận, còn những khi nghe vợ thủ thỉ ngọt ngào, anh cũng xuôi lòng.
Nhưng bạn nên khéo léo cãi lại chàng như thế nào để không mất lòng? (Ảnh minh họa)
“Nhịn mãi chẳng phải cách hay vì ta càng mềm, “địch” càng gây gổ” - Tuyến nói về quan hệ vợ chồng của mình như thế. Chồng Tuyến “nhiễm” tính độc đoán, hễ vợ muốn thuyết phục điều gì là hằn học:“Đầu đất, đã không biết gì mà còn hay nói” khiến Tuyến nhiều lần bức xúc ứa nước mắt. Một lần không chịu được, Tuyến bật dậy, mắt vằn đỏ tức tối: “Tôi nói cho anh biết, đến bố mẹ sinh ra tôi còn chưa dám nói tôi đầu óc bã đậu. Nếu anh cảm thấy tôi không xứng làm vợ anh thì chúng ta nên chia tay, chứ sống với nhau được mấy năm mà đã mạt sát thế này thì sao làm gương cho con cái được”.
Nhìn vẻ hung dữ của Tuyến, chồng Tuyến hơi bất ngờ nhưng cũng biết sai nên đành rút. Thế nhưng cái “bệnh” của chồng Tuyến thỉnh thoảng lại tái phát. Cho nên, sống với chồng kiểu này, Tuyến chia sẻ phải tinh ý và tâm lý, biết lúc nào nhịn, lúc nào bật, khi nào góp ý, khi nào im, nói đúng thì nghe, nói sai thì phải góp ý, góp ý không được thì thôi kệ, cứ việc đúng mình làm...
Theo Mẹ & Bé