Khi đời sống gia đình ngày càng nâng cao, nhu cầu thiết kế một gian bếp đẹp, sang trọng và hiện đại ngày càng trở nên quan trọng và đã trở thành một nhu cầu hết sức chính đáng.
Trong ý niệm của người Việt, bếp luôn là không gian được coi trọng của ngôi nhà. Xuất hiện trong rất nhiều các câu chuyện dân gian, các ông Táo, bà Táo luôn được nhắc đến chứng tỏ mức độ quan trọng của gian bếp trong tổng thể không gian ngôi nhà. Với ngôi nhà Việt hiện nay, vai trò của gian bếp càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ là nơi để các bà nội trợ bày tỏ sự khéo léo, đảm đang, bếp còn là chốn thể hiện nét văn hóa ẩm thực của từng gia đình, cũng như mức độ tiện nghi của một ngôi nhà, “lối sống” và “đẳng cấp” của gia chủ.
Với các gia đình Việt, việc quây quần ăn uống, sinh hoạt bên nhau vẫn được duy trì và tôn sùng. Một gian bếp thường xuyên “đỏ lửa” thể hiện sự đầm ấm của gia đình. Vì thế, gian bếp tưởng là một thế giới riêng nhưng hóa ra lại là không gian chung. Có rất nhiều các tâm tư và tình cảm của thành viên trong gia đình cùng chia sẻ với nhau mỗi ngày trong không gian này.
Gia chủ không chỉ chú trọng đến thiết kế tổng thể gian bếp mà còn để ý đến từng chi tiết: chất liệu làm tủ kệ bếp, bệ bếp cùng với hàng loạt các thiết bị phụ trợ dùng cho nhà bếp, hiện đại có và đơn giản cũng có. Xưa rồi quan niệm bếp là nơi để những vật dụng linh tinh, lỉnh kỉnh lộn xộn nhếch nhác như: chai, lọ mắm muối…; với các gia đình có điều kiện gian bếp đã giờ đây trở thành niềm tự hào của rất nhiều gia chủ, nơi thể hiện sự sang trọng đồng bộ của cả ngôi nhà.
Tiện lợi nhất là thiết kế một gian bếp liên thông với phòng ăn để có thể ra vào thoải mái và cũng không mất nhiều thời gian để dọn một bữa ăn. Ánh sáng cho gian bếp không nên quá mờ ảo nhưng phải đủ lãng mạn để các bà nội trợ có thể hứng khởi với nghệ thuật sáng tạo ẩm thực của mình. Cũng nên đặc biệt chú ý đến màu sắc của các chất liệu trong gian bếp. Cần tạo được sự hài hoà có trước có sau, có chính có phụ, có đậm có nhạt, tránh tình trạng bị tranh chấp đối lập làm xấu lẫn nhau cũng như làm hỗn loạn cảm nhận về mầu sắc của toàn bộ gian bếp. Tường gian bếp nên có mầu sáng ấm. Cũng nằm trên tường, mặt Splashback là tấm phía sau bếp nấu giữ cho tường của bạn khỏi dính dầu mỡ và bụi bẩn - một vị trí thật thích hợp để điểm một chút màu sắc.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn, có thể dùng vật liệu inox mờ tạo sự hiện đại, dùng loại gạch ốp khác màu, dùng kính màu mozaic tạo vẻ thời trang. Nếu bạn là một người yêu thích sự sáng tạo hãy lấy một bức ảnh của mình và phóng lớn lên trên một tấm kính cường lực (việc này đòi hỏi chi phí khá cao) để làm thành một tấm splashback của riêng mình. Nhưng dù bạn chọn bất cứ vật liệu nào hãy đảm bảo các tiêu chí chịu nhiệt tốt, độ cứng cao, dễ dàng lau rửa.
Ngày nay, nhiều gia đình còn bố trí hẳn một “tiểu cảnh” ngay trong không gian phòng bếp ăn để có thể vừa ăn vừa thư giãn khi cuộc sống vốn quá nhiều những lo toan, bận rộn. Khu vực này cũng cần trang trí thêm vài bức tranh và tượng trang trí cho gian bếp thêm ấn tượng và sinh động.
Tủ bếp là một trong những vật dụng quan trọng nhất trong không gian bếp, là xương sống để cho hệ thống các thiết bị phụ trợ đi kèm theo. Những tủ kệ màu sắc tươi tắn tuy hợp “mốt” nhưng cũng dễ bị “lỗi thời”. Những màu được xem là sang trọng, hiện đại và phổ biến nhất vẫn là trắng và nâu vân gỗ. Ngoài ra, xu hướng mới hiện nay là sử dụng vật liệu theo hình thức kết hợp. Càng khéo léo kết hợp 2 vật liệu này, càng có được những mẫu tủ bếp hiện đại và tự nhiên, những cũng không quá mang phong cách “ngoại lai “. Với phần mặt bếp, là phần tiếp xúc nhiều với nước, nhiệt độ, bụi bẩn, dễ dàng lau chùi cọ rửa. Xu hướng hiện nay là sử dụng các loại mặt bàn mới như mặt bàn gỗ, đá, composite…
Những sản phẩm này có giá thành khá cao nhưng nếu chịu khó đầu tư, gian bếp sẽ rất ấn tượng. Cũng có thể sử dụng toàn bộ mặt bàn bằng chất liệu laminate vân gỗ tự nhiên. Nếu muốn dáng vẻ hiện đại thì bạn hãy bọc mặt bàn bằng inox hoặc laminate với màu sắc sáng.
Cùng theo tủ bếp là một hệ thống hùng hậu các thiết bị phụ kiện phụ trợ đi kèm không thể thiếu như: bếp gas, máy hút khói, chậu rửa, máy sấy bát… Tuỳ theo diện tich và yêu cầu sử dụng mà tủ bếp được “dán ” thêm các thiết bị này. Giá cả của các thiết bị này cũng rất linh hoạt. Máy hút khói từ 1,8 triệu đến 10 triệu, bếp gaz âm kính từ 2 triệu đến 8 triệu, máy sấy bát từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, đi cùng tủ bếp cũng còn một số các thiết bị khác như tay cầm, bản lề, giá inox xoay tròn hay kéo đẩy, thùng rác, ngăn kéo ray trượt…giúp tăng mức độ tiện nghi.
Tùy theo chất lượng và thương hiệu các thiết bị này cũng có rất nhiều chất lượng và gía cả rất khác nhau. Có một số hãng lớn cung cấp các hệ thống phụ trợ này nguyên bộ với chất lượng tốt nhưng giá thành nhỉnh hơn như Blum (Cộng hoà áo ) …bên cạnh đó cũng có các hàng có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan có chất lượng cũng như giá thành thấp hơn. Nếu diện tích đủ rộng, có thể thiết kế một quầy nhỏ nhô ra ngay bếp (tương tự quầy bar) để tận dụng nơi này cho những bữa ăn tại chỗ như: điểm tâm hay ăn nhẹ và cũng làm cho gian bếp thêm hoành tráng.
Để có một gian bếp đẹp và hoành tráng không khó, nhưng cũng đòi hỏi sự xem xét một cách tổng thể và hiểu biết một cách đầy đủ trước khi đầu tư. Lời khuyên tốt nhất là nên nhờ cậy sợ tư vấn đầy dủ của những người có chuyên môn trước khi quyết định làm để có được một gian bếp đẹp và hoành tráng trong ngôi nhà Việt tân thời.
Trong ý niệm của người Việt, bếp luôn là không gian được coi trọng của ngôi nhà. Xuất hiện trong rất nhiều các câu chuyện dân gian, các ông Táo, bà Táo luôn được nhắc đến chứng tỏ mức độ quan trọng của gian bếp trong tổng thể không gian ngôi nhà. Với ngôi nhà Việt hiện nay, vai trò của gian bếp càng trở nên quan trọng hơn. Không chỉ là nơi để các bà nội trợ bày tỏ sự khéo léo, đảm đang, bếp còn là chốn thể hiện nét văn hóa ẩm thực của từng gia đình, cũng như mức độ tiện nghi của một ngôi nhà, “lối sống” và “đẳng cấp” của gia chủ.
Với các gia đình Việt, việc quây quần ăn uống, sinh hoạt bên nhau vẫn được duy trì và tôn sùng. Một gian bếp thường xuyên “đỏ lửa” thể hiện sự đầm ấm của gia đình. Vì thế, gian bếp tưởng là một thế giới riêng nhưng hóa ra lại là không gian chung. Có rất nhiều các tâm tư và tình cảm của thành viên trong gia đình cùng chia sẻ với nhau mỗi ngày trong không gian này.
Gia chủ không chỉ chú trọng đến thiết kế tổng thể gian bếp mà còn để ý đến từng chi tiết: chất liệu làm tủ kệ bếp, bệ bếp cùng với hàng loạt các thiết bị phụ trợ dùng cho nhà bếp, hiện đại có và đơn giản cũng có. Xưa rồi quan niệm bếp là nơi để những vật dụng linh tinh, lỉnh kỉnh lộn xộn nhếch nhác như: chai, lọ mắm muối…; với các gia đình có điều kiện gian bếp đã giờ đây trở thành niềm tự hào của rất nhiều gia chủ, nơi thể hiện sự sang trọng đồng bộ của cả ngôi nhà.
Tiện lợi nhất là thiết kế một gian bếp liên thông với phòng ăn để có thể ra vào thoải mái và cũng không mất nhiều thời gian để dọn một bữa ăn. Ánh sáng cho gian bếp không nên quá mờ ảo nhưng phải đủ lãng mạn để các bà nội trợ có thể hứng khởi với nghệ thuật sáng tạo ẩm thực của mình. Cũng nên đặc biệt chú ý đến màu sắc của các chất liệu trong gian bếp. Cần tạo được sự hài hoà có trước có sau, có chính có phụ, có đậm có nhạt, tránh tình trạng bị tranh chấp đối lập làm xấu lẫn nhau cũng như làm hỗn loạn cảm nhận về mầu sắc của toàn bộ gian bếp. Tường gian bếp nên có mầu sáng ấm. Cũng nằm trên tường, mặt Splashback là tấm phía sau bếp nấu giữ cho tường của bạn khỏi dính dầu mỡ và bụi bẩn - một vị trí thật thích hợp để điểm một chút màu sắc.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn, có thể dùng vật liệu inox mờ tạo sự hiện đại, dùng loại gạch ốp khác màu, dùng kính màu mozaic tạo vẻ thời trang. Nếu bạn là một người yêu thích sự sáng tạo hãy lấy một bức ảnh của mình và phóng lớn lên trên một tấm kính cường lực (việc này đòi hỏi chi phí khá cao) để làm thành một tấm splashback của riêng mình. Nhưng dù bạn chọn bất cứ vật liệu nào hãy đảm bảo các tiêu chí chịu nhiệt tốt, độ cứng cao, dễ dàng lau rửa.
Ngày nay, nhiều gia đình còn bố trí hẳn một “tiểu cảnh” ngay trong không gian phòng bếp ăn để có thể vừa ăn vừa thư giãn khi cuộc sống vốn quá nhiều những lo toan, bận rộn. Khu vực này cũng cần trang trí thêm vài bức tranh và tượng trang trí cho gian bếp thêm ấn tượng và sinh động.
Tủ bếp là một trong những vật dụng quan trọng nhất trong không gian bếp, là xương sống để cho hệ thống các thiết bị phụ trợ đi kèm theo. Những tủ kệ màu sắc tươi tắn tuy hợp “mốt” nhưng cũng dễ bị “lỗi thời”. Những màu được xem là sang trọng, hiện đại và phổ biến nhất vẫn là trắng và nâu vân gỗ. Ngoài ra, xu hướng mới hiện nay là sử dụng vật liệu theo hình thức kết hợp. Càng khéo léo kết hợp 2 vật liệu này, càng có được những mẫu tủ bếp hiện đại và tự nhiên, những cũng không quá mang phong cách “ngoại lai “. Với phần mặt bếp, là phần tiếp xúc nhiều với nước, nhiệt độ, bụi bẩn, dễ dàng lau chùi cọ rửa. Xu hướng hiện nay là sử dụng các loại mặt bàn mới như mặt bàn gỗ, đá, composite…
Những sản phẩm này có giá thành khá cao nhưng nếu chịu khó đầu tư, gian bếp sẽ rất ấn tượng. Cũng có thể sử dụng toàn bộ mặt bàn bằng chất liệu laminate vân gỗ tự nhiên. Nếu muốn dáng vẻ hiện đại thì bạn hãy bọc mặt bàn bằng inox hoặc laminate với màu sắc sáng.
Cùng theo tủ bếp là một hệ thống hùng hậu các thiết bị phụ kiện phụ trợ đi kèm không thể thiếu như: bếp gas, máy hút khói, chậu rửa, máy sấy bát… Tuỳ theo diện tich và yêu cầu sử dụng mà tủ bếp được “dán ” thêm các thiết bị này. Giá cả của các thiết bị này cũng rất linh hoạt. Máy hút khói từ 1,8 triệu đến 10 triệu, bếp gaz âm kính từ 2 triệu đến 8 triệu, máy sấy bát từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, đi cùng tủ bếp cũng còn một số các thiết bị khác như tay cầm, bản lề, giá inox xoay tròn hay kéo đẩy, thùng rác, ngăn kéo ray trượt…giúp tăng mức độ tiện nghi.
Tùy theo chất lượng và thương hiệu các thiết bị này cũng có rất nhiều chất lượng và gía cả rất khác nhau. Có một số hãng lớn cung cấp các hệ thống phụ trợ này nguyên bộ với chất lượng tốt nhưng giá thành nhỉnh hơn như Blum (Cộng hoà áo ) …bên cạnh đó cũng có các hàng có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan có chất lượng cũng như giá thành thấp hơn. Nếu diện tích đủ rộng, có thể thiết kế một quầy nhỏ nhô ra ngay bếp (tương tự quầy bar) để tận dụng nơi này cho những bữa ăn tại chỗ như: điểm tâm hay ăn nhẹ và cũng làm cho gian bếp thêm hoành tráng.
Để có một gian bếp đẹp và hoành tráng không khó, nhưng cũng đòi hỏi sự xem xét một cách tổng thể và hiểu biết một cách đầy đủ trước khi đầu tư. Lời khuyên tốt nhất là nên nhờ cậy sợ tư vấn đầy dủ của những người có chuyên môn trước khi quyết định làm để có được một gian bếp đẹp và hoành tráng trong ngôi nhà Việt tân thời.