[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mẹ già như chuối chín cây – câu hát này làm xúc động tấm lòng của những người con hiếu thảo. Xét về góc độ khoa học thì hình ảnh ấy diễn tả rất đúng tình trạng sức khỏe của người già…[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người già có nên sống nhờ thuốc?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhiều người nói vui: người già là cái bồ đựng thuốc. Nào là cảm cúm thông thường, thuốc bổ. Và đặc biệt, thuốc điều trị các bệnh mạn tính ngày càng… đắt khách đối với đối tượng trung niên và cao tuổi. Một thống kê cho thấy, một nửa số thuốc trên thị trường ở các nước phát triển là dành cho người già; hơn 80% người trên 65 tuổi mỗi ngày dùng ít nhất 1 loại thuốc, và 40% dùng tới 5 loại thuốc. Con số trên cho ta hình dung người già… yếu đuối đến mức nào! [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, thuốc chỉ là giải pháp tình thế. Thuốc luôn luôn có hai mặt: vừa chữa bệnh, nhưng vừa đem lại những bất cập cho cơ thể, nhất là cơ thể người già. Nhiều thứ thuốc không giải quyết dứt điểm được bệnh, mà còn tích tụ các chất độc trong cơ thể, phá hoại từ từ chức năng gan, thận, từ đó gây ra hàng loạt các chứng bệnh khác.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vậy làm thế nào để đối phó với một hàng loạt bệnh tuổi già? Câu trả lời là: “Phòng vẫn hơn là chống!”. Trước tiên, người già cần duy trì một lịch sinh hoạt điều độ và một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, đặc biệt quan trọng là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]MUFA và PUFA - bí quyết dinh dưỡng cho người cao tuổi[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có một thực tế là bữa ăn của người Việt hiện nay có nhiều chất bột đường, muối và chất béo. Những năm qua, số người bệnh tim mạch và tiểu đường ở các đô thị lớn tăng lên với cấp số nhân. Trong khi vấn đề cắt giảm chất béo trong khẩu phần đã được nhiều nước thực hiện – chẳng hạn năm 1994, Hoa Kỳ đã cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn từ 42% năm 1950 xuống còn 37% năm 1994. Hay Nhật là nước có tỷ lệ tử vong do tim mạch thấp và tuổi thọ cao cũng nhờ lượng chất béo trong khẩu phần ăn được khống chế ở mức thấp.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có rất nhiều căn bệnh có thể phát sinh qua ăn uống như: ăn nhiều chất béo, chất đường sẽ dễ dẫn đến các bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, lipid máu…). Khả năng hấp thu chất đạm ở người già kém đi nhiều, do đó cần giảm bớt thực phẩm giàu đạm; đặc biệt bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để duy trì sự khỏe mạnh dẻo dai và chống lại sự tấn công của bệnh tật. Đặc biệt là chất xơ FOS (Fructo – oligosaccharides) có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón – căn bệnh kinh niên của tuổi già – và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất. Dễ dàng tìm thấy FOS trong chuối, rau xanh và một số loại sữa.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người lớn tuổi cũng nên giảm tối đa chất béo có hại – các chất béo bão hòa sẽ tích tụ cholesterol trong cơ thể, rất nguy hiểm với người bị tim mạch và béo phì. Tuy vậy, cơ thể của chúng ta không thể thiếu chất béo, vì bên cạnh vai trò cung cấp nguồn năng lượng, chất béo còn có nhiệm vụ hòa tan và hấp thu một số các vitamin cần thiết cho cơ thể. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khoa học gần đây đặc biệt nhấn mạnh đến MUFA (Monounsaturated fatty acid) và PUFA (Polyunsaturated fatty acid) – thành phần của chất béo có lợi, đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người cao tuổi.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]MUFA và PUFA có khả năng giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, dưỡng chất này còn giúp giảm tổng cholesterol và cải thiện tỷ lệ giữa Cholesterol-HDL (tốt) và Cholesterol-LDL (xấu) trong cơ thể. MUFA và PUFA cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật. Đó là lý do MUFA và PUFA được các nước phương Tây khuyên dùng cho người già để chống lại bệnh tật và bổ sung vào thực đơn của người bệnh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.[/FONT]
Theo BS. Thanh Hằng, SGGP, 03/10/2007, trang 14
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người già có nên sống nhờ thuốc?[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif] [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhiều người nói vui: người già là cái bồ đựng thuốc. Nào là cảm cúm thông thường, thuốc bổ. Và đặc biệt, thuốc điều trị các bệnh mạn tính ngày càng… đắt khách đối với đối tượng trung niên và cao tuổi. Một thống kê cho thấy, một nửa số thuốc trên thị trường ở các nước phát triển là dành cho người già; hơn 80% người trên 65 tuổi mỗi ngày dùng ít nhất 1 loại thuốc, và 40% dùng tới 5 loại thuốc. Con số trên cho ta hình dung người già… yếu đuối đến mức nào! [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, thuốc chỉ là giải pháp tình thế. Thuốc luôn luôn có hai mặt: vừa chữa bệnh, nhưng vừa đem lại những bất cập cho cơ thể, nhất là cơ thể người già. Nhiều thứ thuốc không giải quyết dứt điểm được bệnh, mà còn tích tụ các chất độc trong cơ thể, phá hoại từ từ chức năng gan, thận, từ đó gây ra hàng loạt các chứng bệnh khác.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vậy làm thế nào để đối phó với một hàng loạt bệnh tuổi già? Câu trả lời là: “Phòng vẫn hơn là chống!”. Trước tiên, người già cần duy trì một lịch sinh hoạt điều độ và một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, đặc biệt quan trọng là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]MUFA và PUFA - bí quyết dinh dưỡng cho người cao tuổi[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có một thực tế là bữa ăn của người Việt hiện nay có nhiều chất bột đường, muối và chất béo. Những năm qua, số người bệnh tim mạch và tiểu đường ở các đô thị lớn tăng lên với cấp số nhân. Trong khi vấn đề cắt giảm chất béo trong khẩu phần đã được nhiều nước thực hiện – chẳng hạn năm 1994, Hoa Kỳ đã cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn từ 42% năm 1950 xuống còn 37% năm 1994. Hay Nhật là nước có tỷ lệ tử vong do tim mạch thấp và tuổi thọ cao cũng nhờ lượng chất béo trong khẩu phần ăn được khống chế ở mức thấp.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Có rất nhiều căn bệnh có thể phát sinh qua ăn uống như: ăn nhiều chất béo, chất đường sẽ dễ dẫn đến các bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, lipid máu…). Khả năng hấp thu chất đạm ở người già kém đi nhiều, do đó cần giảm bớt thực phẩm giàu đạm; đặc biệt bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để duy trì sự khỏe mạnh dẻo dai và chống lại sự tấn công của bệnh tật. Đặc biệt là chất xơ FOS (Fructo – oligosaccharides) có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón – căn bệnh kinh niên của tuổi già – và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất. Dễ dàng tìm thấy FOS trong chuối, rau xanh và một số loại sữa.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người lớn tuổi cũng nên giảm tối đa chất béo có hại – các chất béo bão hòa sẽ tích tụ cholesterol trong cơ thể, rất nguy hiểm với người bị tim mạch và béo phì. Tuy vậy, cơ thể của chúng ta không thể thiếu chất béo, vì bên cạnh vai trò cung cấp nguồn năng lượng, chất béo còn có nhiệm vụ hòa tan và hấp thu một số các vitamin cần thiết cho cơ thể. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Khoa học gần đây đặc biệt nhấn mạnh đến MUFA (Monounsaturated fatty acid) và PUFA (Polyunsaturated fatty acid) – thành phần của chất béo có lợi, đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người cao tuổi.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]MUFA và PUFA có khả năng giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, dưỡng chất này còn giúp giảm tổng cholesterol và cải thiện tỷ lệ giữa Cholesterol-HDL (tốt) và Cholesterol-LDL (xấu) trong cơ thể. MUFA và PUFA cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật. Đó là lý do MUFA và PUFA được các nước phương Tây khuyên dùng cho người già để chống lại bệnh tật và bổ sung vào thực đơn của người bệnh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.[/FONT]
Theo BS. Thanh Hằng, SGGP, 03/10/2007, trang 14