Đang cãi cọ, lại nghe chồng nói, Hiền càng bực, đáp trả: "Cũng khối người kinh tế, địa vị, điều kiện gia đình hơn anh theo tôi. Biết thế, tôi cũng lấy người khác".
Vợ chồng Hiên tiếp tục ‘cạnh khóe’ nhau, rồi rủa bản thân ‘ngu dại’ mới làm đám cưới. Hiên (Thanh Xuân, Hà Nội) kết hôn chưa đầy năm. Hiên tự nhận mình tiêu hoang dù thu nhập trung bình. Kinh tế dựa hẳn vào chồng. Khoản tích cóp của hai bên chưa đủ nên vẫn thuê nhà. Hiên muốn sinh con sớm. Chồng cô chưa đồng ý, bảo chờ mua nhà mới tính. Những lúc bất đồng chi tiêu, vợ chồng lại chì chiết nhau.
Hiên thổ lộ: “Chồng tôi cho rằng, tại vợ nên không tiết kiệm được nhiều. Tôi không chịu được nếu chi tiêu quá gò bó. Giục có con, chồng lại mượn chuyện kinh tế chưa vững nên bất hòa thường xuyên”.
Hiên kể, khi đó chồng Hiên luôn có ý hối tiếc vì lấy cô làm vợ. Anh bảo, nếu ngày xưa chấp nhận yêu cô con một, có nhà riêng ở thủ đô thì bây giờ, đã con bồng con bế, không phải “kế hoạch”, chờ mua nhà. Không chịu thua, Hiên cũng “đáp” lại chồng theo đúng cách ấy. Nhưng Hiên cũng thấy bị tổn thương, bởi ai cũng có lòng tự trọng và tự ái.
View attachment 8647
Sinh (Hải Phòng) cũng phải nghe chồng “kể công” như thế. Mẹ chồng không ưa Sinh từ trước. Bà muốn vun vén chồng cô cho con gái một người bạn. Nhưng vợ chồng Sinh vẫn quyết đến với nhau. Nhà chồng “từ mặt”, hai vợ chồng ở nhà thuê.
“Lúc ‘cơm không lành’, chồng tôi mặt nặng mày nhẹ trách tôi. Anh bảo, nếu nghe lời mẹ thì đời anh ấy đã không phải chịu cảnh nay chủ đòi nhà, mai chủ kiến nghị tăng giá trọ. Chi tiêu tằn tiện mà vẫn thiếu hụt. Sinh con rồi phòng riêng cho con cũng không có. Chen chúc trong 20m² chật hẹp”. Sinh kể, lần đầu thấy chồng “kể khổ”, cô rất giận chồng. Hôn nhân là do tự nguyện, giờ có chút khó khăn lại quay ra “giá như nọ - giá như kia”. Có lần bực quá, Sinh bảo: “Anh thích thì về mà ở với mẹ anh”. Chồng Sinh hùng hổ ra khỏi nhà thật.
Tâm (Gò Vấp, TP HCM) nhiều lần ức chế vì động tý là chồng than: “Sao em không nhanh nhẹn như chị anh? Sao em không nấu canh cá ngon như mẹ anh?”… Sau đó, Tâm còn phải nghe chồng “ca ngợi” người bạn gái cũ tài giỏi, năng động lại đảm đang của chồng thế nào. Một lần, thấy chồng có vẻ hối tiếc vì cưới, Tâm vặn lại: “Yêu thế sao không cưới người ta?” thì chồng cô lập luận rằng, vì yêu cô chân thành nên mới không tính toán. Tâm hiểu ý chồng muốn hôn nhân hoàn hảo hơn, muốn có một người vợ đảm đang và khéo léo nhưng nhiều cái, vượt quá sức của Tâm.
Để chồng khỏi ‘sinh sự'
Nguyên nhân khiến người chồng có ý hối tiếc là do áp lực kinh tế, tìm kiếm một người vợ hoàn hảo hoặc để cao cái tôi. Nếu câu: “Biết thế…” được đặt trong cảnh trêu đùa thì khiến tình cảm vợ chồng khăng khít. Điều đó cho thấy tình yêu với người vợ hiện tại là to lớn hơn những cái khác. Nhưng khi đặt trong cảnh cãi cọ, người chồng nói ra với vẻ mặt bực dọc thì người vợ dễ bị tổn thương. Họ cho rằng, đang bị chồng đánh giá thấp và nảy sinh tự ái.
Với người chồng vô tâm, lời nói phát ra chỉ nhằm đề cao bản thân. Ý rằng “Ngày xưa có khối người hơn em theo anh” để người vợ thấy chồng mình “cao giá”. Người chồng có thể vô tình làm vợ tổn thương mà không biết. Vì thế, nên chia sẻ với chồng.
Có anh vì người cũ hoàn hảo nên muốn tìm kiếm một người vợ như thế. Không vừa ý là gắt gỏng và so sánh. Muốn góp ý cho vợ nhưng không đúng cách. Trường hợp này, hiểu và chia sẻ với chồng để phát huy những ưu điểm của bản thân cũng là một lợi thế.
Trường hợp kinh tế không như mong muốn hoặc bị nhà chồng từ mặt thì khó khăn hơn. Nhiều áp lực có thể làm người chồng chịu không nổi và buông lời hối tiếc. Cần kiểm tra xem đó là lời thật lòng hay chỉ nói khi cáu giận. Nếu là bột phát thì cùng gánh vác khó khăn với chồng là gợi ý phù hợp.
Dù là vợ hay chồng thì không ai thích bị so sánh. Ai cũng có điểm mạnh – điểm yếu và cái tôi cần được tôn trọng. Khi muốn so sánh người bạn đời, vì lý do gì, cũng khiến tình cảm sứt mẻ.
Theo M&B
Vợ chồng Hiên tiếp tục ‘cạnh khóe’ nhau, rồi rủa bản thân ‘ngu dại’ mới làm đám cưới. Hiên (Thanh Xuân, Hà Nội) kết hôn chưa đầy năm. Hiên tự nhận mình tiêu hoang dù thu nhập trung bình. Kinh tế dựa hẳn vào chồng. Khoản tích cóp của hai bên chưa đủ nên vẫn thuê nhà. Hiên muốn sinh con sớm. Chồng cô chưa đồng ý, bảo chờ mua nhà mới tính. Những lúc bất đồng chi tiêu, vợ chồng lại chì chiết nhau.
Hiên thổ lộ: “Chồng tôi cho rằng, tại vợ nên không tiết kiệm được nhiều. Tôi không chịu được nếu chi tiêu quá gò bó. Giục có con, chồng lại mượn chuyện kinh tế chưa vững nên bất hòa thường xuyên”.
Hiên kể, khi đó chồng Hiên luôn có ý hối tiếc vì lấy cô làm vợ. Anh bảo, nếu ngày xưa chấp nhận yêu cô con một, có nhà riêng ở thủ đô thì bây giờ, đã con bồng con bế, không phải “kế hoạch”, chờ mua nhà. Không chịu thua, Hiên cũng “đáp” lại chồng theo đúng cách ấy. Nhưng Hiên cũng thấy bị tổn thương, bởi ai cũng có lòng tự trọng và tự ái.
View attachment 8647
Sinh (Hải Phòng) cũng phải nghe chồng “kể công” như thế. Mẹ chồng không ưa Sinh từ trước. Bà muốn vun vén chồng cô cho con gái một người bạn. Nhưng vợ chồng Sinh vẫn quyết đến với nhau. Nhà chồng “từ mặt”, hai vợ chồng ở nhà thuê.
“Lúc ‘cơm không lành’, chồng tôi mặt nặng mày nhẹ trách tôi. Anh bảo, nếu nghe lời mẹ thì đời anh ấy đã không phải chịu cảnh nay chủ đòi nhà, mai chủ kiến nghị tăng giá trọ. Chi tiêu tằn tiện mà vẫn thiếu hụt. Sinh con rồi phòng riêng cho con cũng không có. Chen chúc trong 20m² chật hẹp”. Sinh kể, lần đầu thấy chồng “kể khổ”, cô rất giận chồng. Hôn nhân là do tự nguyện, giờ có chút khó khăn lại quay ra “giá như nọ - giá như kia”. Có lần bực quá, Sinh bảo: “Anh thích thì về mà ở với mẹ anh”. Chồng Sinh hùng hổ ra khỏi nhà thật.
Tâm (Gò Vấp, TP HCM) nhiều lần ức chế vì động tý là chồng than: “Sao em không nhanh nhẹn như chị anh? Sao em không nấu canh cá ngon như mẹ anh?”… Sau đó, Tâm còn phải nghe chồng “ca ngợi” người bạn gái cũ tài giỏi, năng động lại đảm đang của chồng thế nào. Một lần, thấy chồng có vẻ hối tiếc vì cưới, Tâm vặn lại: “Yêu thế sao không cưới người ta?” thì chồng cô lập luận rằng, vì yêu cô chân thành nên mới không tính toán. Tâm hiểu ý chồng muốn hôn nhân hoàn hảo hơn, muốn có một người vợ đảm đang và khéo léo nhưng nhiều cái, vượt quá sức của Tâm.
Để chồng khỏi ‘sinh sự'
Nguyên nhân khiến người chồng có ý hối tiếc là do áp lực kinh tế, tìm kiếm một người vợ hoàn hảo hoặc để cao cái tôi. Nếu câu: “Biết thế…” được đặt trong cảnh trêu đùa thì khiến tình cảm vợ chồng khăng khít. Điều đó cho thấy tình yêu với người vợ hiện tại là to lớn hơn những cái khác. Nhưng khi đặt trong cảnh cãi cọ, người chồng nói ra với vẻ mặt bực dọc thì người vợ dễ bị tổn thương. Họ cho rằng, đang bị chồng đánh giá thấp và nảy sinh tự ái.
Với người chồng vô tâm, lời nói phát ra chỉ nhằm đề cao bản thân. Ý rằng “Ngày xưa có khối người hơn em theo anh” để người vợ thấy chồng mình “cao giá”. Người chồng có thể vô tình làm vợ tổn thương mà không biết. Vì thế, nên chia sẻ với chồng.
Có anh vì người cũ hoàn hảo nên muốn tìm kiếm một người vợ như thế. Không vừa ý là gắt gỏng và so sánh. Muốn góp ý cho vợ nhưng không đúng cách. Trường hợp này, hiểu và chia sẻ với chồng để phát huy những ưu điểm của bản thân cũng là một lợi thế.
Trường hợp kinh tế không như mong muốn hoặc bị nhà chồng từ mặt thì khó khăn hơn. Nhiều áp lực có thể làm người chồng chịu không nổi và buông lời hối tiếc. Cần kiểm tra xem đó là lời thật lòng hay chỉ nói khi cáu giận. Nếu là bột phát thì cùng gánh vác khó khăn với chồng là gợi ý phù hợp.
Dù là vợ hay chồng thì không ai thích bị so sánh. Ai cũng có điểm mạnh – điểm yếu và cái tôi cần được tôn trọng. Khi muốn so sánh người bạn đời, vì lý do gì, cũng khiến tình cảm sứt mẻ.
Theo M&B