Chị Trinh không còn dám cầm tiền chồng đưa nữa, bởi lần nào anh Duy cũng xỉ vả: "Chẳng có ai sướng như cô đâu, chỉ biết ở nhà tiêu tiền của chồng. Cứ như lâu nay tôi đang nuôi người không công, không lãi ấy nhỉ?"
Theo Eva
Chồng giỏi quá hóa... "hống hách"
Chị Thu đi ra đi vào, hết nhìn đồng hồ lại xoa tay lo lắng. Không hiểu sao đêm nay chị lại nóng ruột đến thế? Đã hơn 1 giờ sáng rồi mà chồng vẫn “biệt vô âm tín”. Chị âm thầm chờ đợi, nếu đêm nay chồng không về có lẽ chị cũng không dám ngủ.
Sống với nhau đã hơn hai chục năm nay, đó là khoảng thời gian để một người vợ như chị đo được những hạnh phúc của một gia đình. Những ngày êm ấm “cơm lành canh ngọt” chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cái chữ chồng sao xa lạ, viễn vông và mờ nhạt với chị quá! Chính chị Thu cũng không biết chắc chắn lâu nay mình có chồng hay không nữa?
Những dòng suy nghĩ của chị bị đánh thức bởi tiếng đập cửa ầm ầm quen thuộc trong đêm. Cuối cùng thì chồng cũng về, chị Thu lật đật chạy ra mở cửa, đỡ lấy chồng.
Một cái gạt tay mạnh của người say khiến chị ngã lẻng xẻng. Người đó là chồng chị, anh Biên. Cánh tay vững chắc ấy đã từng là niềm hy vọng, giờ lại đang hằn lên những vết thương hàng ngày trên thịt da chị.
Một người đàn ông cao to, đẹp trai lại có tài, một cái bằng tiến sỹ kinh tế như anh Biên đủ để chị Thu tin tưởng trao gửi cả cuộc đời mình. Đám cưới của anh chị diễn ra chóng vánh sau hai tháng tìm hiểu.
Lúc say lúc tỉnh, anh Biên đều như nhau. Lời nào của chồng cũng “xêm xêm” của người trên dành cho kẻ dưới. Chồng chưa đi làm về là vợ cấm có được ngủ trước. Những bữa cơm mà chị chăm chuốt cho gia đình cũng nguội lạnh. Chồng chị, con chị không muốn ăn cơm nhà.
Bạn bè cứ ghen với chị Thu vì có chồng đẳng cấp, ngày càng “ăn nên làm ra”. Thế là hai từ “đẳng cấp” cứ ám ảnh chị mãi. Hóa ra lâu nay chị đang làm vợ của một người "đẳng cấp" cơ đấy! Vậy mà không hiểu sao chị lại có cảm giác như mình đang ở tù và hơn thế nữa.
Mỗi lần chồng đi làm về mệt mỏi là lỗi của vợ. Cái "đẳng cấp" của chồng không chỉ ở cái bằng tiến sỹ kinh tế bên nước ngoài kia, cũng không chỉ ở cái vị trí hiện tại…
Sự "đẳng cấp" của chồng còn thể hiện ở giọng nói hào sảng quen thuộc hàng ngày. Hai đứa con dựa hơi bố, xin tiền bố nên cũng chẳng xem mẹ ra gì. Đã từ lâu, trong nhà, chị chỉ giống như một cái bóng.
“Nuôi vợ như cô khác nào không công…!”
Cái người chồng mà chị Trinh đã từng có tình yêu tới 4 năm đại học, từng gắn bó và hứa hẹn đã nói với vợ như thế.
Chị Trinh nghỉ dạy ở nhà nội chợ đã hơn chục năm nay. Nếu như lúc này chị vẫn còn đứng trên bục giảng, nếu như chị không phải ăn bám chồng thì có lẽ mọi sự đã khác.
Một lần khác, chị Trinh lại van xin con gái út mới 15 tuổi đừng đi chơi khuya thế nữa nhưng nó cũng bỏ ngoài tai lời mẹ nói. Không lâu sau thì nó mắc sai lầm là mang bầu. Anh Duy đổ lỗi rằng “con hư tại mẹ”. Chị Trinh trân trối nhìn chồng, nhìn con.
Giọt nước mắt của chị cũng không cứu vãn được những sai lầm của con, cũng không thể thay đổi được cách nhìn của chồng. Đã xa rồi hai chữ “vợ chồng” thiêng liêng.
Lúc này chị Trinh không còn dám cầm tiền chồng đưa nữa, bởi lần nào anh Duy cũng xỉ vả: “Chẳng có ai sướng như cô đâu. Ai lại chỉ biết ở nhà tiêu tiền chồng. Cứ như lâu nay tôi đang nuôi người không công, không lãi ấy nhỉ?”
Lần khác thì chồng nói mát: “Có vợ như cô còn bị âm nặng đó”. Chị Trinh chỉ biết chua chát cam chịu.
Làm đẹp, chồng cũng không buồn ngó ngàng. Không trang điểm thì chị Trinh lại trở nên tiều tụy hơn nhiều so với lứa tuổi. Những lời hống hách của chồng đã hằn sâu vào trái tim đau khổ của chị.
Chua xót nghĩ về quãng thời gian làm vợ, làm mẹ đã qua, cô giáo xinh xắn ngày nào giờ đã trở nên tiều tụy như thế. Bất kể lý do gì cũng đủ để chồng coi thường chị.
Chị Trinh cũng mám răng chịu đựng khi biết chồng cũng có một vài người đàn bà khác ở bên. Chờ đợi chồng đi với người khác về mà lòng chị quặn thắt. Nhưng rồi thành quen, có những lúc lòng chị trống rỗng, muốn khóc mà không sao khóc được.
Hầu như đêm nào cũng vậy. Cải nhau với người tình là anh Biên lại về hành hạ vợ. Chung chạ chồng đã đành, chị phải chủ động chấp nhận mình là người vợ hờ hững của một ông chồng đẳng cấp.
Ngày hôm nay chồng nói: “Tôi chúa ghét thứ đàn bà chỉ biết ăn bám chồng. Cái ngữ như cô đi ra ngoài chắc leo lét kiếm trai là cùng”. Đến ngày mai sẽ là: “Cô có cái đầu không vậy? Chẳng nhẽ cô không biết tự ái sao?”
Những lời chồng mắng mà như “hát hay” ấy cứ diễn ra nhan nhản. Có những lúc chị nghĩ đến những ngày tháng làm vợ mà như ở tù. Chị đã được những gì từ cuộc hôn nhân ấy? Nhưng không hiểu sao càng nhục nhã thì chị Trinh càng không cho phép mình nới lỏng, buông tay.
Từ lâu rồi lời nói của chị Trinh đã không còn giá trị. Chồng coi thường chị, đến hai đứa con do chị sinh ra, chính tay chị nuôi nấng cũng không xem mẹ ra gì.
Chị lại gặm nhấm hai từ đẳng cấp của chồng, nó cứ bám lấy khiến chị day dứt. Sau bao năm làm vợ, chị Trinh vẫn thấy ly hôn là một điều xa xỉ đối với người phụ nữ. Có chồng ngoại tình mà chị vẫn phải xem như không, vẫn thấy không thể để mất.
Hôm nay, ngày mai nữa chị Trinh sẽ phải chờ đợi chồng. Chị sẽ tiếp tục là “người ăn kẻ ở” trong nhà, sẽ là người mà chồng nuôi “không công không lãi”…
Chị Thu đi ra đi vào, hết nhìn đồng hồ lại xoa tay lo lắng. Không hiểu sao đêm nay chị lại nóng ruột đến thế? Đã hơn 1 giờ sáng rồi mà chồng vẫn “biệt vô âm tín”. Chị âm thầm chờ đợi, nếu đêm nay chồng không về có lẽ chị cũng không dám ngủ.
Sống với nhau đã hơn hai chục năm nay, đó là khoảng thời gian để một người vợ như chị đo được những hạnh phúc của một gia đình. Những ngày êm ấm “cơm lành canh ngọt” chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cái chữ chồng sao xa lạ, viễn vông và mờ nhạt với chị quá! Chính chị Thu cũng không biết chắc chắn lâu nay mình có chồng hay không nữa?
Những dòng suy nghĩ của chị bị đánh thức bởi tiếng đập cửa ầm ầm quen thuộc trong đêm. Cuối cùng thì chồng cũng về, chị Thu lật đật chạy ra mở cửa, đỡ lấy chồng.
Một cái gạt tay mạnh của người say khiến chị ngã lẻng xẻng. Người đó là chồng chị, anh Biên. Cánh tay vững chắc ấy đã từng là niềm hy vọng, giờ lại đang hằn lên những vết thương hàng ngày trên thịt da chị.
Một người đàn ông cao to, đẹp trai lại có tài, một cái bằng tiến sỹ kinh tế như anh Biên đủ để chị Thu tin tưởng trao gửi cả cuộc đời mình. Đám cưới của anh chị diễn ra chóng vánh sau hai tháng tìm hiểu.
Chị Thu đã quá quen với cái "loa phóng thanh" của chồng (ảnh minh họa)
Đi đến đâu, chị Thu cũng hửng mũi vì có chồng “đẳng cấp”. Nhất là khi anh Biên đã trở thành giám đốc một công ty lớn. Chị Thu nghiễm nhiên trở thành bà chủ, thành một người vợ chỉ biết đếm tiền của chồng chỉ trong chừng vài năm đầu. Sau đó thì chị phải chịu cảnh chồng quát nạt bởi chính cái "đẳng cấp" kia.
Lúc say lúc tỉnh, anh Biên đều như nhau. Lời nào của chồng cũng “xêm xêm” của người trên dành cho kẻ dưới. Chồng chưa đi làm về là vợ cấm có được ngủ trước. Những bữa cơm mà chị chăm chuốt cho gia đình cũng nguội lạnh. Chồng chị, con chị không muốn ăn cơm nhà.
Bạn bè cứ ghen với chị Thu vì có chồng đẳng cấp, ngày càng “ăn nên làm ra”. Thế là hai từ “đẳng cấp” cứ ám ảnh chị mãi. Hóa ra lâu nay chị đang làm vợ của một người "đẳng cấp" cơ đấy! Vậy mà không hiểu sao chị lại có cảm giác như mình đang ở tù và hơn thế nữa.
Mỗi lần chồng đi làm về mệt mỏi là lỗi của vợ. Cái "đẳng cấp" của chồng không chỉ ở cái bằng tiến sỹ kinh tế bên nước ngoài kia, cũng không chỉ ở cái vị trí hiện tại…
Sự "đẳng cấp" của chồng còn thể hiện ở giọng nói hào sảng quen thuộc hàng ngày. Hai đứa con dựa hơi bố, xin tiền bố nên cũng chẳng xem mẹ ra gì. Đã từ lâu, trong nhà, chị chỉ giống như một cái bóng.
“Nuôi vợ như cô khác nào không công…!”
Cái người chồng mà chị Trinh đã từng có tình yêu tới 4 năm đại học, từng gắn bó và hứa hẹn đã nói với vợ như thế.
Chị Trinh nghỉ dạy ở nhà nội chợ đã hơn chục năm nay. Nếu như lúc này chị vẫn còn đứng trên bục giảng, nếu như chị không phải ăn bám chồng thì có lẽ mọi sự đã khác.
Và những vết thương hằn trên thịt da của ông chồng "đẳng cấp" (ảnh minh họa)
Ngay từ bé, hai đứa con đã được bố chúng dạy phải theo ai? Đứa con trai 18 tuổi ăn chơi đua đòi theo chúng bạn, chị Trinh xót xa khuyên răn, không ngờ bị nó cải lại: “Mẹ chỉ ngồi ở nhà thì biết gì? Chỉ có bố mới đủ tư cách để nói con thế”. Nước mắt của người mẹ đau khổ, bất lực rơi rớt.
Một lần khác, chị Trinh lại van xin con gái út mới 15 tuổi đừng đi chơi khuya thế nữa nhưng nó cũng bỏ ngoài tai lời mẹ nói. Không lâu sau thì nó mắc sai lầm là mang bầu. Anh Duy đổ lỗi rằng “con hư tại mẹ”. Chị Trinh trân trối nhìn chồng, nhìn con.
Giọt nước mắt của chị cũng không cứu vãn được những sai lầm của con, cũng không thể thay đổi được cách nhìn của chồng. Đã xa rồi hai chữ “vợ chồng” thiêng liêng.
Lúc này chị Trinh không còn dám cầm tiền chồng đưa nữa, bởi lần nào anh Duy cũng xỉ vả: “Chẳng có ai sướng như cô đâu. Ai lại chỉ biết ở nhà tiêu tiền chồng. Cứ như lâu nay tôi đang nuôi người không công, không lãi ấy nhỉ?”
Lần khác thì chồng nói mát: “Có vợ như cô còn bị âm nặng đó”. Chị Trinh chỉ biết chua chát cam chịu.
Làm đẹp, chồng cũng không buồn ngó ngàng. Không trang điểm thì chị Trinh lại trở nên tiều tụy hơn nhiều so với lứa tuổi. Những lời hống hách của chồng đã hằn sâu vào trái tim đau khổ của chị.
Chua xót nghĩ về quãng thời gian làm vợ, làm mẹ đã qua, cô giáo xinh xắn ngày nào giờ đã trở nên tiều tụy như thế. Bất kể lý do gì cũng đủ để chồng coi thường chị.
Chị Trinh cũng mám răng chịu đựng khi biết chồng cũng có một vài người đàn bà khác ở bên. Chờ đợi chồng đi với người khác về mà lòng chị quặn thắt. Nhưng rồi thành quen, có những lúc lòng chị trống rỗng, muốn khóc mà không sao khóc được.
Hầu như đêm nào cũng vậy. Cải nhau với người tình là anh Biên lại về hành hạ vợ. Chung chạ chồng đã đành, chị phải chủ động chấp nhận mình là người vợ hờ hững của một ông chồng đẳng cấp.
Biết chồng cặp bồ mà với chị Trinh, ly hôn vẫn là điều xa xỉ (ảnh minh họa)
Bao năm qua, chị đã sống với cái từ đẳng cấp ấy của chồng như một sự an ủi rằng dù sao chị vẫn còn may mắn hơn khối người phụ nữ khác.
Ngày hôm nay chồng nói: “Tôi chúa ghét thứ đàn bà chỉ biết ăn bám chồng. Cái ngữ như cô đi ra ngoài chắc leo lét kiếm trai là cùng”. Đến ngày mai sẽ là: “Cô có cái đầu không vậy? Chẳng nhẽ cô không biết tự ái sao?”
Những lời chồng mắng mà như “hát hay” ấy cứ diễn ra nhan nhản. Có những lúc chị nghĩ đến những ngày tháng làm vợ mà như ở tù. Chị đã được những gì từ cuộc hôn nhân ấy? Nhưng không hiểu sao càng nhục nhã thì chị Trinh càng không cho phép mình nới lỏng, buông tay.
Từ lâu rồi lời nói của chị Trinh đã không còn giá trị. Chồng coi thường chị, đến hai đứa con do chị sinh ra, chính tay chị nuôi nấng cũng không xem mẹ ra gì.
Chị lại gặm nhấm hai từ đẳng cấp của chồng, nó cứ bám lấy khiến chị day dứt. Sau bao năm làm vợ, chị Trinh vẫn thấy ly hôn là một điều xa xỉ đối với người phụ nữ. Có chồng ngoại tình mà chị vẫn phải xem như không, vẫn thấy không thể để mất.
Hôm nay, ngày mai nữa chị Trinh sẽ phải chờ đợi chồng. Chị sẽ tiếp tục là “người ăn kẻ ở” trong nhà, sẽ là người mà chồng nuôi “không công không lãi”…
Theo Eva