Đầu óc rỗng không, ngủ gật, làm việc kém hiệu quả, thậm chí đổ bệnh… là những tai nạn thường thấy vào các mùa Euro, World cup. Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân là do chế độ nghỉ ngơi và ăn uống chưa hợp lý.
Anh Nguyễn Duy Hải, 38 tuổi, nhà ở quận 3 kể, hồi World Cup 2006, thức chiến đấu từ đầu mùa giải đến trận bán kết thì anh phải xem bóng đá ở bệnh viện vì chứng đau đầu, chóng mặt. Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, anh bị thiếu máu não do thường xuyên thức khuya và ăn uống không đủ chất.
Anh Hải thừa nhận, do công việc kinh doanh, anh không có thời gian ngủ trưa, đêm thức trắng, ít chịu ăn mà chỉ uống cà phê hút thuốc, sáng lại tiếp tục đi làm nên chỉ sau 1 tuần, anh đã cảm thấy “lâng lâng” nhưng vì quá nghiện nên cố thức đến phải nhập viện.
Ông Hà Văn Minh, 67 tuổi, hội cựu chiến binh quận Hóc Môn thì vẫn chưa quên lần phải nhập viện cấp cứu cách đây 2 năm. Ông Minh kể: “Theo các bác sĩ Bệnh viện Gia Định, chỉ nhập viện chậm một tí nữa là tôi đã chết vì chứng cao huyết áp. Tôi có bệnh này từ nhiều năm trước nhưng thấy con cháu thức vui quá nên thức theo. Cuối cùng phải bỏ luôn trận chung kết vì mê man trên giường bệnh”.
Tai hại hơn là trường hợp của Lê Duy Tính, nhà ở Trảng Bom, Đồng Nai. Anh Tính làm tài xế lái xe chở khách tuyến Trảng Bom – Đà Lạt, cũng trong mùa giải 2006, do thức đêm xem bóng đá, sáng hôm sau, anh này ngủ gục trong lúc điều khiển xe khiến xe lao vào rừng cao su. May mà không có ai bị thương do đoạn đường vắng và anh này kịp giật mình thắng lại khi hành khách la ó.
Theo thống kê của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Chợ Rẫy, Gia Định, Viện Tim TP. HCM, cứ vào mỗi mùa Euro hoặc World cup, lượng bệnh nhân nhập viện vì suy nhược cơ thể, cấp cứu tim mạch, tiêu hóa và tai nạn giao thông lại tăng lên. Nguyên nhân ít nhiều có liên quan đến việc trắng đêm cùng quả bóng.
Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để có một mùa giải trọn vẹn an toàn, người xem cần phải biết tiết chế và có chế độ ăn uống thật hợp lý.
Theo ông Đính, trước đêm diễn ra trận đấu, nhất là những đêm có 2 trận liền, để không làm giảm chức năng hoạt động của não nên bổ sung vitamin B1 theo dạng thuốc. Đặc biệt không được lạm dụng cà phê và thuốc lá vì chỉ gây ảo giác tạm thời, nếu dùng quá nhiều đến khi muốn chợp mắt thì lại không ngủ được.
Thức ăn nhẹ như một ít thịt bò, trái cây là hết sức cần thiết để cơ thể không hụt năng lượng do thức và “hò hét” nhưng không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu; không nên uống rượu bia vì chất cồn sẽ gây kích thích thần kinh.
Đứng lên vận động hoặc đi lại giữa các hiệp đấu sẽ giúp người xem tránh đau lưng và giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cũng chống mệt mỏi. Tốt nhất nên chọn tư thế xem nửa nằm nửa ngồi để giảm thiểu trọng lượng cơ thể tác động lên cột sống, khớp xương.
Theo bác sĩ Dương Công Minh, Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, để có thể phục hồi năng lượng, tránh mỏi mệt cả thể xác lẫn tinh thần cho ngày mới sau một đêm thức trắng, là phải ăn sáng đầy đủ chất và phải ăn thật no. Người không quen ăn cũng phải cố dùng một bát phở, mẩu bánh mì và uống kèm sữa. Uống nước nhiều để giải nhiệt cho cơ thể cũng là việc làm hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Trung ương cũng khẳng định, thức đêm sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất do đó để tạo hứng thú cho ngày lao động mới nên bổ sung vitamin. Lượng vitamin tự nhiên có trong trái cây, rau quả như: cà rốt, táo tây, trứng, mật ong, chanh, đu đủ… vẫn là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu không có điều kiện người xem có thể dùng các loại dược phẩm bổ sung vitamin, dạng viên bổ sủi bọt với liều dùng hợp lý.
Còn theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP. HCM, tiết chế giữa xem, thư giãn, nghỉ ngơi là việc làm hết sức cần thiết đối với những người thuộc nhóm ngành vốn cần sự sáng suốt trong công việc như bác sĩ phẫu thuật, tài xế và thậm chí là những người có điều khiển phương tiện giao thông.
Việc tranh thủ ngủ sớm hơn bình thường hoặc tìm cách ngủ bù cũng là một trong những biện pháp giúp người xem không bị phá sức. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cần phải biết tiết chế cảm xúc để tránh quá căng thẳng dẫn đến nguy hại đến tính mạng.
Tốt nhất, người có bệnh lý nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xác định tình trạng bệnh của bản thân, để được khuyên về chế độ dùng thuốc hoặc dự trữ một số thuốc đặc trị trong tình huống khẩn cấp.
Còn theo Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM Nguyễn Đắc Thọ, nếu muốn sống mái cho đến hết mùa giải và không bị sếp phàn nàn vì vào cơ quan cứ ngáp…thì giải pháp tốt nhất là trong những đêm có 2 trận đấu liên tiếp chỉ nên chọn 1 trận quan trọng hơn để xem.
Một điều quan trọng khác mà bác sĩ Thọ muốn khuyên những người xem bóng đá tại nhà là đừng quên đóng cửa trước khi xem, để khỏi phải rơi vào cảnh bị lấy sạch sành sanh do mệt quá ngủ quên.
Theo Thiên Chương
Anh Nguyễn Duy Hải, 38 tuổi, nhà ở quận 3 kể, hồi World Cup 2006, thức chiến đấu từ đầu mùa giải đến trận bán kết thì anh phải xem bóng đá ở bệnh viện vì chứng đau đầu, chóng mặt. Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, anh bị thiếu máu não do thường xuyên thức khuya và ăn uống không đủ chất.
Anh Hải thừa nhận, do công việc kinh doanh, anh không có thời gian ngủ trưa, đêm thức trắng, ít chịu ăn mà chỉ uống cà phê hút thuốc, sáng lại tiếp tục đi làm nên chỉ sau 1 tuần, anh đã cảm thấy “lâng lâng” nhưng vì quá nghiện nên cố thức đến phải nhập viện.
Ông Hà Văn Minh, 67 tuổi, hội cựu chiến binh quận Hóc Môn thì vẫn chưa quên lần phải nhập viện cấp cứu cách đây 2 năm. Ông Minh kể: “Theo các bác sĩ Bệnh viện Gia Định, chỉ nhập viện chậm một tí nữa là tôi đã chết vì chứng cao huyết áp. Tôi có bệnh này từ nhiều năm trước nhưng thấy con cháu thức vui quá nên thức theo. Cuối cùng phải bỏ luôn trận chung kết vì mê man trên giường bệnh”.
Tai hại hơn là trường hợp của Lê Duy Tính, nhà ở Trảng Bom, Đồng Nai. Anh Tính làm tài xế lái xe chở khách tuyến Trảng Bom – Đà Lạt, cũng trong mùa giải 2006, do thức đêm xem bóng đá, sáng hôm sau, anh này ngủ gục trong lúc điều khiển xe khiến xe lao vào rừng cao su. May mà không có ai bị thương do đoạn đường vắng và anh này kịp giật mình thắng lại khi hành khách la ó.
Theo thống kê của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Chợ Rẫy, Gia Định, Viện Tim TP. HCM, cứ vào mỗi mùa Euro hoặc World cup, lượng bệnh nhân nhập viện vì suy nhược cơ thể, cấp cứu tim mạch, tiêu hóa và tai nạn giao thông lại tăng lên. Nguyên nhân ít nhiều có liên quan đến việc trắng đêm cùng quả bóng.
Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để có một mùa giải trọn vẹn an toàn, người xem cần phải biết tiết chế và có chế độ ăn uống thật hợp lý.
Theo ông Đính, trước đêm diễn ra trận đấu, nhất là những đêm có 2 trận liền, để không làm giảm chức năng hoạt động của não nên bổ sung vitamin B1 theo dạng thuốc. Đặc biệt không được lạm dụng cà phê và thuốc lá vì chỉ gây ảo giác tạm thời, nếu dùng quá nhiều đến khi muốn chợp mắt thì lại không ngủ được.
Thức ăn nhẹ như một ít thịt bò, trái cây là hết sức cần thiết để cơ thể không hụt năng lượng do thức và “hò hét” nhưng không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu; không nên uống rượu bia vì chất cồn sẽ gây kích thích thần kinh.
Đứng lên vận động hoặc đi lại giữa các hiệp đấu sẽ giúp người xem tránh đau lưng và giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cũng chống mệt mỏi. Tốt nhất nên chọn tư thế xem nửa nằm nửa ngồi để giảm thiểu trọng lượng cơ thể tác động lên cột sống, khớp xương.
Theo bác sĩ Dương Công Minh, Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM, để có thể phục hồi năng lượng, tránh mỏi mệt cả thể xác lẫn tinh thần cho ngày mới sau một đêm thức trắng, là phải ăn sáng đầy đủ chất và phải ăn thật no. Người không quen ăn cũng phải cố dùng một bát phở, mẩu bánh mì và uống kèm sữa. Uống nước nhiều để giải nhiệt cho cơ thể cũng là việc làm hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Trung ương cũng khẳng định, thức đêm sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất do đó để tạo hứng thú cho ngày lao động mới nên bổ sung vitamin. Lượng vitamin tự nhiên có trong trái cây, rau quả như: cà rốt, táo tây, trứng, mật ong, chanh, đu đủ… vẫn là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu không có điều kiện người xem có thể dùng các loại dược phẩm bổ sung vitamin, dạng viên bổ sủi bọt với liều dùng hợp lý.
Còn theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TP. HCM, tiết chế giữa xem, thư giãn, nghỉ ngơi là việc làm hết sức cần thiết đối với những người thuộc nhóm ngành vốn cần sự sáng suốt trong công việc như bác sĩ phẫu thuật, tài xế và thậm chí là những người có điều khiển phương tiện giao thông.
Việc tranh thủ ngủ sớm hơn bình thường hoặc tìm cách ngủ bù cũng là một trong những biện pháp giúp người xem không bị phá sức. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cần phải biết tiết chế cảm xúc để tránh quá căng thẳng dẫn đến nguy hại đến tính mạng.
Tốt nhất, người có bệnh lý nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được xác định tình trạng bệnh của bản thân, để được khuyên về chế độ dùng thuốc hoặc dự trữ một số thuốc đặc trị trong tình huống khẩn cấp.
Còn theo Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM Nguyễn Đắc Thọ, nếu muốn sống mái cho đến hết mùa giải và không bị sếp phàn nàn vì vào cơ quan cứ ngáp…thì giải pháp tốt nhất là trong những đêm có 2 trận đấu liên tiếp chỉ nên chọn 1 trận quan trọng hơn để xem.
Một điều quan trọng khác mà bác sĩ Thọ muốn khuyên những người xem bóng đá tại nhà là đừng quên đóng cửa trước khi xem, để khỏi phải rơi vào cảnh bị lấy sạch sành sanh do mệt quá ngủ quên.
Theo Thiên Chương