Đoàn thanh tra liên ngành Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP) TP Hà Nội hôm 8/9 đã phát hiện nhiều loại bánh thủ công “giá rẻ giật mình”, không nhãn mác, hoặc nhái nhãn mác của những hãng bánh có tên tuổi.
Một cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại Xuân Đỉnh. Ảnh: Mỹ Hằng Bảo quản bánh bằng gói chống ẩm không nguồn gốc
Tại làng nghề sản xuất bánh truyền thống Xuân Đỉnh, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu thời điểm làm không hết việc. Ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh cho biết, năm nay, số lượng các hộ sản xuất bánh Trung thu giảm hơn mọi năm. Hiện, còn 58 cơ sở sản xuất được cấp phép hoạt động với sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 400 - 500 tấn/vụ, tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Ngay Rằm tháng Bảy, trước khi vào vụ sản xuất bánh Trung thu, 100% cơ sở đã được tuyên truyền, tập huấn về VSATTP. Vậy mà một số cơ sở sản xuất vẫn không đủ “tự tin”, phải dừng hoạt động để “né” kiểm tra khi đoàn xuất hiện.
Tại cơ sở sản xuất Minh Ý (99 ngõ Bún, khu Đông, Xuân Đỉnh) - được đánh giá là một trong những cơ sở sản xuất uy tín nhất ở Xuân Đỉnh - nguyên liệu dùng để chế biến bánh được đặt ngay sát nền đất mà không có kệ kê cao. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở này sử dụng gói hút ẩm không có nguồn gốc, in toàn bằng tiếng Trung Quốc.
Anh Nguyễn Thừa Chiến, chủ cơ sở sản xuất cho biết, loại hút ẩm này do một người bà con đi Lạng Sơn mua về với giá 200 đồng/gói nhỏ. Cơ sở đã mua 10 túi, trong mỗi túi có 500 gói nhỏ để đặt vào các hộp bánh.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dù bánh Trung thu đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng được bảo quản bằng chất hút ẩm kém chất lượng thì vẫn có thể gây độc hại cho người tiêu dùng.
Kiểm tra doanh nghiệp sản xuất bánh mứt dân tộc cổ truyền Đinh Tỵ (số 8 ngõ Hà, Xuân Đỉnh), đoàn thanh tra cũng phát hiện và thu giữ 2.800 gói hút ẩm có xuất xứ từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Đoàn đã yêu cầu cơ sở bóc toàn bộ 300 chiếc bánh Trung thu có sử dụng gói hút ẩm này.
Theo chủ cơ sở, loại gói hút ẩm này năm nay mới được sử dụng với giá thành rẻ chỉ bằng 1/2 so với các loại hút ẩm trên thị trường. Với công suất 200 chiếc bánh/ngày, tính đến nay cơ sở này đã tung ra thị trường khoảng 26.000 chiếc bánh các loại có những gói hút ẩm không nguồn gốc.
Cảnh giác với bánh “giá rẻ bất ngờ”
Bên cạnh những loại bánh uy tín, trên thị trường xuất hiện không ít loại bánh Trung thu giá rẻ không nhãn mác, nguồn gốc. Theo khảo sát của chúng tôi chiều 8/9, tại khu vực Thanh Xuân, Trung Văn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) và khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) tràn ngập các loại bánh Trung thu giá rẻ, chỉ khoảng 5.000-7.000 đồng/chiếc. Những người bán hàng được hỏi cho biết, bánh này lấy từ làng La Phù (Hà Tây).
Tại chợ Thanh Xuân, trong vai người mua hàng, chúng tôi đã tiếp cận với một người giao hàng từ làng La Phù đến. Người đàn ông này cho biết, hàng ngày anh thường mang bánh Trung thu đến các chợ ở ven nội thành giao buôn.
Vào thời điểm này, cả làng La Phù đã chuyển sang làm bánh Trung thu. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở có thể cung ứng khoảng 2.000 bánh thành phẩm ra thị trường.
Anh này còn bật mí, nếu khách hàng đặt những loại bánh “nhái” tên tuổi của những hãng uy tín như Kinh Đô, Bibica... thì cũng sẽ được đáp ứng. Chỉ cần người đặt đưa mẫu mã, bao bì là sau 2 ngày sẽ có sản phẩm. Thậm chí, người đàn ông này còn giao đến nhiều cơ sở loại bánh không nhãn mác (bánh trần) để khách hàng tự dán tem, nhãn mác với giá 5.000-5.500 đồng/chiếc.
Vòng qua khu vực Cầu Diễn (Hà Nội), không khó khăn để mua được những hộp bánh Trung thu không nhãn mác được bày bán tràn ngập. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo được đựng trong hộp nhựa. Bên trong có những nhãn mác phụ ghi: “Bánh dẻo hoặc bánh nướng, trọng lượng 200gr, địa chỉ sản xuất: làng nghề Xuân Đỉnh, thời hạn sử dụng: 30 ngày”. Nhưng trên sản phẩm không thấy ghi ngày sản xuất. Giá thành của những loại sản phẩm này tương đối rẻ, chỉ khoảng 7.000-8.500 đồng/chiếc (tùy loại).
Trước tình trạng này, ông Lê Anh Tuấn khuyến cáo người tiêu dùng không nên tham rẻ mua những sản phẩm bánh Trung thu không nguồn gốc trôi nổi trên thị trường. Khi mua cần chọn mua những địa chỉ uy tín và đặc biệt chú ý đọc kỹ trên nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Theo Mỹ Hằng
Tại làng nghề sản xuất bánh truyền thống Xuân Đỉnh, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu thời điểm làm không hết việc. Ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh cho biết, năm nay, số lượng các hộ sản xuất bánh Trung thu giảm hơn mọi năm. Hiện, còn 58 cơ sở sản xuất được cấp phép hoạt động với sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 400 - 500 tấn/vụ, tiêu thụ chủ yếu ở các khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Ngay Rằm tháng Bảy, trước khi vào vụ sản xuất bánh Trung thu, 100% cơ sở đã được tuyên truyền, tập huấn về VSATTP. Vậy mà một số cơ sở sản xuất vẫn không đủ “tự tin”, phải dừng hoạt động để “né” kiểm tra khi đoàn xuất hiện.
Tại cơ sở sản xuất Minh Ý (99 ngõ Bún, khu Đông, Xuân Đỉnh) - được đánh giá là một trong những cơ sở sản xuất uy tín nhất ở Xuân Đỉnh - nguyên liệu dùng để chế biến bánh được đặt ngay sát nền đất mà không có kệ kê cao. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện cơ sở này sử dụng gói hút ẩm không có nguồn gốc, in toàn bằng tiếng Trung Quốc.
Anh Nguyễn Thừa Chiến, chủ cơ sở sản xuất cho biết, loại hút ẩm này do một người bà con đi Lạng Sơn mua về với giá 200 đồng/gói nhỏ. Cơ sở đã mua 10 túi, trong mỗi túi có 500 gói nhỏ để đặt vào các hộp bánh.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dù bánh Trung thu đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng được bảo quản bằng chất hút ẩm kém chất lượng thì vẫn có thể gây độc hại cho người tiêu dùng.
Kiểm tra doanh nghiệp sản xuất bánh mứt dân tộc cổ truyền Đinh Tỵ (số 8 ngõ Hà, Xuân Đỉnh), đoàn thanh tra cũng phát hiện và thu giữ 2.800 gói hút ẩm có xuất xứ từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Đoàn đã yêu cầu cơ sở bóc toàn bộ 300 chiếc bánh Trung thu có sử dụng gói hút ẩm này.
Theo chủ cơ sở, loại gói hút ẩm này năm nay mới được sử dụng với giá thành rẻ chỉ bằng 1/2 so với các loại hút ẩm trên thị trường. Với công suất 200 chiếc bánh/ngày, tính đến nay cơ sở này đã tung ra thị trường khoảng 26.000 chiếc bánh các loại có những gói hút ẩm không nguồn gốc.
Cảnh giác với bánh “giá rẻ bất ngờ”
Bên cạnh những loại bánh uy tín, trên thị trường xuất hiện không ít loại bánh Trung thu giá rẻ không nhãn mác, nguồn gốc. Theo khảo sát của chúng tôi chiều 8/9, tại khu vực Thanh Xuân, Trung Văn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) và khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) tràn ngập các loại bánh Trung thu giá rẻ, chỉ khoảng 5.000-7.000 đồng/chiếc. Những người bán hàng được hỏi cho biết, bánh này lấy từ làng La Phù (Hà Tây).
Tại chợ Thanh Xuân, trong vai người mua hàng, chúng tôi đã tiếp cận với một người giao hàng từ làng La Phù đến. Người đàn ông này cho biết, hàng ngày anh thường mang bánh Trung thu đến các chợ ở ven nội thành giao buôn.
Vào thời điểm này, cả làng La Phù đã chuyển sang làm bánh Trung thu. Trung bình mỗi ngày, mỗi cơ sở có thể cung ứng khoảng 2.000 bánh thành phẩm ra thị trường.
Anh này còn bật mí, nếu khách hàng đặt những loại bánh “nhái” tên tuổi của những hãng uy tín như Kinh Đô, Bibica... thì cũng sẽ được đáp ứng. Chỉ cần người đặt đưa mẫu mã, bao bì là sau 2 ngày sẽ có sản phẩm. Thậm chí, người đàn ông này còn giao đến nhiều cơ sở loại bánh không nhãn mác (bánh trần) để khách hàng tự dán tem, nhãn mác với giá 5.000-5.500 đồng/chiếc.
Vòng qua khu vực Cầu Diễn (Hà Nội), không khó khăn để mua được những hộp bánh Trung thu không nhãn mác được bày bán tràn ngập. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo được đựng trong hộp nhựa. Bên trong có những nhãn mác phụ ghi: “Bánh dẻo hoặc bánh nướng, trọng lượng 200gr, địa chỉ sản xuất: làng nghề Xuân Đỉnh, thời hạn sử dụng: 30 ngày”. Nhưng trên sản phẩm không thấy ghi ngày sản xuất. Giá thành của những loại sản phẩm này tương đối rẻ, chỉ khoảng 7.000-8.500 đồng/chiếc (tùy loại).
Trước tình trạng này, ông Lê Anh Tuấn khuyến cáo người tiêu dùng không nên tham rẻ mua những sản phẩm bánh Trung thu không nguồn gốc trôi nổi trên thị trường. Khi mua cần chọn mua những địa chỉ uy tín và đặc biệt chú ý đọc kỹ trên nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Theo Mỹ Hằng