Vợ tôi lấy chồng và chỉ biết có đúng chồng con, còn lại cô ấy không cần biết và quan tâm đến bất cứ thứ gì, kể cả bố mẹ chồng.
Tôi có một người vợ mà dù thời gian bận rộn đến bao nhiêu, cô ấy cũng cố gắng sắp xếp nhà cửa gọn gàng, chăm sóc con chu đáo; tài nội trợ của vợ tôi cũng không thể chê nổi một lời... Thế nhưng sự hoàn hảo của cô ấy chỉ bên trong cánh cửa gia đình. Nếu mở cửa ra, cô ấy sống không cần biết đến mối quan hệ nào khác với gia đình chồng.
Quê tôi ở tít miền Tây của Nghệ An, nhà có tới năm anh em nhưng nghèo quá không thể ăn học đến nơi đến chốn tất cả. Tôi là út lại ham học nên được cả nhà dồn hết ưu tiên cho con đường học hành. Những năm tháng đến trường tôi còn nhớ như in cảnh anh trai đi thả lươn ngủ cả đêm ngoài ruộng, cảnh chị gái gánh từng mớ khoai sắn lên chợ bán để lấy tiền cho em ăn học.
Rồi tôi đỗ đại học, cả nhà mừng như bắt được vàng. Ngày đó, lúc tôi chuẩn bị nhập học cũng là thời gian anh trai tôi chuẩn bị cưới vợ. Nhà khó khăn nên chẳng mua sắm được gì cho vợ chồng anh chị cả, bố mẹ tôi bàn nhau cố gắng mua cho anh chị chiếc giường mới. Ông bà bảo có lần ra thành phố đám cưới đứa cháu họ, nó sắm đồ cho phòng cưới gần trăm triệu bạc, giờ con mình chẳng có nhiều thì cũng cố cho nó cái giường, đôi chiếu mới.
Bố chẳng nói gì, chỉ bảo mẹ làm thế nào để sắp tới tôi ra Hà Nội nhập học còn có tiền mang theo. Anh trai tôi đã nghe lỏm được câu chuyện của bố mẹ. Và chiếc giường cưới của anh chị đã không còn có cơ hội được mua về. Anh bảo thôi thì cứ nằm giường cũ đã sao, cứ đầu tư cho tôi ăn học, sau này tôi thành tài mua sau cho anh chị cũng được. Rất nhiều những chuyện như thế của bố mẹ và các anh chị hy sinh để cho tôi ăn học nên người. Đó là một quá khứ đầy tình yêu thương và sự biết ơn.
Tôi đã học như con thiêu thân, cố gắng đi làm thêm để đỡ đần bố mẹ và các anh chị ở quê. Rồi tôi cũng tốt nghiệp Đại học, may mắn tìm được việc làm ở Hà Nội. Đi làm được hai năm, tôi chưa kịp kiếm được nhiều tiền để có cơ hội báo đáp lại những hi sinh mà mọi người dành cho mình thì đã nghĩ đến chuyện lấy vợ.
Đến nay, vợ tôi đã làm dâu được hơn 5 năm nhưng chỉ về quê chồng đúng một lần sau ngày cưới.Đó là một mối tình vụng dại, chúng tôi đã đi quá giới hạn và người yêu tôi có thai. Biết được tin, bố mẹ không đắn đo suy nghĩ đã bắt tôi cưới để làm người có đạo đức, lương tâm. Bố mẹ vợ tôi là người khá giả nên cũng chẳng câu nệ chuyện môn đăng hộ đối. Với họ, chỉ cần con gái hạnh phúc, con rể không đến nỗi nào là được. Vậy là tôi đàng hoàng lấy vợ thành phố, được bố mẹ vợ giúp đỡ mua cho một căn hộ nho nhỏ. Cuộc sống của tôi được gọi là ổn định.
Vợ tôi là một phụ nữ năng nổ. Trong công việc cơ quan, cô ấy luôn dành được sự tín nhiệm. Về gia đình cô ấy lại càng cầu toàn hơn. Dù tuổi còn trẻ nhưng vợ tôi chăm sóc chồng con, bố trí công việc gia đình rất khoa học và chỉn chu. Vì thế dù con còn nhỏ, hai vợ chồng đều trẻ, công việc bận rộn nhưng cuộc sống của tôi lúc nào cũng thành thơi và khá nhàn hạ dưới sự sắp xếp khéo léo của vợ. Dưới bàn tay chăm sóc chu đáo của cô ấy, hai bố con tôi lúc nào cũng thong dong và tươm tất. Không ít người nhìn cách vợ tôi sắp xếp và tổ chức cuộc sống gia đình phải khen ngợi và khâm phục. Đó cũng là niềm tự hào lớn của tôi.
Sẽ chẳng có gì đáng phàn nàn nếu như cô ấy làm dâu cũng hoàn hảo như làm mẹ. Nhưng vợ tôi lấy chồng và chỉ biết có mỗi chồng con. Mọi vấn đề về gia đình chồng, cô ấy làm ngơ phó mặc cho tôi xử trí thế nào tùy thích.
Đến nay, vợ tôi đã làm dâu được hơn 5 năm nhưng chỉ về quê chồng đúng một lần sau ngày cưới. Lần đó viện cứ quê xa, hai đứa lại làm việc ở thành phố cả nên nhà gái xin phép được tổ chức lễ cưới ở một nhà hàng ở Hà Nội. Bố mẹ tôi vì điều kiện kinh tế không có nên cũng ngậm ngùi chiều ý thông gia.
Ngày cưới tôi, chỉ có bố và anh trai cả ra dự. Sau ngày cưới hai vợ chồng tôi về quê ra mắt mọi người rồi phải trở vào ngay sau đó vì đúng thời gian cận Tết, cơ quan quá bận việc không cho nghỉ lâu. Từ đó, mỗi dịp lễ Tết, cô ấy đều viện cớ con nhỏ, công việc bận, đi lại say tàu xe, nên tôi cứ sắp xếp về còn không đành chịu. Thương con dâu con nhỏ bìu ríu, lại chứng kiến cảnh con dâu say xe nhừ tử lần về ra mắt, bố mẹ và anh chị em tôi cũng thông cảm bỏ qua. Họ tin tất cả những gì tôi nói. Họ không biết rằng sự thật, vợ tôi không mảy may để ý đến việc nhà chồng.
Hai vợ chồng làm cùng cơ quan nên chuyện lương thưởng của tôi cô ấy đều nhận và nắm giữ hết. Vợ tôi cũng không phải là người quản hết chi tiêu của chồng. Dù nhận lương hết, hàng tháng cô ấy vẫn đưa cho tôi một khoản để chi tiêu riêng. Nhưng chừng đó cũng chỉ đủ cho tôi chi tiêu cho bản thân chứ không thể để ra giúp đỡ gia đình. Mỗi lần nói chuyện giúp gia đình mình, tôi đều nhận được sự lạnh lùng khó hiểu của vợ. Thậm chí có lần cô ấy còn bảo mọi việc tôi phải tự lo, cô ấy chỉ đủ sức chăm sóc cho chồng con mà thôi.
Thời đại công nghệ thông tin, tôi đã lắp cho bố mẹ điện thoại đàng hoàng nhưng chưa một lần con dâu gọi điện về hỏi thăm bố mẹ và gia đình chồng.Nhiều đêm tôi đã mất ngủ vì sự “tự lo” mà vợ tôi nói. Tôi tự lo thế nào trong khi kinh tế cô ấy nắm giữ hết. Ngay cả việc đưa con về quê thăm ông bà mỗi năm, vợ chồng tôi cũng rơi vào tình trạng căng thẳng. Cô ấy không về nhưng cũng không muốn tôi đưa con về.
Bao nhiêu khó khăn và phức tạp cô ấy đưa ra để tôi không đưa con về nào là nhà vệ sinh không có, nào là mùa nắng nóng hay mất điện, nào là thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của con, nào là lỡ con ốm thì bệnh viện xa gần 20 cây số như thế làm sao xử lý kịp... Tất cả cứ như thể con tôi đang bị đi đày chứ không phải về quê nghỉ ngơi, thăm ông bà họ hàng.
Thời đại công nghệ thông tin, tôi đã lắp cho bố mẹ điện thoại đàng hoàng nhưng chưa một lần con dâu gọi điện về hỏi thăm bố mẹ và gia đình chồng. Người gọi ra hỏi thăm sức khỏe dâu con luôn là bố mẹ tôi; thậm chí có lần bắt máy cô ấy còn nói chiếu lệ rồi đưa máy cho tôi hoặc con nghe. Một vài lần tôi có đưa bố mẹ ra thành phố chơi nhưng ở được hôm trước thì hôm sau cô ấy lấy cớ bên nhà ngoại có việc bận nên xin phép cho cháu qua đó vài ngày.
Mọi việc tiếp đãi bố mẹ chồng cô ấy để tôi tự lo. Một lần, hai lần như thế, bố mẹ tôi hiểu được sự không chào đón của con dâu nên ông bà không ra thêm lần nào nữa dù tôi cố gắng mời mọc hết lời. Phần anh chị em tôi cũng vậy, với người nhà quê việc được ra thành phố chơi ít hôm là một sự trọng đại và cố gắng rất nhiều nhưng vợ tôi cũng không chào đón họ. Vẫn chiêu bài cũ là nhà ngoại có việc và cô ấy bế con đi cho tới lúc anh chị em tôi về quê mới quay về nhà dọn dẹp.
Người lớn hiểu ý không thèm ra nhà tôi thêm một lần nào nữa nhưng mấy đứa trẻ con thì lại hào hứng mỗi dịp nghỉ hè lại ra thành phố chơi với em bé và chú thím. Nhưng mấy đứa trẻ có ra thì cũng tự chơi một mình trong nhà khóa trái cửa, bởi em bé còn phải đi học, phải đến nhà ông bà ngoại, còn chú thím bận đi làm. Từ cách ứng xử ấy, vợ tôi trở thành cô con dâu tồi tệ, sống không biết điều, ích kỷ hẹp hòi.
Vợ chồng tôi vì chuyện này mà đã xảy ra nhiều lần cãi vã. Mỗi lần như thế cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm là tôi cứ tự lo về gia đình mình đừng kéo cô ấy vào cuộc. Sự vô tâm một cách cố ý ấy đã khiến tôi bắt đầu nghĩ khác về vợ mình. Những công sức chăm sóc chồng con chỉn chu không còn được tôi ghi nhận như lúc đầu.
Nhận thấy sự phản ứng của tôi, cô ấy vứt trả lại lương hàng tháng nhận về bảo tôi cứ cầm về mà lo “công cuộc đền ơn đáp nghĩa với gia đình”, còn vợ con không cần lo. Từ đó cô ấy một mình dùng tiền lương của mình để trang trải mà không đụng đến lương của tôi lấy một đồng. Sự thất vọng về người vợ đảm đang, chăm sóc chồng con chu đáo ngày nào càng lớn dần trong tôi. Trong thời gian thất vọng khó khăn ấy, trái tim tôi đã rẽ lối với một phụ nữ khác. Chuyện ấy vẫn nằm trong bí mật cho tới tận bây giờ.
Giờ tôi rất phân vân, có nên duy trì hôn nhân với một người vợ không chịu làm dâu ấy suốt cả cuộc đời, hay rẽ lối theo một con đường khác?
Theo Gia đình
Tôi có một người vợ mà dù thời gian bận rộn đến bao nhiêu, cô ấy cũng cố gắng sắp xếp nhà cửa gọn gàng, chăm sóc con chu đáo; tài nội trợ của vợ tôi cũng không thể chê nổi một lời... Thế nhưng sự hoàn hảo của cô ấy chỉ bên trong cánh cửa gia đình. Nếu mở cửa ra, cô ấy sống không cần biết đến mối quan hệ nào khác với gia đình chồng.
Quê tôi ở tít miền Tây của Nghệ An, nhà có tới năm anh em nhưng nghèo quá không thể ăn học đến nơi đến chốn tất cả. Tôi là út lại ham học nên được cả nhà dồn hết ưu tiên cho con đường học hành. Những năm tháng đến trường tôi còn nhớ như in cảnh anh trai đi thả lươn ngủ cả đêm ngoài ruộng, cảnh chị gái gánh từng mớ khoai sắn lên chợ bán để lấy tiền cho em ăn học.
Rồi tôi đỗ đại học, cả nhà mừng như bắt được vàng. Ngày đó, lúc tôi chuẩn bị nhập học cũng là thời gian anh trai tôi chuẩn bị cưới vợ. Nhà khó khăn nên chẳng mua sắm được gì cho vợ chồng anh chị cả, bố mẹ tôi bàn nhau cố gắng mua cho anh chị chiếc giường mới. Ông bà bảo có lần ra thành phố đám cưới đứa cháu họ, nó sắm đồ cho phòng cưới gần trăm triệu bạc, giờ con mình chẳng có nhiều thì cũng cố cho nó cái giường, đôi chiếu mới.
Bố chẳng nói gì, chỉ bảo mẹ làm thế nào để sắp tới tôi ra Hà Nội nhập học còn có tiền mang theo. Anh trai tôi đã nghe lỏm được câu chuyện của bố mẹ. Và chiếc giường cưới của anh chị đã không còn có cơ hội được mua về. Anh bảo thôi thì cứ nằm giường cũ đã sao, cứ đầu tư cho tôi ăn học, sau này tôi thành tài mua sau cho anh chị cũng được. Rất nhiều những chuyện như thế của bố mẹ và các anh chị hy sinh để cho tôi ăn học nên người. Đó là một quá khứ đầy tình yêu thương và sự biết ơn.
Tôi đã học như con thiêu thân, cố gắng đi làm thêm để đỡ đần bố mẹ và các anh chị ở quê. Rồi tôi cũng tốt nghiệp Đại học, may mắn tìm được việc làm ở Hà Nội. Đi làm được hai năm, tôi chưa kịp kiếm được nhiều tiền để có cơ hội báo đáp lại những hi sinh mà mọi người dành cho mình thì đã nghĩ đến chuyện lấy vợ.
Đến nay, vợ tôi đã làm dâu được hơn 5 năm nhưng chỉ về quê chồng đúng một lần sau ngày cưới.
Vợ tôi là một phụ nữ năng nổ. Trong công việc cơ quan, cô ấy luôn dành được sự tín nhiệm. Về gia đình cô ấy lại càng cầu toàn hơn. Dù tuổi còn trẻ nhưng vợ tôi chăm sóc chồng con, bố trí công việc gia đình rất khoa học và chỉn chu. Vì thế dù con còn nhỏ, hai vợ chồng đều trẻ, công việc bận rộn nhưng cuộc sống của tôi lúc nào cũng thành thơi và khá nhàn hạ dưới sự sắp xếp khéo léo của vợ. Dưới bàn tay chăm sóc chu đáo của cô ấy, hai bố con tôi lúc nào cũng thong dong và tươm tất. Không ít người nhìn cách vợ tôi sắp xếp và tổ chức cuộc sống gia đình phải khen ngợi và khâm phục. Đó cũng là niềm tự hào lớn của tôi.
Sẽ chẳng có gì đáng phàn nàn nếu như cô ấy làm dâu cũng hoàn hảo như làm mẹ. Nhưng vợ tôi lấy chồng và chỉ biết có mỗi chồng con. Mọi vấn đề về gia đình chồng, cô ấy làm ngơ phó mặc cho tôi xử trí thế nào tùy thích.
Đến nay, vợ tôi đã làm dâu được hơn 5 năm nhưng chỉ về quê chồng đúng một lần sau ngày cưới. Lần đó viện cứ quê xa, hai đứa lại làm việc ở thành phố cả nên nhà gái xin phép được tổ chức lễ cưới ở một nhà hàng ở Hà Nội. Bố mẹ tôi vì điều kiện kinh tế không có nên cũng ngậm ngùi chiều ý thông gia.
Ngày cưới tôi, chỉ có bố và anh trai cả ra dự. Sau ngày cưới hai vợ chồng tôi về quê ra mắt mọi người rồi phải trở vào ngay sau đó vì đúng thời gian cận Tết, cơ quan quá bận việc không cho nghỉ lâu. Từ đó, mỗi dịp lễ Tết, cô ấy đều viện cớ con nhỏ, công việc bận, đi lại say tàu xe, nên tôi cứ sắp xếp về còn không đành chịu. Thương con dâu con nhỏ bìu ríu, lại chứng kiến cảnh con dâu say xe nhừ tử lần về ra mắt, bố mẹ và anh chị em tôi cũng thông cảm bỏ qua. Họ tin tất cả những gì tôi nói. Họ không biết rằng sự thật, vợ tôi không mảy may để ý đến việc nhà chồng.
Hai vợ chồng làm cùng cơ quan nên chuyện lương thưởng của tôi cô ấy đều nhận và nắm giữ hết. Vợ tôi cũng không phải là người quản hết chi tiêu của chồng. Dù nhận lương hết, hàng tháng cô ấy vẫn đưa cho tôi một khoản để chi tiêu riêng. Nhưng chừng đó cũng chỉ đủ cho tôi chi tiêu cho bản thân chứ không thể để ra giúp đỡ gia đình. Mỗi lần nói chuyện giúp gia đình mình, tôi đều nhận được sự lạnh lùng khó hiểu của vợ. Thậm chí có lần cô ấy còn bảo mọi việc tôi phải tự lo, cô ấy chỉ đủ sức chăm sóc cho chồng con mà thôi.
Thời đại công nghệ thông tin, tôi đã lắp cho bố mẹ điện thoại đàng hoàng nhưng chưa một lần con dâu gọi điện về hỏi thăm bố mẹ và gia đình chồng.
Bao nhiêu khó khăn và phức tạp cô ấy đưa ra để tôi không đưa con về nào là nhà vệ sinh không có, nào là mùa nắng nóng hay mất điện, nào là thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của con, nào là lỡ con ốm thì bệnh viện xa gần 20 cây số như thế làm sao xử lý kịp... Tất cả cứ như thể con tôi đang bị đi đày chứ không phải về quê nghỉ ngơi, thăm ông bà họ hàng.
Thời đại công nghệ thông tin, tôi đã lắp cho bố mẹ điện thoại đàng hoàng nhưng chưa một lần con dâu gọi điện về hỏi thăm bố mẹ và gia đình chồng. Người gọi ra hỏi thăm sức khỏe dâu con luôn là bố mẹ tôi; thậm chí có lần bắt máy cô ấy còn nói chiếu lệ rồi đưa máy cho tôi hoặc con nghe. Một vài lần tôi có đưa bố mẹ ra thành phố chơi nhưng ở được hôm trước thì hôm sau cô ấy lấy cớ bên nhà ngoại có việc bận nên xin phép cho cháu qua đó vài ngày.
Mọi việc tiếp đãi bố mẹ chồng cô ấy để tôi tự lo. Một lần, hai lần như thế, bố mẹ tôi hiểu được sự không chào đón của con dâu nên ông bà không ra thêm lần nào nữa dù tôi cố gắng mời mọc hết lời. Phần anh chị em tôi cũng vậy, với người nhà quê việc được ra thành phố chơi ít hôm là một sự trọng đại và cố gắng rất nhiều nhưng vợ tôi cũng không chào đón họ. Vẫn chiêu bài cũ là nhà ngoại có việc và cô ấy bế con đi cho tới lúc anh chị em tôi về quê mới quay về nhà dọn dẹp.
Người lớn hiểu ý không thèm ra nhà tôi thêm một lần nào nữa nhưng mấy đứa trẻ con thì lại hào hứng mỗi dịp nghỉ hè lại ra thành phố chơi với em bé và chú thím. Nhưng mấy đứa trẻ có ra thì cũng tự chơi một mình trong nhà khóa trái cửa, bởi em bé còn phải đi học, phải đến nhà ông bà ngoại, còn chú thím bận đi làm. Từ cách ứng xử ấy, vợ tôi trở thành cô con dâu tồi tệ, sống không biết điều, ích kỷ hẹp hòi.
Vợ chồng tôi vì chuyện này mà đã xảy ra nhiều lần cãi vã. Mỗi lần như thế cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm là tôi cứ tự lo về gia đình mình đừng kéo cô ấy vào cuộc. Sự vô tâm một cách cố ý ấy đã khiến tôi bắt đầu nghĩ khác về vợ mình. Những công sức chăm sóc chồng con chỉn chu không còn được tôi ghi nhận như lúc đầu.
Nhận thấy sự phản ứng của tôi, cô ấy vứt trả lại lương hàng tháng nhận về bảo tôi cứ cầm về mà lo “công cuộc đền ơn đáp nghĩa với gia đình”, còn vợ con không cần lo. Từ đó cô ấy một mình dùng tiền lương của mình để trang trải mà không đụng đến lương của tôi lấy một đồng. Sự thất vọng về người vợ đảm đang, chăm sóc chồng con chu đáo ngày nào càng lớn dần trong tôi. Trong thời gian thất vọng khó khăn ấy, trái tim tôi đã rẽ lối với một phụ nữ khác. Chuyện ấy vẫn nằm trong bí mật cho tới tận bây giờ.
Giờ tôi rất phân vân, có nên duy trì hôn nhân với một người vợ không chịu làm dâu ấy suốt cả cuộc đời, hay rẽ lối theo một con đường khác?
Theo Gia đình