Chị Trinh vừa mua đồ ăn bữa chiều về thì chồng đã chê ỏng chê eo: “Sao mà thịt bò ôi thế này. Khi mua em phải để ý, thớ thịt màu đỏ thì mới nên lấy chứ”.
Chồng khéo, vợ được nhờ?
Nhiều lúc chị Trinh thở dài: “Chẳng thà chồng vụng về chút còn sướng hơn nhiều. Mình nấu món nào thì ăn nấy chứ đằng này mua gì về cũng săm soi kỹ càng đến là ớn”.
Có không ít lần dù mâm cơm đã dọn ra rồi mà anh Hào vẫn chưa vừa ý. Nước chấm thiếu chanh hoặc ớt là anh đùng đùng chạy ra chợ mua ngay. Có bữa anh còn mua thịt khác về nấu. Đó là còn chưa kể những khi món thịt này nấu hơi quá hoặc rau thơm rửa hơi nát cũng khiến anh vừa ăn vừa càu nhàu cả buổi cơm.
Chị Trinh cũng phải công nhận chồng mình khá khéo léo trong nấu ăn. Hầu như món nào anh Hào cũng nấu được và rất ngon. Có hôm mới học được món ăn trên mạng, chị muốn thể hiện chút với chồng. Chẳng ngờ anh Hào lại kể chơn chu từng bước một cách nấu món ấy thông thạo lắm khiến chị Trinh đứng trân trân, quê một mẻ.
Mà cái đáng nói là ngoài chuyện nội trợ ra thì việc gì anh Hào cũng bén bảng, chu toàn. Mỗi lần anh đi công tác về lại lại huy động cả nhà tổng vệ sinh nhà cửa, giường chiếu. Đôi dép phải để ngay ngắn, quần áo không để tùm lum, dưới bàn tay của anh thì nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm.
Chẳng thà chồng vụng còn hơn!
Tuy nhiên, không ít chị em than thở chồng vụng về không chịu được, có mỗi nồi canh mà nấu cũng không xong. Nhưng bù lại, các ông ấy lại dễ tính, chẳng đòi hỏi, kén chọn món nọ món kia và vợ nấu gì cũng khen ngon.
Chị Diệp (kế toán) nhờ chồng mua lấy con cá chép về nấu canh chua. Vậy mà anh chồng cũng mua nhầm. Rõ ràng mang con cá diếc về lại bảo là cá chép bé, ăn cho bổ. Nặng mình vì để chồng làm gì cũng không yên tâm nên chị Diệp chẳng nhờ nữa, cái công dặn dò, chỉ bảo chồng từng li từng tý chẳng thà làm cho xong.
Lần khác, chị Diệp đã dặn đi dặn lại chồng là mua lấy 5 lạng thịt nạc về xào với rau mầm. Nhưng chồng đem về cả cân rưỡi thịt với lý do: “Bà bán hàng bảo thịt ngon, cứ bảo anh mua cả về nấu chứ mua mấy lạng thì họ cắt dở ra bán cho ai?”. Chị Diệp nhìn miếng thịt chồng đem về mà ngán ngẩm vì chí ít đó là thịt “quá đát” phải để tuần trời rồi. Chị chỉ thở dài: “Mụ ấy gặp anh khác nào vớ được khách sộp”.
Nhiều bà vợ thất vọng về khả năng nội trợ của chồng, tai hại nhất là việc nhầm lẫn giữa thịt tươi và thịt ôi. Có thể nói chợ búa là việc nặng nề đối với những ông chồng vụng nên họ không dám lĩnh trách nhiệm đi chợ nữa.
Thực tế, theo kinh nghiệm của các bà vợ thì nếu có chồng khéo léo trong nấu ăn thì được nhờ khối việc. Tuy nhiên đôi lúc lại bị chồng chỉ đạo phải nấu thế này, thế khác hoặc chê bai hết lời.
Như trường hợp vợ chồng chị Lam, anh Định (Hoàng Mai, Hà Nội) chẳng có mấy ngày được yên ổn chỉ vì bữa ăn. Chuyện chiều nay ăn gì mà cũng khiến chị Lam đau đầu. Bởi lẽ anh Định thường thở than: “Bữa nào cũng có mỗi cái món thịt xào, thịt kho, cá kho, đậu phụ với rau luộc thế? Sao em không chịu sáng tạo?”.
Cũng có bữa thì anh nói sang sảng: “Anh đi làm về mệt, mấy cái món nhạt thếch, thường nhật thế này thì nuốt sao nổi?”. Vậy nên nhiều hôm anh Định còn kể vanh vách những món anh thông thạo để vợ bắt chước. Anh đứng bên và nhăn nhó: “Có mỗi món này mà làm cũng không xong. Đưa đây anh”. Thế nên nhiều chị em có chồng khéo, tỉ mỉ đến từng mớ rau, con cá lại thở than: “Chẳng thà chồng vụng còn hơn”.
Theo Eva
Chồng khéo, vợ được nhờ?
Nhiều lúc chị Trinh thở dài: “Chẳng thà chồng vụng về chút còn sướng hơn nhiều. Mình nấu món nào thì ăn nấy chứ đằng này mua gì về cũng săm soi kỹ càng đến là ớn”.
Có không ít lần dù mâm cơm đã dọn ra rồi mà anh Hào vẫn chưa vừa ý. Nước chấm thiếu chanh hoặc ớt là anh đùng đùng chạy ra chợ mua ngay. Có bữa anh còn mua thịt khác về nấu. Đó là còn chưa kể những khi món thịt này nấu hơi quá hoặc rau thơm rửa hơi nát cũng khiến anh vừa ăn vừa càu nhàu cả buổi cơm.
Chị Trinh cũng phải công nhận chồng mình khá khéo léo trong nấu ăn. Hầu như món nào anh Hào cũng nấu được và rất ngon. Có hôm mới học được món ăn trên mạng, chị muốn thể hiện chút với chồng. Chẳng ngờ anh Hào lại kể chơn chu từng bước một cách nấu món ấy thông thạo lắm khiến chị Trinh đứng trân trân, quê một mẻ.
Mà cái đáng nói là ngoài chuyện nội trợ ra thì việc gì anh Hào cũng bén bảng, chu toàn. Mỗi lần anh đi công tác về lại lại huy động cả nhà tổng vệ sinh nhà cửa, giường chiếu. Đôi dép phải để ngay ngắn, quần áo không để tùm lum, dưới bàn tay của anh thì nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm.
Khốn đốn vì chồng thành thạo chợ búa hơn cả vợ (ảnh minh họa)
Tương tự, anh Việt (36 tuổi, nhân viên kinh doanh) lại không thể chấp nhận được tay nấu ăn của vợ. Anh tỉ mỉ đến từng việc tra đồ không mặn, không nhạt, không quá ngọt mà vẫn có vị béo ngậy. Nếu nhìn thấy vợ lóng ngóng là anh giành lấy nấu cho nhanh. Có chồng khéo léo trong nấu ăn, nhiều khi bận rộn, về muộn hơn, về nhà chị vợ chỉ việc ngồi vào mâm.
Chẳng thà chồng vụng còn hơn!
Tuy nhiên, không ít chị em than thở chồng vụng về không chịu được, có mỗi nồi canh mà nấu cũng không xong. Nhưng bù lại, các ông ấy lại dễ tính, chẳng đòi hỏi, kén chọn món nọ món kia và vợ nấu gì cũng khen ngon.
Chị Diệp (kế toán) nhờ chồng mua lấy con cá chép về nấu canh chua. Vậy mà anh chồng cũng mua nhầm. Rõ ràng mang con cá diếc về lại bảo là cá chép bé, ăn cho bổ. Nặng mình vì để chồng làm gì cũng không yên tâm nên chị Diệp chẳng nhờ nữa, cái công dặn dò, chỉ bảo chồng từng li từng tý chẳng thà làm cho xong.
Lần khác, chị Diệp đã dặn đi dặn lại chồng là mua lấy 5 lạng thịt nạc về xào với rau mầm. Nhưng chồng đem về cả cân rưỡi thịt với lý do: “Bà bán hàng bảo thịt ngon, cứ bảo anh mua cả về nấu chứ mua mấy lạng thì họ cắt dở ra bán cho ai?”. Chị Diệp nhìn miếng thịt chồng đem về mà ngán ngẩm vì chí ít đó là thịt “quá đát” phải để tuần trời rồi. Chị chỉ thở dài: “Mụ ấy gặp anh khác nào vớ được khách sộp”.
Nhiều chị em than thở: "Chẳng thà có chồng vụng còn hơn khéo" (ảnh minh họa)
Còn chị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) lại phì cười vì có hôm mệt, nhờ chồng xào thịt bò. Trong khi vừa nấu vừa hỏi vợ cách tra gia vị vậy mà chồng chị vẫn xào quắt queo và mặn không nuốt nổi. Đã thế, khi ăn, anh chồng còn tự thú nhận: “Sao hôm nay món anh nấu chẳng giống em nấu mọi khi nhỉ? Hình như anh thấy hơi mặn thì phải”. Chị Hồng cười tủm tỉm vì biết có kéo ông chồng vào bếp cũng chả làm được gì cho ra hồn.
Nhiều bà vợ thất vọng về khả năng nội trợ của chồng, tai hại nhất là việc nhầm lẫn giữa thịt tươi và thịt ôi. Có thể nói chợ búa là việc nặng nề đối với những ông chồng vụng nên họ không dám lĩnh trách nhiệm đi chợ nữa.
Thực tế, theo kinh nghiệm của các bà vợ thì nếu có chồng khéo léo trong nấu ăn thì được nhờ khối việc. Tuy nhiên đôi lúc lại bị chồng chỉ đạo phải nấu thế này, thế khác hoặc chê bai hết lời.
Như trường hợp vợ chồng chị Lam, anh Định (Hoàng Mai, Hà Nội) chẳng có mấy ngày được yên ổn chỉ vì bữa ăn. Chuyện chiều nay ăn gì mà cũng khiến chị Lam đau đầu. Bởi lẽ anh Định thường thở than: “Bữa nào cũng có mỗi cái món thịt xào, thịt kho, cá kho, đậu phụ với rau luộc thế? Sao em không chịu sáng tạo?”.
Cũng có bữa thì anh nói sang sảng: “Anh đi làm về mệt, mấy cái món nhạt thếch, thường nhật thế này thì nuốt sao nổi?”. Vậy nên nhiều hôm anh Định còn kể vanh vách những món anh thông thạo để vợ bắt chước. Anh đứng bên và nhăn nhó: “Có mỗi món này mà làm cũng không xong. Đưa đây anh”. Thế nên nhiều chị em có chồng khéo, tỉ mỉ đến từng mớ rau, con cá lại thở than: “Chẳng thà chồng vụng còn hơn”.
Theo Eva