Chồng làm nhiều, nói cũng nhiều!

Jolie

Member
Ngày hai bữa anh dọn dẹp nhà cửa giúp vợ. Nếu như mấy chị đồng nghiệp kêu trời về chồng chỉ biết bày biện, lười “chảy thây” thì chị mừng thầm, tủm tỉm nghĩ mình tốt số.Bởi vì sao? Anh đi làm về chẳng rẽ ngang rẽ dọc, trừ trường hợp bất khả kháng, công ty liên hoan liên hủng hoặc chẳng thể từ chối. Thường thì anh xung phong qua trường mầm non đón con. Chị đảm nhận đi chợ, về nhà cả hai cùng vào bếp. Nhìn thì tình cảm phải biết, đúng là vợ chồng trẻ có khác.

Vợ chồng phân công rõ ràng là thế. Nói đúng hơn là do anh chủ động giúp vợ chứ chẳng phải vợ “sai bảo” gì. Gặp chị, ai cũng bảo chị “hên” nên vớ bở chồng đảm đang.

Anh làm nhiều nhưng nói cũng nhiều. Anh làm giúp vợ điều gì thì cằn nhằn điều ấy. Nhìn thấy vợ lau nhà chưa sạch thì anh liên hệ: “Hôm qua anh làm thế nào mà hôm nay em cẩu thả thế?”. Nói rồi anh lại cười hề hề, chị nghe quen nên cũng chả để bụng.

1294667742-55257094-1255088245-ba-vo-lam-dieu4.jpg


Chồng giúp vợ việc gì cũng cằn nhằn đến là mệt (ảnh minh họa)

Sự so sánh của anh thì chị chỉ thông cảm khi có hai người thôi. Nhưng khi bạn bè hoặc người thân đến mà anh vẫn cứ trách móc lại khiến chị đâm nổi nóng. Chả nói xa xôi, như tuần trước, chị nêm món cá kho hơi đậm đà một chút. Anh nhăn mặt: “Mặn như thuốc kha ấy, em thật là…”. Chị ngượng mặt vì còn có bố mẹ chồng mới ở quê lên chơi. Cũng may mẹ chồng nhanh miệng vớt vát cho con dâu: “Mẹ thấy vừa miệng mà, mày rõ là khó tính như ông cụ”.

Mà anh cũng khó tính thật. Đôi lúc chị mắt chữ O, miệng chữ A nhìn chồng. Chị thầm ước giá như anh nói ít làm nhiều, giá như mỗi khi giúp vợ, anh đừng càu nhàu: “Thằng H chẳng bao giờ vào bếp” hay “Ông N cơ quan anh được vợ hầu như hầu vua ấy”. Giá như hàng ngày chị không phải nghe chồng kêu ca: “Lẽ ra việc nhà là của em, nhưng…”.

Anh khá thành đạt, kiếm tiền giỏi và rất biết lo cho gia đình. Anh chẳng ngại ngần sắn tay vào việc nhà. Anh cũng chẳng phải người ham chơi, thèm ăn phở, chán cơm nhà.

Dịp 2/9, công ty anh tổ chức đi tắm biển, anh than thở với vợ: “Phí phạm quá. Ở nhà cho khỏe”. Còn nhớ tết năm ngoái, anh thủ thỉ cả nhà đi những đâu chơi. Nhưng cuối cùng thì anh vẫn kết lại một câu trắng phớ: ”Tốn tiền nhỉ? Anh dự tính có khi hơn chục triệu đấy em ạ". Chị không nói gì.

Thấy cái máy giặt bị hỏng, anh đi mua cái khác. Chị vừa về, anh đã nói: “Em giặt giũ kiểu gì vậy trời? Năng sắm không bằng năng giữ”.

1294667812-bep4.jpg


Nếu chồng không nói ra thì chị vẫn biết anh đảm đang hơn khối người rồi (ảnh minh họa)

Chị giúp chồng mà không một lời ca thán. Anh ốm, chị thao thức cả đêm. Vậy mà hôm chị ốm, anh vào bếp nấu được bát cháo thì kể công: “Sao mà em khỏe ốm thế, suốt ngày thuốc thang, sốt cả ruột, báo hại anh chẳng dám mò đến công ty”.Chị nuốt miếng cháo mà đắng nghẹn nơi cả họng.

Nếu như nhìn tổng quát thì đúng là anh thật khó kiếm. Nhưng cái tật làm nhiều, nói cũng nhiều của anh đã thành bệnh nặng rồi. Tết nhất đến ở đầu ngõ, anh bàn với vợ nào sắm sanh, nào quà cáp, nào kế hoạch chơi tết.

Rõ ràng chồng đang gánh vác gia đình nhưng đầu chị gần như trống rỗng. Chị nghĩ bụng giá mà chồng bớt kể công, bớt cằn nhằn đi thì chị vẫn biết anh là người chồng tốt, đảm đang nhất “làng”…





Theo Eva​
 
Back
Top