Chữa bệnh hiệu quả từ gừng

thanhlinh

Junior Member
gung.jpg
Gừng có tên khoa học zingiber officianale rosc, ngoài việc dùng làm gia vị, mứt..., gừng còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Khi bị đau bụng (do lạnh), nôn ọe (nhất là nôn khan): lấy 10 gr gừng cộng với 4-6 gr cam thảo sắc với 300 ml nước còn 100 ml, nhấm từng ngụm (1 thìa canh/lần), chỉ sau vài chục phút là hết. Khi bị rối loạn tiêu hóa (do thức ăn lạ hay bị cảm lạnh...), bị nôn, mửa, có thể đi lỏng: dùng gừng khô 2-4gr, giã nhỏ, hòa trong 50 ml nước uống dần dần, sau vài chục phút sẽ đỡ. Ho: dùng vài lát gừng tươi chấm với một ít muối hoặc đường, ngậm, mút nước sẽ làm cho ấm họng, dịu cơn ho (có thể dùng dưới dạng mứt cũng được).
Gừng còn được dùng để "đánh cảm" rất hiệu quả: khi bị cảm cúm, nhất là cảm lạnh: Lấy một củ gừng già đập dập, chưng cách thủy với 50 ml rượu hay cồn (70 độ) chừng 10 - 15 phút, sau đó dùng một miếng gạc (hay khăn nhỏ) tẩm với rượu gừng miết dọc hai bên cột sống từ gáy đến thắt lưng, tiếp theo là miết theo xương bả vai (từ trong ra ngoài), làm liên tục chừng 5 - 10 phút. Tiếp tục làm phía trước ngực: từ hõm ức đến chấm thủy và dọc theo xương đòn gánh (từ trong ra ngoài) liên tục 5 - 10 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch. Có thể làm như vậy trong 3 ngày (mỗi ngày 1 lần). Sau khi "đánh cảm" nên ăn một bát cháo hành loãng và nóng. Xin lưu ý: không nên bắt gió hoặc cạo gió bằng thìa, đồng xu, miệng chén... vì sẽ gây tổn thương "tấu lý" (hiểu nôm na là tổn thương hàng rào bảo vệ cơ thể). Do đó dễ bị tái phát, gây viêm da, không có lợi cho cơ thể. "Đánh gió" bằng gừng như trên sẽ ít bị trúng gió trở lại và da không bị thương tổn.
Chấn thương: Khi bị chấn thương không có vết trầy xước (như bong gân, va đập, té ngã, giãn dây chằng...): lấy một củ gừng già và 5-7 lá trầu già (vàng), giã nhuyễn đùm trong một miếng vải dịt vào vùng đau và băng lại, để chừng 2-3 giờ. Mỗi ngày một lần, liên tục trong 2-3 ngày. Cách làm này rất hiệu quả.



Bảo Trân
 
Back
Top