tuyet_loan08
Junior Member
Đàn ông mất việc liệu có chịu làm việc nhà? Đó là một vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng đang đối diện.
Sau đây là những câu chuyện của họ, cách mà họ đang sắp xếp lại cuộc sống lứa đôi để đương đầu với cơn bão suy thoái.
Câu chuyện thứ nhất
Kim Phụng là một y tá sống tại TP HCM. Hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái. Thi thoảng, Phụng cảm thấy mình làm nhiều hơn phần việc được phân công và cô từ chối ngay. "Đa phần là vì tôi rất ghét công việc nhà", cô nói.
Chồng cô mất việc hồi cuối năm ngoái khi xí nghiệp may hết hàng. Phụng lại vừa sinh đứa bé thứ hai. Họ đã có một cuộc chuyện trò nhằm kiểm chứng thực tế về việc "không còn cơ hội nào nữa cho anh để tìm được việc khác trong lĩnh vực của mình".
Thay vào đó, Phụng sẽ đi làm cả ngày và chồng cô sẽ trở thành "ông bố nội trợ". Nói cách khác, họ xem việc thất nghiệp của anh là lâu dài và lập kế hoạch hoạt động theo hướng đó. Họ có thể qua được thời kinh tế suy thoái vì Phụng có thu nhập cao hơn. Thế còn ở nhà? Phụng lo ngại về trạng thái tâm lý của chồng mình.
Nhưng đến giờ mọi chuyện vẫn ổn. "Tôi đã nhiều đêm thức tới sáng suy nghĩ, điều gì xảy ra khi anh ấy tỏ ra bất đắc chí vì mất công việc mà anh ấy yêu thích. Khi tôi hỏi về cảm giác,anh ấy bảo chỉ là sự đổi thay và chẳng ăn thua gì". Phụng cho biết chồng cô không đảm nhiệm hoàn toàn công việc nấu ăn và nội trợ nhưng anh tìm hiểu và cô thì hỗ trợ hết mức.
Câu chuyện thứ hai
Bảo, một kỹ sư cơ khí, cho biết trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các thành viên trong gia đình cần biết lên kế hoạch. Anh cùng vợ đã trông thấy trước nguy cơ mất việc từ tháng 10 năm ngoái. Vì thế, vợ anh vốn ở nhà nội trợ từ khi những đứa trẻ ra đời (họ có ba con ruột, một con nuôi) đã đi làm trở lại sau đó một tháng.
Nhưng rốt cuộc Bảo không mất việc. Do đó, cả hai vợ chồng đều đi suốt cả ngày. Nhưng Bảo mong muốn có nhiều thời gian hơn dành cho lũ trẻ nên đang tính đến việc làm bán thời gian để có thể đón con tan trường và cho con ăn.
Bảo cho biết anh và vợ chia sẻ công việc khá cân bằng. Anh hằng ngày dọn dẹp nhà, rửa bát đĩa, phơi đồ. Vợ anh mua thức ăn và là người giặt đồ. Vợ anh vẫn nấu nướng nhưng Bảo đang tập làm những món ăn đơn giản.
"Bắt đầu từ tháng tới, dự án chính của tôi sẽ là đào tạo cho đứa lớn nhất làm các công việc lặt vặt", anh nói.
Câu chuyện thứ ba
Một phụ nữ viết thư cho chuyên gia tư vấn, cho biết đang tuyệt vọng về bạn trai mình. Họ đã sống chung với nhau được bốn năm. Anh gọi cô là bà nội trợ. "Tự nhiên hầu hết việc nhà đều qua tay tôi", cô kể. Đến bây giờ tình hình vẫn như thế, thậm chí còn tệ hại hơn.
Bạn trai của cô mất việc từ cuối tháng 9. "Bây giờ anh ấy dậy từ...1 hay 2 giờ trưa, chơi game trên vi tính và thường chẳng ăn gì cả cho tới khi tôi về đến nhà. Rồi anh lại tiếp tục chơi game khi tôi làm việc nhà và đi ngủ. Anh vào giường khoảng 4 hay 5h. Tôi đi chợ, nấu ăn, giặt đồ và thanh toán chi phí, thậm chí cả những hóa đơn mang tên anh", người phụ nữ viết
Cô nghĩ, ngay cả khi bạn trai tìm được công việc khác, chưa chắc anh đã có sự chia sẻ việc nhà với cô. Và vì anh từng bị trầm cảm nên cô rất lưỡng lự trong việc nhờ anh chia sẻ công việc: "Tôi sợ điều đó sẽ thêm gánh nặng và đẩy anh vào trạng thái có thể cả ngày không nhìn tôi".
Câu chuyện thứ tư
Nhiều phụ nữ tương tự cũng e ngại tâm lý của người đàn ông mất việc. Cụm từ "bản ngã đàn ông mỏng manh" được nhắc đến trong nhiều câu chuyện. Một phụ nữ Hải Phòng có chồng là giáo viên mất việc kể, 10 năm nay cô chẳng phải đi làm, chỉ chăm sóc ba con ở tuổi 13, 8 và 5.
Bây giờ hai người đổi vị trí cho nhau. Cô đi làm còn anh hầu như ở nhà. Cô vẫn đi chợ, đảm nhiệm "vị trí nhạc trưởng của dàn nhạc nội trợ". Khi đến thời gian khai giảng cho lũ trẻ, anh là người điền giấy tờ, đơn từ nhưng chỉ khi vợ nhắc. Cả hai vẫn chủ tâm duy trì vai trò cũ của mình trong gia đình.
Cô cho biết: "Chúng tôi không muốn thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Khi mất việc, anh đã rất không thoải mái về việc nhà và bạn bè tôi bảo đừng khiến anh trở thành người chồng nội trợ, đừng ép anh ấy đảo lộn rồi anh ấy chẳng làm gì cả. Và tôi đã làm như thế".
(Theo XinhXinh)
Sau đây là những câu chuyện của họ, cách mà họ đang sắp xếp lại cuộc sống lứa đôi để đương đầu với cơn bão suy thoái.
Câu chuyện thứ nhất
Kim Phụng là một y tá sống tại TP HCM. Hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái. Thi thoảng, Phụng cảm thấy mình làm nhiều hơn phần việc được phân công và cô từ chối ngay. "Đa phần là vì tôi rất ghét công việc nhà", cô nói.
Chồng cô mất việc hồi cuối năm ngoái khi xí nghiệp may hết hàng. Phụng lại vừa sinh đứa bé thứ hai. Họ đã có một cuộc chuyện trò nhằm kiểm chứng thực tế về việc "không còn cơ hội nào nữa cho anh để tìm được việc khác trong lĩnh vực của mình".
Thay vào đó, Phụng sẽ đi làm cả ngày và chồng cô sẽ trở thành "ông bố nội trợ". Nói cách khác, họ xem việc thất nghiệp của anh là lâu dài và lập kế hoạch hoạt động theo hướng đó. Họ có thể qua được thời kinh tế suy thoái vì Phụng có thu nhập cao hơn. Thế còn ở nhà? Phụng lo ngại về trạng thái tâm lý của chồng mình.
Nhưng đến giờ mọi chuyện vẫn ổn. "Tôi đã nhiều đêm thức tới sáng suy nghĩ, điều gì xảy ra khi anh ấy tỏ ra bất đắc chí vì mất công việc mà anh ấy yêu thích. Khi tôi hỏi về cảm giác,anh ấy bảo chỉ là sự đổi thay và chẳng ăn thua gì". Phụng cho biết chồng cô không đảm nhiệm hoàn toàn công việc nấu ăn và nội trợ nhưng anh tìm hiểu và cô thì hỗ trợ hết mức.
Câu chuyện thứ hai
Bảo, một kỹ sư cơ khí, cho biết trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các thành viên trong gia đình cần biết lên kế hoạch. Anh cùng vợ đã trông thấy trước nguy cơ mất việc từ tháng 10 năm ngoái. Vì thế, vợ anh vốn ở nhà nội trợ từ khi những đứa trẻ ra đời (họ có ba con ruột, một con nuôi) đã đi làm trở lại sau đó một tháng.
Nhưng rốt cuộc Bảo không mất việc. Do đó, cả hai vợ chồng đều đi suốt cả ngày. Nhưng Bảo mong muốn có nhiều thời gian hơn dành cho lũ trẻ nên đang tính đến việc làm bán thời gian để có thể đón con tan trường và cho con ăn.
Bảo cho biết anh và vợ chia sẻ công việc khá cân bằng. Anh hằng ngày dọn dẹp nhà, rửa bát đĩa, phơi đồ. Vợ anh mua thức ăn và là người giặt đồ. Vợ anh vẫn nấu nướng nhưng Bảo đang tập làm những món ăn đơn giản.
"Bắt đầu từ tháng tới, dự án chính của tôi sẽ là đào tạo cho đứa lớn nhất làm các công việc lặt vặt", anh nói.
Một phụ nữ viết thư cho chuyên gia tư vấn, cho biết đang tuyệt vọng về bạn trai mình. Họ đã sống chung với nhau được bốn năm. Anh gọi cô là bà nội trợ. "Tự nhiên hầu hết việc nhà đều qua tay tôi", cô kể. Đến bây giờ tình hình vẫn như thế, thậm chí còn tệ hại hơn.
Bạn trai của cô mất việc từ cuối tháng 9. "Bây giờ anh ấy dậy từ...1 hay 2 giờ trưa, chơi game trên vi tính và thường chẳng ăn gì cả cho tới khi tôi về đến nhà. Rồi anh lại tiếp tục chơi game khi tôi làm việc nhà và đi ngủ. Anh vào giường khoảng 4 hay 5h. Tôi đi chợ, nấu ăn, giặt đồ và thanh toán chi phí, thậm chí cả những hóa đơn mang tên anh", người phụ nữ viết
Cô nghĩ, ngay cả khi bạn trai tìm được công việc khác, chưa chắc anh đã có sự chia sẻ việc nhà với cô. Và vì anh từng bị trầm cảm nên cô rất lưỡng lự trong việc nhờ anh chia sẻ công việc: "Tôi sợ điều đó sẽ thêm gánh nặng và đẩy anh vào trạng thái có thể cả ngày không nhìn tôi".
Câu chuyện thứ tư
Nhiều phụ nữ tương tự cũng e ngại tâm lý của người đàn ông mất việc. Cụm từ "bản ngã đàn ông mỏng manh" được nhắc đến trong nhiều câu chuyện. Một phụ nữ Hải Phòng có chồng là giáo viên mất việc kể, 10 năm nay cô chẳng phải đi làm, chỉ chăm sóc ba con ở tuổi 13, 8 và 5.
Bây giờ hai người đổi vị trí cho nhau. Cô đi làm còn anh hầu như ở nhà. Cô vẫn đi chợ, đảm nhiệm "vị trí nhạc trưởng của dàn nhạc nội trợ". Khi đến thời gian khai giảng cho lũ trẻ, anh là người điền giấy tờ, đơn từ nhưng chỉ khi vợ nhắc. Cả hai vẫn chủ tâm duy trì vai trò cũ của mình trong gia đình.
Cô cho biết: "Chúng tôi không muốn thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Khi mất việc, anh đã rất không thoải mái về việc nhà và bạn bè tôi bảo đừng khiến anh trở thành người chồng nội trợ, đừng ép anh ấy đảo lộn rồi anh ấy chẳng làm gì cả. Và tôi đã làm như thế".
(Theo XinhXinh)