“Những phụ nữ bị bệnh huyết áp cao sẽ giảm được huyết áp sau 8 tuần liên tục ăn hạt đỗ tương”, TS Francine K. Welty, TT Y tế Beth Israel (Boston) và các cộng sự của bà nhấn mạnh.
Chúng tôi biết rằng nhóm bệnh nhân huyết áp cao cũng thường có nguy cơ cao bị bệnh về mạch vành. Nghiên cứu này đã cung cấp 1 cách điều trị bằng chế độ dinh dưỡng giúp giảm huyết áp trong trường hợp huyết áp tăng lên. Cụ thể, huyết áp tâm trương sẽ giảm tới 9,9% và mức huyết áp tâm thu giảm 6,8% sau 8 tuần ăn đỗ tương liên tục. Ở các trường hợp có nguy cơ tăng huyết áp (huyết áp tâm trương dao động ớc mức 120 - 139mmHg), thì hạt đỗ tương sẽ giúp giảm 5,5% huyết áp tâm trương và 2,7% huyết áp tâm thu.
Trong khi đó, một nghiên cứu tương tự về tác động của chế độ ăn với mức huyết áp cho thấy những người khoái các món ăn giàu carbohydrate (có nhiều trong ngũ cốc) sẽ cao hơn những người có chế độ ăn giàu chất béo 1 nối đôi (dầu thực vật), tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ công bố. Tuy nhiên, sự khác biệt này không đủ để đưa ra khuyến nghị về việc nên thay chế độ ăn nhiều tinh bột bằng chế độ ăn nhiều chất béo 1 nối đôi để kiểm soát huyết áp.
Trước đó, quan điểm cho rằng carbohydrate (chất béo có 9 calo/gr trong khi carbohydrate và protein chỉ có 4calo/gr) mới chính là thức ăn dinh dưỡng hợp lý... đã vấp phải sự phản đối của nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng bởi carbohydrate ảnh hưởng tới lượng đường trong máu và insulin. Bởi vai trò chính của insulin là điều hòa lượng đường trong máu. Sau khi vào bụng, carbohydrate bị phân rã thành các phân tử đường rồi đi vào máu. Lúc đó, tuyến tụy sẽ tiết insulin để chuyển đường vào cơ bắp và gan như một dạng nhiên liệu. Như vậy, carbohydrate tác động đáng kể đến insulin mà cơ thể không thể tích trữ chất béo mà không có insulin.
bacninh.gov.vn