Cuộc sống bộn bề, áp lực công việc…, nhiều gia đình hiện nay không xem ngày cuối tuần là thời gian để mọi thành viên được quây quần, quan tâm, chăm sóc nhau, thay vào đó mỗi người tự “kiếm” cho mình một “khoảng trời riêng” để thư giãn…
Việc ai người nấy làm
Từ lâu, Thái (Hà Nội) quen lịch, mỗi sáng thứ 7, qua đón bạn đi học thêm môn Lý. Sau buổi học, hai cậu rủ nhau đi xả stress ở quán điện tử. Giờ cơm trưa, tùy hứng của các chàng. Bố Thái đi tập thể dục từ sáng sớm, cơm trưa là bữa nhậu cùng mấy ông bạn “ruột”. Còn nếu muốn tìm mẹ Thái thì hai bố con chỉ cần xuống cửa hàng làm tóc gần nhà, nơi tuần nào bà cũng đến để tân trang sắc đẹp.
Nhà có bốn người, nhiều bữa tối, hai bố con Thái có lịch riêng thì “a lê hấp”, người nào việc nấy, mẹ Thái lại không mất công nấu nướng. Bà quan điểm: “Con cái lớn rồi có thể tự lo”. Và đương nhiên, mỗi người một giờ, không ai quản ai.
Ngày chủ nhật là dành cho việc ngủ, nghỉ. Ai có sức ngủ đến giờ nào thì thoải mái dưỡng sức. Thỉnh thoảng, mẹ Thái đưa đẩy câu hỏi như bâng quơ: “Hôm nay các con có phải đi học thêm gì không?”.Cô em gái, học lớp 9 cũng không còn trong tầm kiểm soát của bố Thái nữa, muốn đi đâu chơi với bạn bè, thì chỉ phải báo cáo qua điện thoại. Điều mà bố mẹ Thái quan tâm chỉ là nhận được kết quả học tập tốt của hai anh em sau mỗi lần đi họp phụ huynh.
Còn với chị Nhung (Hải Dương) ngày cuối tuần đồng nghĩa với việc được ngủ, nghỉ nhiều hơn. Con trai 4 tuổi của chị đã có người giúp việc lo. Lịch của chị Nhung là sáng thứ 7 dậy đi chợ mua thức ăn cho cả ngày, thậm chí cho cả ngày hôm sau, rồi để người giúp việc toàn quyền chế biến.
Ngày chủ nhật sẽ hạnh phúc hơn nếu vợ chồng bạn cùng chia sẻ việc nhà (Ảnh minh họa)Nếu vợ chồng không ăn uống ở nhà, chỉ việc gọi điện thông báo cắt cơm cho cô giúp việc. Con trai chị, những ngày nghỉ không phải đi lớp, thì đã có cô giúp việc sắm vai “cô giáo” giữ trẻ, để cu cậu ngoan ngoãn chơi ở nhà mà không cần bố mẹ. Tối đến, chồng chị Nhung đã có chương trình tivi riêng, còn chị “ôm” máy tính. Hoặc nếu chị muốn “lang thang” với bạn bè đi mua sắm, tụ tập quán xá cũng rất tiện vì không vướng bận gì.
Lợi ích của “khoảng trời chung”
Khi “khoảng trời riêng” quá lớn, mỗi thành viên trong gia đình sẽ khó tìm thấy được sợi dây gắn kết tình cảm.
Trong một nghiên cứu của Anh, khi phỏng vấn 2.000 phụ huynh và 2.000 trẻ em từ 5 đến 15 tuổi về những thói quen của họ với con cái, kết quả cho thấy: 21% phụ huynh thừa nhận họ không còn nhớ cách chơi và thu hút con của họ vào các hoạt động sáng tạo giầu trí tưởng tượng để phát triển như thế nào.
Một nghiên cứu khác của Trung Quốc chỉ ra rằng, học sinh tại các trường tiểu học và trung học đang chịu áp lực lớn và không tìm được sự hỗ trợ cần thiết từ cha mẹ, khi họ chỉ quan tâm tới thành tích học tập của con ở trường.
Cuộc điều tra trong 20.870 học sinh của 10 tỉnh ở Trung Quốc cho thấy, 66% học sinh tiểu học và 82% học sinh trung học cho biết các em không thể nói về cảm xúc của mình với cha mẹ. 58% học sinh trung học và 43% học sinh tiểu học tự tìm sự chia sẻ ở bạn bè cùng lớp, cùng trang lứa. Số khác tìm cách tâm sự với bạn bè qua Internet. Khoảng 18% học sinh nói rằng họ không muốn nói với cha mẹ về những điều mình làm sai vì sợ bị chỉ trích. 47% nói rằng muốn cha mẹ hiểu cảm xúc của mình.
Những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chính với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn (Ảnh minh họa)Thêm thời gian bên nhau, các thành viên trong gia đình có điều kiện chia sẻ với nhau nhiều vấn đề khúc mắc. Vợ chồng có thể trao đổi về công việc, cuộc sống, con cái có thể trao đổi với cha mẹ về trường lớp, bạn bè, suy nghĩ về cuộc sống, xã hội. Điều đó giúp thắt chặt hơn mối quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, khuyến khích sự yêu thương, giúp con cái trách nhiệm hơn với bản thân, trân trọng hơn hai tiếng “gia đình”.
Khi cha mẹ, con cái dành nhiều thời gian cho “khoảng trời chung”, nhất là ở những bữa cơm gia đình quây quần, thân mật sẽ rất có lợi cho mối quan hệ tình cảm gắn bó, lối sống lành mạnh của từng thành viên. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives of Pediatric and Adolescent Medicine của Mỹ cho biết: Những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chính với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn, có tỷ lệ trầm cảm, hút thuốc, dính líu đến các chất gây nghiện ít hơn so với những em ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Hãy để ngày cuối tuần trở thành cơ hội, không gian để các thành viên trong gia đình có dịp quan tâm, chia sẻ, giúp nhau hóa giải những vướng mắc, áp lực gặp phải trong cuộc sống, để mọi người thực sự là một nhà, biết về nhau và hiểu nhau. Tình cảm và sự gắn kết gia đình là liều thuốc quý giá đối với sức khỏe, liều thuốc giảm stress hữu hiệu nhất cho mỗi người.
Pháp: Hai vấn đề nóng về giới
Một là, theo công bố của Đài Quan sát quốc gia Pháp, năm 2009, 140 phụ nữ Pháp đã chết vị bạo lực gia đình. So với năm 2008 có 156 phụ nữ chết dưới bàn tay của chồng thì có tiến bộ nhưng đây vẫn thực sự là một điều nhức nhối của thực trạng gia đình ở Pháp.
Hai là, việc trả lương bị phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở vị trí tương đương. Trung bình, thu nhập của phụ nữ Pháp ít hơn nam 22%. Bên cạnh đó, còn xảy ra hiện tượng thiếu cân bằng trong đời sống chính trị. Trong 12 tháng qua, các văn phòng Bộ trưởng đã không tiếp nhận phụ nữ. Ngoài ra, có tới 82% nghị sĩ hiện nay là nam giới. (Theo Elle)
Theo PNVN
Việc ai người nấy làm
Từ lâu, Thái (Hà Nội) quen lịch, mỗi sáng thứ 7, qua đón bạn đi học thêm môn Lý. Sau buổi học, hai cậu rủ nhau đi xả stress ở quán điện tử. Giờ cơm trưa, tùy hứng của các chàng. Bố Thái đi tập thể dục từ sáng sớm, cơm trưa là bữa nhậu cùng mấy ông bạn “ruột”. Còn nếu muốn tìm mẹ Thái thì hai bố con chỉ cần xuống cửa hàng làm tóc gần nhà, nơi tuần nào bà cũng đến để tân trang sắc đẹp.
Nhà có bốn người, nhiều bữa tối, hai bố con Thái có lịch riêng thì “a lê hấp”, người nào việc nấy, mẹ Thái lại không mất công nấu nướng. Bà quan điểm: “Con cái lớn rồi có thể tự lo”. Và đương nhiên, mỗi người một giờ, không ai quản ai.
Ngày chủ nhật là dành cho việc ngủ, nghỉ. Ai có sức ngủ đến giờ nào thì thoải mái dưỡng sức. Thỉnh thoảng, mẹ Thái đưa đẩy câu hỏi như bâng quơ: “Hôm nay các con có phải đi học thêm gì không?”.Cô em gái, học lớp 9 cũng không còn trong tầm kiểm soát của bố Thái nữa, muốn đi đâu chơi với bạn bè, thì chỉ phải báo cáo qua điện thoại. Điều mà bố mẹ Thái quan tâm chỉ là nhận được kết quả học tập tốt của hai anh em sau mỗi lần đi họp phụ huynh.
Còn với chị Nhung (Hải Dương) ngày cuối tuần đồng nghĩa với việc được ngủ, nghỉ nhiều hơn. Con trai 4 tuổi của chị đã có người giúp việc lo. Lịch của chị Nhung là sáng thứ 7 dậy đi chợ mua thức ăn cho cả ngày, thậm chí cho cả ngày hôm sau, rồi để người giúp việc toàn quyền chế biến.
Ngày chủ nhật sẽ hạnh phúc hơn nếu vợ chồng bạn cùng chia sẻ việc nhà (Ảnh minh họa)
Lợi ích của “khoảng trời chung”
Khi “khoảng trời riêng” quá lớn, mỗi thành viên trong gia đình sẽ khó tìm thấy được sợi dây gắn kết tình cảm.
Trong một nghiên cứu của Anh, khi phỏng vấn 2.000 phụ huynh và 2.000 trẻ em từ 5 đến 15 tuổi về những thói quen của họ với con cái, kết quả cho thấy: 21% phụ huynh thừa nhận họ không còn nhớ cách chơi và thu hút con của họ vào các hoạt động sáng tạo giầu trí tưởng tượng để phát triển như thế nào.
Một nghiên cứu khác của Trung Quốc chỉ ra rằng, học sinh tại các trường tiểu học và trung học đang chịu áp lực lớn và không tìm được sự hỗ trợ cần thiết từ cha mẹ, khi họ chỉ quan tâm tới thành tích học tập của con ở trường.
Cuộc điều tra trong 20.870 học sinh của 10 tỉnh ở Trung Quốc cho thấy, 66% học sinh tiểu học và 82% học sinh trung học cho biết các em không thể nói về cảm xúc của mình với cha mẹ. 58% học sinh trung học và 43% học sinh tiểu học tự tìm sự chia sẻ ở bạn bè cùng lớp, cùng trang lứa. Số khác tìm cách tâm sự với bạn bè qua Internet. Khoảng 18% học sinh nói rằng họ không muốn nói với cha mẹ về những điều mình làm sai vì sợ bị chỉ trích. 47% nói rằng muốn cha mẹ hiểu cảm xúc của mình.
Những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chính với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn (Ảnh minh họa)
Khi cha mẹ, con cái dành nhiều thời gian cho “khoảng trời chung”, nhất là ở những bữa cơm gia đình quây quần, thân mật sẽ rất có lợi cho mối quan hệ tình cảm gắn bó, lối sống lành mạnh của từng thành viên. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives of Pediatric and Adolescent Medicine của Mỹ cho biết: Những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chính với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn, có tỷ lệ trầm cảm, hút thuốc, dính líu đến các chất gây nghiện ít hơn so với những em ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Hãy để ngày cuối tuần trở thành cơ hội, không gian để các thành viên trong gia đình có dịp quan tâm, chia sẻ, giúp nhau hóa giải những vướng mắc, áp lực gặp phải trong cuộc sống, để mọi người thực sự là một nhà, biết về nhau và hiểu nhau. Tình cảm và sự gắn kết gia đình là liều thuốc quý giá đối với sức khỏe, liều thuốc giảm stress hữu hiệu nhất cho mỗi người.
Pháp: Hai vấn đề nóng về giới
Một là, theo công bố của Đài Quan sát quốc gia Pháp, năm 2009, 140 phụ nữ Pháp đã chết vị bạo lực gia đình. So với năm 2008 có 156 phụ nữ chết dưới bàn tay của chồng thì có tiến bộ nhưng đây vẫn thực sự là một điều nhức nhối của thực trạng gia đình ở Pháp.
Hai là, việc trả lương bị phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở vị trí tương đương. Trung bình, thu nhập của phụ nữ Pháp ít hơn nam 22%. Bên cạnh đó, còn xảy ra hiện tượng thiếu cân bằng trong đời sống chính trị. Trong 12 tháng qua, các văn phòng Bộ trưởng đã không tiếp nhận phụ nữ. Ngoài ra, có tới 82% nghị sĩ hiện nay là nam giới. (Theo Elle)
Theo PNVN