Nhìn hạnh phúc của Hà, những cô bạn đã từng can "đừng dính dáng với Tây" lại mong kiếm chàng "giống như anh ấy!".
Biết Hà có người yêu "Tây”, cả ba mẹ và bạn bè đều phản đối. Ai cũng cho rằng, lấy chồng Tây, chắc chắn Hà sẽ không thể có hạnh phúc.
Bởi vì họ sinh ra và lớn lên ở những nơi cách xa chúng ta hàng vạn dặm, hấp thụ những nền văn hóa khác biệt, có những sở thích và thói quen khác hẳn… Song, Hà đã cương quyết làm theo tiếng gọi của trái tim để giờ đây đang có một tổ ấm.
Chia tay mối tình đầu, Hà, một cử nhân tiếng Pháp, đã rất đau khổ. Thế giới ảo là nơi Hà có thể thổ lộ nỗi buồn và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ những người không quen biết. Thế rồi, chính trên không gian ảo này, Hà đã gặp Philip, một chàng trai người Pháp đang làm việc tại Việt Nam.
Lúc đầu chỉ là vài câu an ủi xã giao. Dần dần, Hà thấy chàng trai ngoại quốc hiểu biết rộng, nói chuyện có duyên, rất tâm lý. Thấy hợp nhau, không chỉ chát với nhau đến khuya, Hà và Philip bắt đầu gửi cho nhau những email dài. Sau một thời gian, hai người cảm thấy dường như họ sinh ra là để dành cho nhau. Họ quyết định gặp nhau. Vượt qua rất nhiều chông gai, một đám cưới giản dị nhưng hết sức ấm cúng của Hà và Philip được tổ chức.
Dù đã về sống với nhau, nhưng cả Hà và Philip đều biết, giữa hai người vẫn còn khoảng cách. Ví dụ như, dù ở Việt Nam, Philip không ăn được món ăn Việt. Chiều chồng, Hà quyết định học cách nấu các món ăn Âu, đặc biệt là các món ăn Pháp. Không chỉ mày mò trong sách vở, lên mạng tìm tài liệu, Hà còn nhờ chồng giúp đỡ.
Philip sẵn sàng chỉ bảo Hà tận tình, từ các nguyên tắc cơ bản như việc chế biến món ăn Pháp cần sử dụng nhiều loại rượu vang, cô-nhắc…để tăng cường hương vị đặc trưng, đến việc sử dụng gia vị trong chế biến các món nước sốt để thay đổi mùi vị món ăn… Một thời gian sau, Hà có thể làm những món đơn giản như salát rau củ, bò lagu, gà marengo nấu với rượu vang và bơ…, được Philip khen ngon.
Ngược lại, Philip cũng tập nấu và ăn các món ăn Việt. Hà bày cho Philip mỗi ngày ăn thử một chút, nấu thử một món. Dần dần, từ chỗ cảm thấy “cũng không đến nỗi nào”, anh bắt đầu gật gù: “ Ngon!”. Ba tháng sau ngày cưới, chàng Philip của Hà đã bắt đầu thấy thích ăn cá kho, thịt rim hơn là các món bò bít tết, gà quay kiểu Pháp, nấm nấu bơ… Đặc biệt, chàng không còn sợ đến dị ứng với các món “ lạ” như mắm cái, cà muối, mắm tôm…
Tiếng Việt cũng là một “rào cản” với Philip. Thật buồn khi cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp của vợ đến chơi, nói cười, trò chuyện rôm rả. Vậy mà chàng rể chỉ ngồi đó, cười và …gãi đầu.
Chàng trai Pháp quyết định “ vượt qua thử thách”. Từ đó, tối nào Philip cũng dành một tiếng đồng hồ để học với “cô giáo vợ”. Ngoài ra, trong giao tiếp hàng ngày với chồng, Hà cũng thường xuyên dùng tiếng Việt. Nhờ thế, sau mấy tháng cật lực “ dùi mài kinh sử”, Philip có thể tự tin khi nói chuyện với bố mẹ, bạn bè và đồng nghiệp của Hà bằng tiếng Việt, dù còn lơ lớ.
Cũng như nhiều ông chồng Tây khác, mọi việc trong nhà Philip đều làm băng băng, từ những việc nhỏ nhặt như phụ vợ dọn nhà, nấu ăn, đến tưới cây, giặt quần áo… Tuy bận rộn nhưng Philip luôn nhắc Hà dành thời gian gọi điện hay đến thăm bố mẹ. Khi mẹ Hà bị mổ ruột thừa, anh túc trực bên bà suốt mấy ngày liền. Khi Hà có bầu, anh dành hết việc nhà, để vợ nghỉ ngơi. Mặt khác, anh tìm hiểu hàng chục cuốn sách chăm sóc mẹ và bé để chuẩn bị trước cho hai mẹ con.
Giờ đây, trước cuộc sống hạnh phúc của Hà, những cô bạn đã từng can “đừng dính dáng với Tây” lại hay đùa với Philip và Hà, nhờ kiếm dùm một chàng Tây nào đó “giống như anh ấy!”. Nghe mọi người khen ngợi, Hà thường trả lời: Quan trọng không phải là Tây hay ta, mà là ở thiện chí và nỗ lực cùng vun đắp cho mái ấm của cả hai người".
Biết Hà có người yêu "Tây”, cả ba mẹ và bạn bè đều phản đối. Ai cũng cho rằng, lấy chồng Tây, chắc chắn Hà sẽ không thể có hạnh phúc.
Bởi vì họ sinh ra và lớn lên ở những nơi cách xa chúng ta hàng vạn dặm, hấp thụ những nền văn hóa khác biệt, có những sở thích và thói quen khác hẳn… Song, Hà đã cương quyết làm theo tiếng gọi của trái tim để giờ đây đang có một tổ ấm.
Chia tay mối tình đầu, Hà, một cử nhân tiếng Pháp, đã rất đau khổ. Thế giới ảo là nơi Hà có thể thổ lộ nỗi buồn và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ những người không quen biết. Thế rồi, chính trên không gian ảo này, Hà đã gặp Philip, một chàng trai người Pháp đang làm việc tại Việt Nam.
Lúc đầu chỉ là vài câu an ủi xã giao. Dần dần, Hà thấy chàng trai ngoại quốc hiểu biết rộng, nói chuyện có duyên, rất tâm lý. Thấy hợp nhau, không chỉ chát với nhau đến khuya, Hà và Philip bắt đầu gửi cho nhau những email dài. Sau một thời gian, hai người cảm thấy dường như họ sinh ra là để dành cho nhau. Họ quyết định gặp nhau. Vượt qua rất nhiều chông gai, một đám cưới giản dị nhưng hết sức ấm cúng của Hà và Philip được tổ chức.
Dù đã về sống với nhau, nhưng cả Hà và Philip đều biết, giữa hai người vẫn còn khoảng cách. Ví dụ như, dù ở Việt Nam, Philip không ăn được món ăn Việt. Chiều chồng, Hà quyết định học cách nấu các món ăn Âu, đặc biệt là các món ăn Pháp. Không chỉ mày mò trong sách vở, lên mạng tìm tài liệu, Hà còn nhờ chồng giúp đỡ.
Philip sẵn sàng chỉ bảo Hà tận tình, từ các nguyên tắc cơ bản như việc chế biến món ăn Pháp cần sử dụng nhiều loại rượu vang, cô-nhắc…để tăng cường hương vị đặc trưng, đến việc sử dụng gia vị trong chế biến các món nước sốt để thay đổi mùi vị món ăn… Một thời gian sau, Hà có thể làm những món đơn giản như salát rau củ, bò lagu, gà marengo nấu với rượu vang và bơ…, được Philip khen ngon.
Ngược lại, Philip cũng tập nấu và ăn các món ăn Việt. Hà bày cho Philip mỗi ngày ăn thử một chút, nấu thử một món. Dần dần, từ chỗ cảm thấy “cũng không đến nỗi nào”, anh bắt đầu gật gù: “ Ngon!”. Ba tháng sau ngày cưới, chàng Philip của Hà đã bắt đầu thấy thích ăn cá kho, thịt rim hơn là các món bò bít tết, gà quay kiểu Pháp, nấm nấu bơ… Đặc biệt, chàng không còn sợ đến dị ứng với các món “ lạ” như mắm cái, cà muối, mắm tôm…
Tiếng Việt cũng là một “rào cản” với Philip. Thật buồn khi cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp của vợ đến chơi, nói cười, trò chuyện rôm rả. Vậy mà chàng rể chỉ ngồi đó, cười và …gãi đầu.
Chàng trai Pháp quyết định “ vượt qua thử thách”. Từ đó, tối nào Philip cũng dành một tiếng đồng hồ để học với “cô giáo vợ”. Ngoài ra, trong giao tiếp hàng ngày với chồng, Hà cũng thường xuyên dùng tiếng Việt. Nhờ thế, sau mấy tháng cật lực “ dùi mài kinh sử”, Philip có thể tự tin khi nói chuyện với bố mẹ, bạn bè và đồng nghiệp của Hà bằng tiếng Việt, dù còn lơ lớ.
Cũng như nhiều ông chồng Tây khác, mọi việc trong nhà Philip đều làm băng băng, từ những việc nhỏ nhặt như phụ vợ dọn nhà, nấu ăn, đến tưới cây, giặt quần áo… Tuy bận rộn nhưng Philip luôn nhắc Hà dành thời gian gọi điện hay đến thăm bố mẹ. Khi mẹ Hà bị mổ ruột thừa, anh túc trực bên bà suốt mấy ngày liền. Khi Hà có bầu, anh dành hết việc nhà, để vợ nghỉ ngơi. Mặt khác, anh tìm hiểu hàng chục cuốn sách chăm sóc mẹ và bé để chuẩn bị trước cho hai mẹ con.
Giờ đây, trước cuộc sống hạnh phúc của Hà, những cô bạn đã từng can “đừng dính dáng với Tây” lại hay đùa với Philip và Hà, nhờ kiếm dùm một chàng Tây nào đó “giống như anh ấy!”. Nghe mọi người khen ngợi, Hà thường trả lời: Quan trọng không phải là Tây hay ta, mà là ở thiện chí và nỗ lực cùng vun đắp cho mái ấm của cả hai người".
Theo Duy Thảo
PNO
PNO