Một học bổng mang tên cố nữ sinh viên gốc Việt, dành cho sinh viên di dân không giấy tờ hợp pháp, được lập ra tại đại học danh tiếng Brown University và đang hy vọng gây quỹ $10,000, theo tin báo Brown Daily Herald.
Bà Lộc Phạm mẹ của Tâm Trần (trái), Thiện Trần em của Tâm Trần (Sau), Dana Heatherton bạn của Tâm Trần (Phải). (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Học bổng này mang tên “Tam Tran Scholarship for Undocumented Youth,” sẽ do quỹ Cesar Chavez Scholarship Fund quản lý. Lúc sinh thời, cô Tâm Trần hoạt động trong ủy ban cố vấn của quỹ này.
Học bổng Tam Tran Scholarship for Undocumented Youth cũng có một ủy ban cố vấn, gồm có đại diện của quỹ Cesar Chavez, của Brown Immigrants' Rights Coalition (BIRC - Liên đoàn quyền di dân Ðại Học Brown).
Tại buổi tiệc gây quỹ đầu tiên, với trên 70 người tham dự, ủy ban này quyên góp được $2,756.45, theo lời Juan Martinez-Hill, một sinh viên Brown và thành viên BIRC.
Một thành viên khác của BIRC, VyVy Trịnh, cho biết họ hy vọng sẽ gây quỹ được $10,000 trong năm nay để đủ tiền trả học bổng.
Học bổng này sẽ được trao hàng năm, cho một học sinh trung học di dân không giấy tờ, để học đại học 4 năm, theo lời cô VyVy Trịnh.
Tâm Trần là một học sinh di dân không giấy tờ như vậy - một di dân “bất hợp pháp.” Cô học đại học cộng đồng tại Santa Ana College, sau đó tốt nghiệp cử nhân Văn Chương và Văn Hóa Mỹ ở UCLA, rồi học tiến sĩ tại Brown University.
Ngoài chuyện học hành, Tâm Trần còn được biết đến nhiều vì hoạt động rất hăng say cho những người như cô, những di dân không giấy tờ, lớn lên ở Mỹ và chỉ biết nước Mỹ là quê hương. Cô hoạt động từ lúc ở Santa Ana College, cho tới UCLA, và cả lúc học tiến sĩ ở Brown.
Trong một tai nạn xe cộ ở Maine hồi tháng 5, 2010, cô bị thiệt mạng cùng người bạn thân ở UCLA, Cinthya Felix Perez, cũng là một di dân không giấy tờ.
Cô tên Trần Ngọc Tâm, sinh tại Ðức. Cha cô là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, bị đi học tập cải tạo. Sau khi được thả, cha mẹ Tâm đi vượt biên và được tàu Ðức vớt nên định cư ở đó.
Năm Tâm 6 tuổi, gia đình dọn qua California, nộp đơn tỵ nạn chính trị, nhưng bị bác. Gia đình đồng ý rời Hoa Kỳ, nhưng đến lúc đó Ðức lại không chịu nhận. Hoa Kỳ lại định trục xuất gia đình Tâm về Việt Nam, nhưng tòa kháng án di trú không cho phép vì thân phụ Tâm từng là tù cải tạo. Gia đình sống trong tình trạng không quốc gia từ đó tới nay.
Năm 2007, Tâm Trần điều trần trước tiểu ban về chính sách nhập cư của Hạ Viện, và cổ võ cho dự luật Phát Triển, Giúp Ðỡ và Giáo Dục cho Vị Thành Niên của người di dân bất hợp pháp (DREAM Act).
Báo USA Today đưa tin về cuộc điều trần của cô. Ba ngày sau, Sở Di Trú bố ráp gia đình.
Các dân biểu Hạ Viện phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Sở Di Trú dùng biện pháp mạnh để đàn áp nhân chứng của Quốc Hội.


Bà Lộc Phạm mẹ của Tâm Trần (trái), Thiện Trần em của Tâm Trần (Sau), Dana Heatherton bạn của Tâm Trần (Phải). (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Học bổng này mang tên “Tam Tran Scholarship for Undocumented Youth,” sẽ do quỹ Cesar Chavez Scholarship Fund quản lý. Lúc sinh thời, cô Tâm Trần hoạt động trong ủy ban cố vấn của quỹ này.
Học bổng Tam Tran Scholarship for Undocumented Youth cũng có một ủy ban cố vấn, gồm có đại diện của quỹ Cesar Chavez, của Brown Immigrants' Rights Coalition (BIRC - Liên đoàn quyền di dân Ðại Học Brown).
Tại buổi tiệc gây quỹ đầu tiên, với trên 70 người tham dự, ủy ban này quyên góp được $2,756.45, theo lời Juan Martinez-Hill, một sinh viên Brown và thành viên BIRC.
Một thành viên khác của BIRC, VyVy Trịnh, cho biết họ hy vọng sẽ gây quỹ được $10,000 trong năm nay để đủ tiền trả học bổng.
Học bổng này sẽ được trao hàng năm, cho một học sinh trung học di dân không giấy tờ, để học đại học 4 năm, theo lời cô VyVy Trịnh.
Tâm Trần là một học sinh di dân không giấy tờ như vậy - một di dân “bất hợp pháp.” Cô học đại học cộng đồng tại Santa Ana College, sau đó tốt nghiệp cử nhân Văn Chương và Văn Hóa Mỹ ở UCLA, rồi học tiến sĩ tại Brown University.
Ngoài chuyện học hành, Tâm Trần còn được biết đến nhiều vì hoạt động rất hăng say cho những người như cô, những di dân không giấy tờ, lớn lên ở Mỹ và chỉ biết nước Mỹ là quê hương. Cô hoạt động từ lúc ở Santa Ana College, cho tới UCLA, và cả lúc học tiến sĩ ở Brown.
Trong một tai nạn xe cộ ở Maine hồi tháng 5, 2010, cô bị thiệt mạng cùng người bạn thân ở UCLA, Cinthya Felix Perez, cũng là một di dân không giấy tờ.
Cô tên Trần Ngọc Tâm, sinh tại Ðức. Cha cô là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, bị đi học tập cải tạo. Sau khi được thả, cha mẹ Tâm đi vượt biên và được tàu Ðức vớt nên định cư ở đó.
Năm Tâm 6 tuổi, gia đình dọn qua California, nộp đơn tỵ nạn chính trị, nhưng bị bác. Gia đình đồng ý rời Hoa Kỳ, nhưng đến lúc đó Ðức lại không chịu nhận. Hoa Kỳ lại định trục xuất gia đình Tâm về Việt Nam, nhưng tòa kháng án di trú không cho phép vì thân phụ Tâm từng là tù cải tạo. Gia đình sống trong tình trạng không quốc gia từ đó tới nay.
Năm 2007, Tâm Trần điều trần trước tiểu ban về chính sách nhập cư của Hạ Viện, và cổ võ cho dự luật Phát Triển, Giúp Ðỡ và Giáo Dục cho Vị Thành Niên của người di dân bất hợp pháp (DREAM Act).
Báo USA Today đưa tin về cuộc điều trần của cô. Ba ngày sau, Sở Di Trú bố ráp gia đình.
Các dân biểu Hạ Viện phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Sở Di Trú dùng biện pháp mạnh để đàn áp nhân chứng của Quốc Hội.


Theo NV