Sau khi có bằng chứng rõ ràng chồng vào nhà nghỉ cùng một người phụ nữ khác, chị Hằng giận tím mặt và quyết “sống còn” với chồng. Bởi trong lòng chị lúc này thì chồng đã là đồ bạc tình bạc nghĩa, bỏ vợ con để chạy theo gái. Nghe lời mẹ mắng bố, đứa con cũng vào hùa, cũng “tẩy chay” bố.Lại nói đến anh Ngọc (chồng chị Hằng), mọi chuyện vỡ lở, anh về nhà bố mẹ đẻ ở tạm. Hàng ngày, anh vẫn gọi điện hỏi thăm hai mẹ con với thái độ ăn năn, hối lỗi. Thấy chồng xuống nước, chị Hằng càng được đà lấn tới, nhất định không chịu tha thứ. Không những vậy, chị còn “tiêm nhiễm” vào suy nghĩ trẻ thơ của đứa con nhỏ bằng những lời chỉ trích chồng thậm tệ.
Mỗi khi nhớ con, anh Ngọc lại tìm gặp nhưng đều bị vợ xua đuổi. Có hôm đến trường mẫu giáo, anh giật mình khi con nói: “Mẹ bảo bố là người xấu xa và dặn con không được lấy cái gì của bố cho cả, bố về đi”.
Chị Hằng viết đơn ly hôn để trừng phạt chồng. Tự trong lòng mình, chị biết vẫn còn tình cảm, vẫn muốn giữ chồng và giữ bố cho con, chỉ là dọa ly hôn thôi. Thế nhưng lần nào giáp mặt nhau, dù chồng đã van xin, năn nỉ cho thêm cơ hội nhưng chị vẫn khăng khăng cạn tình.
Mà như một ai đó nói là “con đường về nhà gập ghềnh” nên dù biết lỗi, muốn làm lại, muốn bù đắp cho vợ con nhưng tất cả cửa ngõ để anh Ngọc quay về đều tối tăm, mù mịt.
Không đến mức dứt khoát như chị Hằng nhưng chị Dung lại có cách trị chồng khác. Dù hai người vẫn ăn với nhau đều đặn bữa cơm tối nhưng chị rất ít nói chuyện. Thế nhưng mỗi khi có mặt con bên cạnh là chị lại đay nghiến chồng. Hai đứa con cứ mở miệng ra là: “Bố không tốt, bố phản bội”, lòng anh Kiên lại nhức nhối.
Đường về nhà sao xa xôi quá?
Vợ chồng anh Thanh, chị Tuyết sống với nhau thường xảy ra bất hòa, năm lần bảy lượt thách đố ly thân nhưng tình cảm vẫn không thể dứt ngày một ngày hai được. Khi cãi cọ, chị Tuyết cứ dùng những lời lẽ chua chát để chỉ trích. Đứa con nhỏ đứng ngoài vỗ tay: “Mẹ thắng rồi”.
Nhìn nhà người ta vợ chồng vui vẻ, bữa cơm đều đặn hạnh phúc, nhìn lại nhà mình, anh Thanh thấy xót xa. Thế nên anh đã cố gắng gần gũi vợ, giúp vợ việc nhà thì chị Tuyết lại cho rằng chồng ra ngoài mắc lỗi gì đó nên mới giả vờ vậy.
Một trường hợp khác, chuyện chồng “ăn chả” đã từ 6 năm trước nhưng với chị Đào thì vẫn còn “mới”. Anh Lâm còn rất yêu vợ, thương con. Chỉ vì trót một lần “ngoài chồng ngoài vợ” nên sự ghẻ lạnh của vợ đã là hình phạt đối với anh bao năm qua rồi. Thế nhưng điều khiến anh thấy khổ tâm nhất là cô con gái nhỏ mà anh yêu thương hết mực nhiều lần phản ứng: “Bố là đồ phản bội, bố đừng có đụng vào người con”.
Cứ như vậy, anh Lâm tìm đến rượu để quên nhưng cái miệng chúm chím, non nớt của con vẫn cứ ẩn hiện trước mặt. Hóa ra đây là báo ứng hay sao? Bị vợ lạnh lùng, đến con cũng “tẩy chay” bố, anh Lâm đâm ra nghiện rượu chè. Lần nào về đến nhà cũng say mềm.
Nỗi đau bị phản bội đối với người vợ thường khó chấp nhận. Chị Vân cho rằng thật nhục nhã khi phải chịu cảnh “chia chồng” với người đàn bà khác. Khi biết chuyện, chị nổi cơn tam bành, khóc lóc, đuổi chồng. Đứa con nhỏ đang học lớp 6 cũng về phe mẹ.
Trong khi đó thực tế chồng chị chẳng hề ngoại tình, chỉ là một lần chị Vân vô tình nhìn thấy chồng ngồi uống cà phê với một cô gái trong quán. Được gia đình hai bên và bạn bè vun vén nên dù chưa đến mức ly thân hay ly hôn nhưng tình cảm vợ chồng đã rạn nứt. Hai người sống với nhau mà như hai cái bóng, hơi tý là chị Vân cằn nhằn, giận dỗi. Đứa con nhỏ cũng nói hỗn với bố: “Mẹ bảo bố đi chơi gái, bố không thương con, con không chơi với bố nữa”.
Một người đặt lòng tự trọng lên cao quá, còn một người nhùng nhằng muốn quay trở về làm lại, nhưng không gặp nhau ở điểm chung nên “đường ai nấy đi” thường dễ xảy ra.
Để cho đường về nhà của người chồng lầm lỗi gần hơn có lẽ cần một tấm lòng bao dung, độ lượng của người vợ. Nhưng thực tế, tiếc là không phải ai cũng làm được điều này.
Theo Eva
Mỗi khi nhớ con, anh Ngọc lại tìm gặp nhưng đều bị vợ xua đuổi. Có hôm đến trường mẫu giáo, anh giật mình khi con nói: “Mẹ bảo bố là người xấu xa và dặn con không được lấy cái gì của bố cho cả, bố về đi”.
Chị Hằng viết đơn ly hôn để trừng phạt chồng. Tự trong lòng mình, chị biết vẫn còn tình cảm, vẫn muốn giữ chồng và giữ bố cho con, chỉ là dọa ly hôn thôi. Thế nhưng lần nào giáp mặt nhau, dù chồng đã van xin, năn nỉ cho thêm cơ hội nhưng chị vẫn khăng khăng cạn tình.
Mà như một ai đó nói là “con đường về nhà gập ghềnh” nên dù biết lỗi, muốn làm lại, muốn bù đắp cho vợ con nhưng tất cả cửa ngõ để anh Ngọc quay về đều tối tăm, mù mịt.
Không đến mức dứt khoát như chị Hằng nhưng chị Dung lại có cách trị chồng khác. Dù hai người vẫn ăn với nhau đều đặn bữa cơm tối nhưng chị rất ít nói chuyện. Thế nhưng mỗi khi có mặt con bên cạnh là chị lại đay nghiến chồng. Hai đứa con cứ mở miệng ra là: “Bố không tốt, bố phản bội”, lòng anh Kiên lại nhức nhối.
"Chiến tranh lạnh" là hình phạt mà người vợ thường sử dụng nếu chồng trót "ngoài chồng ngoài vợ" (ảnh minh họa)
Anh Kiên đã thề với lòng mình sẽ không bao giờ phạm sai lầm nữa, sẽ một lòng một dạ với vợ con. Nhưng sống dưới một mái nhà, mấy mẹ con cứ lạnh nhạt với mình nên anh thấy cô đơn kinh khủng. Anh Kiên chợt thấy vị trí của mình trong nhà đã không còn. Rồi đến lúc không thể chịu được những lời đứa con ngây thơ nói với mình, anh viết đơn ly hôn để giải thoát cho cả hai. Chị Dung hơi sốc nhưng vì tự ái nên vẫn tặc lưỡi kí ngay: “Ly hôn thì ly hôn”.
Đường về nhà sao xa xôi quá?
Vợ chồng anh Thanh, chị Tuyết sống với nhau thường xảy ra bất hòa, năm lần bảy lượt thách đố ly thân nhưng tình cảm vẫn không thể dứt ngày một ngày hai được. Khi cãi cọ, chị Tuyết cứ dùng những lời lẽ chua chát để chỉ trích. Đứa con nhỏ đứng ngoài vỗ tay: “Mẹ thắng rồi”.
Nhìn nhà người ta vợ chồng vui vẻ, bữa cơm đều đặn hạnh phúc, nhìn lại nhà mình, anh Thanh thấy xót xa. Thế nên anh đã cố gắng gần gũi vợ, giúp vợ việc nhà thì chị Tuyết lại cho rằng chồng ra ngoài mắc lỗi gì đó nên mới giả vờ vậy.
Lôi kéo con về phe mình để "tẩy chay" bố là việc làm sai lầm mà nhiều chị em vẫn mắc phải (ảnh minh họa)
Lần khác thì chị Tuyết cho rằng chồng “có tật giật mình” nên mới chịu vào bếp. Cuộc sống vợ chồng cứ nhùng nhằng như thế, anh Thanh đâm chán. Nhiều lúc tan sở chỉ muốn về nhà ăn bữa cơm ấm cúng cùng vợ con nhưng nghĩ đến gương mặt dò xét của vợ là anh lại nản. Anh Thanh đi ra ngoài nhiều hơn, nhậu nhẹt nhiều hơn và khi về, dù ngôi nhà đã ngay trước mặt mà anh vẫn thấy sao xa xôi quá?
Một trường hợp khác, chuyện chồng “ăn chả” đã từ 6 năm trước nhưng với chị Đào thì vẫn còn “mới”. Anh Lâm còn rất yêu vợ, thương con. Chỉ vì trót một lần “ngoài chồng ngoài vợ” nên sự ghẻ lạnh của vợ đã là hình phạt đối với anh bao năm qua rồi. Thế nhưng điều khiến anh thấy khổ tâm nhất là cô con gái nhỏ mà anh yêu thương hết mực nhiều lần phản ứng: “Bố là đồ phản bội, bố đừng có đụng vào người con”.
Cứ như vậy, anh Lâm tìm đến rượu để quên nhưng cái miệng chúm chím, non nớt của con vẫn cứ ẩn hiện trước mặt. Hóa ra đây là báo ứng hay sao? Bị vợ lạnh lùng, đến con cũng “tẩy chay” bố, anh Lâm đâm ra nghiện rượu chè. Lần nào về đến nhà cũng say mềm.
Nỗi đau bị phản bội đối với người vợ thường khó chấp nhận. Chị Vân cho rằng thật nhục nhã khi phải chịu cảnh “chia chồng” với người đàn bà khác. Khi biết chuyện, chị nổi cơn tam bành, khóc lóc, đuổi chồng. Đứa con nhỏ đang học lớp 6 cũng về phe mẹ.
Trong khi đó thực tế chồng chị chẳng hề ngoại tình, chỉ là một lần chị Vân vô tình nhìn thấy chồng ngồi uống cà phê với một cô gái trong quán. Được gia đình hai bên và bạn bè vun vén nên dù chưa đến mức ly thân hay ly hôn nhưng tình cảm vợ chồng đã rạn nứt. Hai người sống với nhau mà như hai cái bóng, hơi tý là chị Vân cằn nhằn, giận dỗi. Đứa con nhỏ cũng nói hỗn với bố: “Mẹ bảo bố đi chơi gái, bố không thương con, con không chơi với bố nữa”.
Một người đặt lòng tự trọng lên cao quá, còn một người nhùng nhằng muốn quay trở về làm lại, nhưng không gặp nhau ở điểm chung nên “đường ai nấy đi” thường dễ xảy ra.
Để cho đường về nhà của người chồng lầm lỗi gần hơn có lẽ cần một tấm lòng bao dung, độ lượng của người vợ. Nhưng thực tế, tiếc là không phải ai cũng làm được điều này.
Theo Eva