11h đêm, thấy chồng vẫn mải miết chơi game, Nhung khó chịu: "Anh đừng chơi nữa, khuya rồi". Mẹ chồng Nhung nghe được, nói lớn: "Mai là Chủ nhật, kệ cho nó chơi".
Đây không phải lần đầu tiên, chồng Nhung sai lè mà mẹ chồng vẫn bênh chằm chặp. Chồng Nhung hay thức khuya, sáng nào cũng 9h mới bình minh rồi đến quản lý công ty riêng của anh. Thấy thói quen này không lợi lộc gì, Nhung ra sức khuyên chồng nhưng lần nào, cô cũng bị mẹ chồng “gây khó dễ”.
Nhung có cảm giác, mẹ chồng coi con trai như trẻ con, còn con dâu thì quá ghê gớm, thích “dạy đời” nhà chồng. Con trai ngủ muộn, bà không góp ý còn thanh minh với họ hàng: “Nó chăm lắm. Suốt ngày phải làm đến 1-2h sáng. Thế mà chị vợ cứ hay phàn nàn”. Trong khi Nhung thừa biết, chồng chỉ ham chơi game.
Nhiều lúc ức chế, Nhung phân tích này nọ với mẹ chồng: “Anh ấy thức khuya, có hại lắm. Công việc thì giải quyết hết ở công ty rồi”. Nhung tưởng sẽ được mẹ chồng bênh vực nhưng bà vẫn khăng khăng không nghe.
Dương (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chung cảnh với Nhung. Chồng g hay đi nhậu, về khuya, Dương than trách thì mẹ chồng bao biện: “Nó phải khách khứa, không uống thế nào được”, dù sự thật là anh xã đi “đàn đúm” với bạn bè.
Một lần, biết chồng cờ bạc “hết bay” tháng lương, Dương giận sôi người, làm ầm ĩ. Thấy thế, mẹ chồng không cần biết đúng sai, không giúp con trai sửa lỗi lại biện minh: “Nó đi làm cả ngày mệt mỏi, giải trí cũng được chứ sao”. Khi Dương khóc lóc: “Nhưng tháng này anh ấy không đưa tiền cho con” thì mẹ chồng cô trách: “Thế mà cũng ầm ĩ, bao nhiêu thì mẹ đóng cho nó vậy”. Dương bảo, cô chán nản vô cùng vì cứ cố gắng “cải tạo” chồng lại bị mẹ chồng “chống lại”.
“Sau rất nhiều lần đấu tranh, giờ thì mình đành kệ. Mệt mỏi lắm nhưng không biết làm cách nào. Mẹ chồng mình thừa biết việc nào là xấu, là tốt nhưng không khuyên can con trai mình. Chẳng biết sẽ chịu đựng được đến bao giờ?” - Dương tâm sự.
Khi ra riêng là cần thiết
Có không ít mẹ chồng nuông chiều con trai và chấp nhận luôn cả tật xấu của họ. Cũng có thể, do cha mẹ và gia đình chồng đã quen với cách sống của chồng nên thấy đó là điều bình thường, không cần thay đổi. Khi người vợ bước chân về, thấy có quá nhiều “nghịch lý” nên muốn góp ý là điều đương nhiên. Hơn nữa, người vợ là người bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất từ thói xấu của chồng. Họ phải “tranh đấu” vì quyền lợi của mình.
Ở vào hoàn cảnh này, con dâu vô cùng thiệt thòi và khó có cách ứng xử vẹn tròn. Dù cố gắng nhiều nhưng chuyện thay đổi chồng đã khó, thay đổi cách nghĩ của mẹ chồng còn như không tưởng.
Biện pháp tốt nhất là ra riêng vì khi ấy, vợ chồng tự quản lý tổ ấm của mình mà ít bị chi phối bởi người khác. Ra riêng cũng là cơ hội để chồng học làm… người lớn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu ở riêng sẽ vô cùng khủng hoảng. Bởi lẽ, người chồng đã quen với tính xấu thì không dễ gì sửa đổi được. Công cuộc “cải tạo” chồng đòi hỏi thật kiên nhẫn và khéo léo vì không phải anh chồng nào cũng hợp tác, có thành ý với vợ.
Trường hợp không thể ra riêng, người vợ có thể tìm “đồng minh” là bố chồng, anh chị em chồng có cùng quan điểm với mình. Tuy nhiên, điều này rất khó vì người vợ dễ bị cô lập bởi thành kiến đã ăn sâu vào nếp sống của gia đình chồng. Hơn nữa, người thân cũng chỉ góp ý một vài câu chứ không đủ sức để theo người vợ “đấu tranh” đến cùng. Lúc đó, vừa khuyên bảo chồng mà không làm mất lòng mẹ chồng là điều rất gian khó.
Theo Mẹ&bé
Đây không phải lần đầu tiên, chồng Nhung sai lè mà mẹ chồng vẫn bênh chằm chặp. Chồng Nhung hay thức khuya, sáng nào cũng 9h mới bình minh rồi đến quản lý công ty riêng của anh. Thấy thói quen này không lợi lộc gì, Nhung ra sức khuyên chồng nhưng lần nào, cô cũng bị mẹ chồng “gây khó dễ”.
Nhung có cảm giác, mẹ chồng coi con trai như trẻ con, còn con dâu thì quá ghê gớm, thích “dạy đời” nhà chồng. Con trai ngủ muộn, bà không góp ý còn thanh minh với họ hàng: “Nó chăm lắm. Suốt ngày phải làm đến 1-2h sáng. Thế mà chị vợ cứ hay phàn nàn”. Trong khi Nhung thừa biết, chồng chỉ ham chơi game.
Nhiều lúc ức chế, Nhung phân tích này nọ với mẹ chồng: “Anh ấy thức khuya, có hại lắm. Công việc thì giải quyết hết ở công ty rồi”. Nhung tưởng sẽ được mẹ chồng bênh vực nhưng bà vẫn khăng khăng không nghe.
Dương (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chung cảnh với Nhung. Chồng g hay đi nhậu, về khuya, Dương than trách thì mẹ chồng bao biện: “Nó phải khách khứa, không uống thế nào được”, dù sự thật là anh xã đi “đàn đúm” với bạn bè.
Một lần, biết chồng cờ bạc “hết bay” tháng lương, Dương giận sôi người, làm ầm ĩ. Thấy thế, mẹ chồng không cần biết đúng sai, không giúp con trai sửa lỗi lại biện minh: “Nó đi làm cả ngày mệt mỏi, giải trí cũng được chứ sao”. Khi Dương khóc lóc: “Nhưng tháng này anh ấy không đưa tiền cho con” thì mẹ chồng cô trách: “Thế mà cũng ầm ĩ, bao nhiêu thì mẹ đóng cho nó vậy”. Dương bảo, cô chán nản vô cùng vì cứ cố gắng “cải tạo” chồng lại bị mẹ chồng “chống lại”.
“Sau rất nhiều lần đấu tranh, giờ thì mình đành kệ. Mệt mỏi lắm nhưng không biết làm cách nào. Mẹ chồng mình thừa biết việc nào là xấu, là tốt nhưng không khuyên can con trai mình. Chẳng biết sẽ chịu đựng được đến bao giờ?” - Dương tâm sự.
Khi ra riêng là cần thiết
Có không ít mẹ chồng nuông chiều con trai và chấp nhận luôn cả tật xấu của họ. Cũng có thể, do cha mẹ và gia đình chồng đã quen với cách sống của chồng nên thấy đó là điều bình thường, không cần thay đổi. Khi người vợ bước chân về, thấy có quá nhiều “nghịch lý” nên muốn góp ý là điều đương nhiên. Hơn nữa, người vợ là người bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất từ thói xấu của chồng. Họ phải “tranh đấu” vì quyền lợi của mình.
Ở vào hoàn cảnh này, con dâu vô cùng thiệt thòi và khó có cách ứng xử vẹn tròn. Dù cố gắng nhiều nhưng chuyện thay đổi chồng đã khó, thay đổi cách nghĩ của mẹ chồng còn như không tưởng.
Biện pháp tốt nhất là ra riêng vì khi ấy, vợ chồng tự quản lý tổ ấm của mình mà ít bị chi phối bởi người khác. Ra riêng cũng là cơ hội để chồng học làm… người lớn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu ở riêng sẽ vô cùng khủng hoảng. Bởi lẽ, người chồng đã quen với tính xấu thì không dễ gì sửa đổi được. Công cuộc “cải tạo” chồng đòi hỏi thật kiên nhẫn và khéo léo vì không phải anh chồng nào cũng hợp tác, có thành ý với vợ.
Trường hợp không thể ra riêng, người vợ có thể tìm “đồng minh” là bố chồng, anh chị em chồng có cùng quan điểm với mình. Tuy nhiên, điều này rất khó vì người vợ dễ bị cô lập bởi thành kiến đã ăn sâu vào nếp sống của gia đình chồng. Hơn nữa, người thân cũng chỉ góp ý một vài câu chứ không đủ sức để theo người vợ “đấu tranh” đến cùng. Lúc đó, vừa khuyên bảo chồng mà không làm mất lòng mẹ chồng là điều rất gian khó.
Theo Mẹ&bé