Ảnh: inmagine
Trong xã hội hiện đại, nhiều người lớn tuổi nhận thấy muốn trở thành ông bà nhân từ, độ lượng được các con cháu tôn trọng đôi khi cũng là vấn đề khiến họ phải suy nghĩ. 4 nguyên tắc cơ bản trong bài này có lẽ phần nào giải toả nỗi niềm ấy cho các cụ. Có người phải lên tiếng rằng liệu có cần mặc một chiếc áo phông và in lên đó dòng chữ “Nuôi nấng con cái là công việc khó khăn nhất trên thế giới” và “Điều chúng ta cần là sự ủng hộ chứ không phải những lời chỉ trích của con cái” ở sau lưng áo.
Không một ông bà nào muốn bị tách rời khỏi cuộc sống của các cháu. Thế nhưng, một số ông bà nhìn thấy chính mình trong vị trí ấy vì nhu cầu được dạy dỗ, chăm sóc những đứa con đã trưởng thành cần thiết hơn tầm quan trọng của mối quan hệ với các cháu nội hay ngoại.
Vậy để làm tốt vai trò giáo dục của những người ông, người bà khoan dung, các bậc lớn tuổi cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Hạn chế đưa ra lời khuyên một cách tự nguyện
Phần lớn bạn có thể nói là: “Đây có phải là việc làm cho bố/mẹ không…” “Ngày hôm nay rất khác khi ta nuôi dạy con”, “Bác sĩ khuyên con ra sao?” hay “Có lẽ con nên hỏi một chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ”. Nói theo những cách như vậy, lời giải thích sẽ khiến con bạn biết được bạn đang thể hiện sự tôn trọng những nỗ lực của con, nhưng cũng để chúng nhận thấy giới hạn mà tất cả các bậc ông bà cảm nhận được.
Dành thời gian riêng cho mình và cháu
Ảnh: Inmagine
Đây thực sự là một niềm vui sướng để biết các cháu có thấy thích và hạnh phúc khi ở trong vòng tay ông/bà hay không. Làm thế nào để người già đạt được mốc hạnh phúc ấy trong mối quan hệ với cháu? Đơn giản thôi, các ông bà chỉ cần ngồi bên cạnh và đọc hay kể một câu chuyện, tặng cháu một món quà nhỏ như ô chữ ghép hoặc trò chơi nào đó và chơi cùng chúng. Chơi trốn tìm, ú oà, chơi trò tưởng tượng với búp bê, đồ hàng hay giả vờ nấu nướng cùng với cháu cũng là những cách gần gũi với cháu. Ngoài ra, các ông bà có thể dẫn cháu đi thư viện, sở thú hoặc công viên mà không có bố mẹ chúng đi cùng.Đặc biệt, lên kế hoạch vui vẻ như một sự “ân xá” cho bố mẹ, cộng thêm một buổi chiêu đãi đặc biệt cho các cháu. Khi ông bà có được sự yêu mến, kính trọng của các cháu, bố mẹ chúng - những người đang phải làm nhiệm vụ nuôi nấng khó khăn cũng sẽ cảm thấy được ủng hộ. Việc làm ấy phần nào sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng để dạy dỗ, hướng dẫn, chăm sóc, âu yếm và tương tác tích cực với bố mẹ các cháu.
Yêu thương bố mẹ của các cháu
Đằng sau mỗi đứa trẻ cần được bố/mẹ dành trọn tình yêu thương, và sau mỗi phụ huynh cũng cần có một người cổ vũ rằng người bố/mẹ ấy đang làm một công việc tuyệt vời. Và người đó không ai khác chính là ông và bà.
Ví như một người mẹ có những mong đợi phi lý và cách tiếp cận không phù hợp khi giáo dục con ở lứa tuổi nhỏ về phép tắc ăn uống. Người mẹ luôn chỉ trích, phê bình con bất cứ lỗi nhỏ nào mà bé phạm phải. Bé sẽ cảm thấy lúng túng khi cố làm cái điều đã được bố mẹ trông chờ nhưng sau đó lại thấy ngượng ngùng, nản chí và bối rối khi lại mắc lỗi và nhận tiếp một lời quở mắng nữa.
Thời gian bữa tối có khi ông bà tham gia chỉ với tư cách là thực khách. Thế nhưng, tấm lòng bao dung của ông bà sẽ truyền nghị lực sang cháu, và đó là việc ông bà cần làm.
Trong khi ăn uống, ông bà sẽ nói một cách chân thành, nhẹ nhàng với mẹ cháu rằng: “Thật khó chịu khi nhìn thấy con chỉ trích cháu về phép tắc ăn uống. Nó cũng làm bố và mẹ cảm thấy không thoải mái”. Bằng cách như vậy, mẹ bé chắc chắn sẽ thay đổi phương pháp dạy bảo con.
Đưa ra những lời khuyên nhanh chóng và chân thành
Khi bạn cần đưa ra ý kiến phản hồi với tư cách một người ông/bà, bạn hãy làm như vậy với một câu ngắn gọn và truyền đạt về việc sự tương tác giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng thế nào đến bạn. Đừng vướng vào một cuộc tranh luận - chỉ cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, chân thành rồi để con mình làm theo nếu chúng cảm thấy cách này hợp với việc giáo dục con cái.
Cuối cùng, khi bạn thất bại có nghĩa là bạn đã sai lầm ở việc thể hiện tình yêu thương. Lúc đầu, bạn nên im lặng nếu bạn sợ sự thất bại sẽ làm trượt dài suy nghĩ của bạn. Sau đó, bạn hãy cất lời khen ngợi hay cam đoan. Cuối cùng mở rộng vòng tay với các cháu và bố mẹ chúng với cái ôm chặt và một nụ hôn trong khi đề nghị “Ông bà có giúp được gì cho các con và các cháu không?”.
Theo VTV/Báo GĐ&XH