Phụ vợ việc nhà, nấu cơm nhanh thoăn thoắt, chăm con khéo… là thói quen của nhiều ông chồng thời hiện đại.
Là một người đàn ông thành đạt, việc cơ quan bận tối mặt, nhưng chiều nào hàng xóm cũng thấy anh Hưng sắp xếp công việc, về nhà sớm đón con, mua thực phẩm giúp vợ, tiện thì chế biến hoặc nấu bữa luôn. “Bà xã mình đi làm xa, cách nhà gần 20km. Mình đi làm gần hơn thì nhận phụ vợ mấy việc vặt. Chia sẻ chút việc nhà với vợ cũng là cách cảm thông với những khó khăn của cô ấy”.
Đều đặn hàng ngày, anh đưa đón con đi học. Ra chợ mua thực phẩm về để sẵn cho vợ chế biến, nấu nướng. Anh trở thành một ông chồng thời @ bắt đầu từ khi chị Hà, vợ anh chuyển công việc mới.
Chị Hà làm phải làm việc theo ca, sáng từ 7 giờ đến 17 giờ, hoặc chiều từ 15 giờ đến 22 giờ, làm cả thứ bảy, chủ nhật, nên từ ngày chị đi làm, việc bếp núc trở nên bê trễ. Anh Hưng kể: “Những bữa canh nóng cơm dẻo của gia đình tôi chuyển thành ăn tạm cho qua bữa, thức ăn đóng hộp trở thành “quân chủ lực”. Mỗi lần thấy vợ nhờ mở đồ hộp là thấy ghê ghê, không muốn ăn cơm nữa. Muốn có bữa cơm ngon miệng, tôi đành tự giác đi chợ mỗi khi vợ làm ca sáng. Giờ tôi mới hiểu, để có một bữa cơm, phải mất bao mồ hôi và cả chất xám”.
Sáng sớm, anh phóng xe ra chợ mua thực phẩm, về nhà sơ chế, bỏ vào tủ lạnh rồi chạy lên công ty, trưa về hì hụi nấu cho hai bố con ăn. “Những ngày đầu nấu cơm, đứa con gái cứ lắc đầu không chịu ăn. Làm riết, trăm hay không bằng tay quen, rồi con gái cũng khen ngon. Bây giờ, công việc bếp núc tôi phụ trách khoảng 50%. Tôi phải luôn kết hợp theo kiểu hai, ba trong một. Ví dụ đi công tác Kiên Giang thì tôi mua mực khô, tôm khô, nước mắm, cá tươi về. Khi nào bí quá, tôi điện thoại nhờ... mẹ chỉ cách chế biến. Tôi chỉ được nghỉ “dưỡng sức” khi vợ làm ca chiều, lúc ấy thì có thể ngồi đọc báo, xem phim như trước”.
Cũng là một ông chồng đảm đang, anh Thanh tâm sự: "Chuyện bắt đầu vào một buổi tôi đang “chén thù, chén tạc” cùng đồng nghiệp thì: “Alô! Anh đón con giùm em. Em tưởng họp ngắn thôi không ngờ kéo dài đến giờ này chưa xong. Mãi lo báo cáo, ghi biên bản em quên mất giờ đón con”... Tiếp theo là khóc rấm rứt của vợ. Chỉ nghe vậy là hồn vía lên mây, anh vội chạy đi đón con. “Đến nơi thấy con mình thật tội. Cô giáo dạy thêm đã về từ hồi nào, con bé đứng co ro trước cổng trường. Thấy cô con gái yêu mới 9 tuổi phải “chịu trận” mấy tiếng đồng hồ lo lắng sợ sệt, bụng đói meo, tôi xót con quá!”.
“Cũng từ đó, tôi bắt đầu để ý đến gia đình hơn, phụ vợ phơi quần áo buổi sáng, gấp quần áo buổi chiều... Biết vợ ít có thời gian giải trí, mỗi lần ti vi có phim tình cảm hay hay là tôi khéo léo giới thiệu để vợ “bắt nhịp” vào phim cho dễ. Trong lúc vợ xem phim, tôi xuống rửa chén bát. Kể cũng lạ, việc nhà là việc chung mà mình làm việc gì cũng mang tiếng là làm giùm vợ. Thế mới thấy phe ta ăn hiếp vợ hết chỗ chê nhưng vẫn hô hào: Nhất vợ nhì trời”. Anh vui vẻ nói.
Dù bận rộn thế nào đi nữa, nhưng anh Phương lên một lịch trình hàng tuần đưa vợ con đi ăn hàng, đi mua sắm, đi chơi… Mỗi tuần một ý tưởng, một kế hoạch mới. “Công việc tôi làm hết trong tuần. Có những ngày tôi đi làm về muộn đến tối, nhưng tôi luôn dành riêng những ngày cuối tuần cho gia đình. Những ngày đó, tôi có thể vào bếp để vợ “sai vặt”, hoặc dọn nhà cùng con trai, đi chơi, đi mua sắm cùng gia đình. Mỗi lần vào siêu thị, trông con cho vợ thong thả chọn mua mấy thứ đồ, tôi cảm nhận được hạnh phúc trong khoảng thời gian trọn vẹn bên vợ con đó. Với tôi, dù trong tuần có bận rộn thế nào đi chăng nữa thì ngày cuối tuần chính là thời gian tôi bù đắp cho gia đình mình”.
Để mối quan hệ vợ chồng luôn vui vẻ, các ông chồng nên biết cách chia sẻ việc nhà với vợ
Không có nhiều thời gian bằng những ông chồng khác nhưng anh Nam luôn hiểu trách nhiệm của người chồng với gia đình. Biết vợ cũng bận rộn, mỗi ngày đến cơ quan anh đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi hỏi han các đồng nghiệp nữ về các dịch vụ tiện ích cho gia đình mà họ đang sử dụng. “Dịch vụ nấu cơm thuê, trang trí nhà, dọn nhà, ôsin thời vụ… tôi đều được các cô tư vấn nhiệt tình. Thậm chí mua thứ gì ở đâu ngon, rẻ, an toàn từ đồ dùng trong nhà đến thực phẩm, quần áo… Chỉ cần dăm ba phút buôn chuyện là có khối thứ về nhà giới thiệu cho vợ. Đến bây giờ, chẳng cần lê la hỏi chuyện, cứ có dịch vụ gì mới, hay các cô đồng nghiệp đều chia sẻ với tôi”, anh Nam cho biết.
Trong cuộc sống hiện đại, mái ấm gia đình đã có sự góp tay của các ông chồng, tuy chưa phổ biến nhưng cũng khá nhiều. Một ngày trên đường phố, sẽ thấy hình ảnh nhiều ông chồng đưa đón con, chờ con, đẩy xe mua hàng trong siêu thị, bế con cho vợ thong thả mua sắm... Đó cũng là thói quen của nhiều ông chồng thời hiện đại.
Theo Afamily
Là một người đàn ông thành đạt, việc cơ quan bận tối mặt, nhưng chiều nào hàng xóm cũng thấy anh Hưng sắp xếp công việc, về nhà sớm đón con, mua thực phẩm giúp vợ, tiện thì chế biến hoặc nấu bữa luôn. “Bà xã mình đi làm xa, cách nhà gần 20km. Mình đi làm gần hơn thì nhận phụ vợ mấy việc vặt. Chia sẻ chút việc nhà với vợ cũng là cách cảm thông với những khó khăn của cô ấy”.
Đều đặn hàng ngày, anh đưa đón con đi học. Ra chợ mua thực phẩm về để sẵn cho vợ chế biến, nấu nướng. Anh trở thành một ông chồng thời @ bắt đầu từ khi chị Hà, vợ anh chuyển công việc mới.
Đi chợ, phụ vợ nấu nướng là thói quen của nhiều ông chồng
Chị Hà làm phải làm việc theo ca, sáng từ 7 giờ đến 17 giờ, hoặc chiều từ 15 giờ đến 22 giờ, làm cả thứ bảy, chủ nhật, nên từ ngày chị đi làm, việc bếp núc trở nên bê trễ. Anh Hưng kể: “Những bữa canh nóng cơm dẻo của gia đình tôi chuyển thành ăn tạm cho qua bữa, thức ăn đóng hộp trở thành “quân chủ lực”. Mỗi lần thấy vợ nhờ mở đồ hộp là thấy ghê ghê, không muốn ăn cơm nữa. Muốn có bữa cơm ngon miệng, tôi đành tự giác đi chợ mỗi khi vợ làm ca sáng. Giờ tôi mới hiểu, để có một bữa cơm, phải mất bao mồ hôi và cả chất xám”.
Sáng sớm, anh phóng xe ra chợ mua thực phẩm, về nhà sơ chế, bỏ vào tủ lạnh rồi chạy lên công ty, trưa về hì hụi nấu cho hai bố con ăn. “Những ngày đầu nấu cơm, đứa con gái cứ lắc đầu không chịu ăn. Làm riết, trăm hay không bằng tay quen, rồi con gái cũng khen ngon. Bây giờ, công việc bếp núc tôi phụ trách khoảng 50%. Tôi phải luôn kết hợp theo kiểu hai, ba trong một. Ví dụ đi công tác Kiên Giang thì tôi mua mực khô, tôm khô, nước mắm, cá tươi về. Khi nào bí quá, tôi điện thoại nhờ... mẹ chỉ cách chế biến. Tôi chỉ được nghỉ “dưỡng sức” khi vợ làm ca chiều, lúc ấy thì có thể ngồi đọc báo, xem phim như trước”.
Cũng là một ông chồng đảm đang, anh Thanh tâm sự: "Chuyện bắt đầu vào một buổi tôi đang “chén thù, chén tạc” cùng đồng nghiệp thì: “Alô! Anh đón con giùm em. Em tưởng họp ngắn thôi không ngờ kéo dài đến giờ này chưa xong. Mãi lo báo cáo, ghi biên bản em quên mất giờ đón con”... Tiếp theo là khóc rấm rứt của vợ. Chỉ nghe vậy là hồn vía lên mây, anh vội chạy đi đón con. “Đến nơi thấy con mình thật tội. Cô giáo dạy thêm đã về từ hồi nào, con bé đứng co ro trước cổng trường. Thấy cô con gái yêu mới 9 tuổi phải “chịu trận” mấy tiếng đồng hồ lo lắng sợ sệt, bụng đói meo, tôi xót con quá!”.
Chăm con, chơi cùng con cũng là cách chia sẻ việc gia đình với vợ
“Cũng từ đó, tôi bắt đầu để ý đến gia đình hơn, phụ vợ phơi quần áo buổi sáng, gấp quần áo buổi chiều... Biết vợ ít có thời gian giải trí, mỗi lần ti vi có phim tình cảm hay hay là tôi khéo léo giới thiệu để vợ “bắt nhịp” vào phim cho dễ. Trong lúc vợ xem phim, tôi xuống rửa chén bát. Kể cũng lạ, việc nhà là việc chung mà mình làm việc gì cũng mang tiếng là làm giùm vợ. Thế mới thấy phe ta ăn hiếp vợ hết chỗ chê nhưng vẫn hô hào: Nhất vợ nhì trời”. Anh vui vẻ nói.
Dù bận rộn thế nào đi nữa, nhưng anh Phương lên một lịch trình hàng tuần đưa vợ con đi ăn hàng, đi mua sắm, đi chơi… Mỗi tuần một ý tưởng, một kế hoạch mới. “Công việc tôi làm hết trong tuần. Có những ngày tôi đi làm về muộn đến tối, nhưng tôi luôn dành riêng những ngày cuối tuần cho gia đình. Những ngày đó, tôi có thể vào bếp để vợ “sai vặt”, hoặc dọn nhà cùng con trai, đi chơi, đi mua sắm cùng gia đình. Mỗi lần vào siêu thị, trông con cho vợ thong thả chọn mua mấy thứ đồ, tôi cảm nhận được hạnh phúc trong khoảng thời gian trọn vẹn bên vợ con đó. Với tôi, dù trong tuần có bận rộn thế nào đi chăng nữa thì ngày cuối tuần chính là thời gian tôi bù đắp cho gia đình mình”.
Để mối quan hệ vợ chồng luôn vui vẻ, các ông chồng nên biết cách chia sẻ việc nhà với vợ
Không có nhiều thời gian bằng những ông chồng khác nhưng anh Nam luôn hiểu trách nhiệm của người chồng với gia đình. Biết vợ cũng bận rộn, mỗi ngày đến cơ quan anh đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi hỏi han các đồng nghiệp nữ về các dịch vụ tiện ích cho gia đình mà họ đang sử dụng. “Dịch vụ nấu cơm thuê, trang trí nhà, dọn nhà, ôsin thời vụ… tôi đều được các cô tư vấn nhiệt tình. Thậm chí mua thứ gì ở đâu ngon, rẻ, an toàn từ đồ dùng trong nhà đến thực phẩm, quần áo… Chỉ cần dăm ba phút buôn chuyện là có khối thứ về nhà giới thiệu cho vợ. Đến bây giờ, chẳng cần lê la hỏi chuyện, cứ có dịch vụ gì mới, hay các cô đồng nghiệp đều chia sẻ với tôi”, anh Nam cho biết.
Trong cuộc sống hiện đại, mái ấm gia đình đã có sự góp tay của các ông chồng, tuy chưa phổ biến nhưng cũng khá nhiều. Một ngày trên đường phố, sẽ thấy hình ảnh nhiều ông chồng đưa đón con, chờ con, đẩy xe mua hàng trong siêu thị, bế con cho vợ thong thả mua sắm... Đó cũng là thói quen của nhiều ông chồng thời hiện đại.
Theo Afamily