"Từ nay, công buổi bên nhà cô, cô về một mình đừng có kéo tôi đi cùng. Nói cho cô biết, thằng này đi cũng chỉ vì trách nhiệm chứ cần đếch gì miếng ăn..."
“Từ nay, công buổi bên nhà cô, cô về một mình đừng có kéo tôi đi cùng. Nói cho cô biết, thằng này đi cũng chỉ vì trách nhiệm chứ cần đếch gì miếng ăn...”
Xả xong cơn giận, chồng Cúc bỏ ra ngoài. Cúc chạy theo định giải thích nhưng rồi cô nghĩ bụng dù lúc này cô có nói gì chăng nữa cũng chỉ là vô ích. Cô lững thững quay vào rồi lặng lẽ lau những giọt nước mắt vì không muốn các con nhìn thấy. Đây không phải là lần đầu tiên Cúc phiền lòng về chồng, mà cái nỗi phiền của cô tế nhị và khó nói lắm, vì nó xoay quanh miếng ăn.
Xét một cách toàn diện, chồng Cúc là người đàn ông tốt duy chỉ có thói phàm ăn uống là cô khó chấp nhận. Kinh tế gia đình cô không thuộc diện dư dả nhưng cũng không đến nỗi chật vật. Cô lại là tuýp phụ nữ của gia đình nên cô rất chú trọng đến việc nội trợ.
Cúc ngại nhất là những khi cùng chồng đi ăn cỗ cưới hoặc liên hoan, tiệc tùng.
(Ảnh minh họa)
Chồng cô có thói quen, cứ ngồi vào bàn là chúi đầu vào mâm, ăn lấy ăn để, nhất là những món ngon, những món khoái khẩu, có khi quên cả phần vợ con.
Cũng như nhiều người phụ nữ khác, hạnh phúc của cô nhiều khi rất giản dị là nấu những bữa cơm ngon cho chồng con ăn. Sau mỗi bữa, thấy bát đĩa hết sạch thức ăn cô rất vui. Nhưng đằng sau niềm vui đó là nỗi buồn.
Chồng cô có thói quen, cứ ngồi vào bàn là chúi đầu vào mâm, ăn lấy ăn để nhất là những món ngon, những món khoái khẩu, có khi quên cả phần vợ con. Thời buổi này đồ ăn thức uống đâu còn thiếu thốn như xưa. Bản thân cô cũng sẵn sàng nhường những thứ mình thích cho chồng cho con. Nhưng cô buồn vì cái ý thức và văn hóa ăn uống của anh qúa phàm tục.
Cúc ngại nhất là những khi cùng chồng đi ăn cỗ cưới hoặc liên hoan, tiệc tùng. Trong những hoàn cảnh này, người ta đến với nhau đâu chỉ vì miếng ăn mà quan trọng hơn là được gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Nhưng chồng cô dường như không quan tâm đến vấn đề đó. Mặc mọi người chuyện trò, hỏi han nhau, chồng cô cứ lăm lăm đôi đũa trên tay, chỉ đến khi mọi người hô cụng ly mới ngửng mặt lên miệng nhai nhồm nhoàm.
Rồi khi mọi người cầm đũa thì những đĩa thức ăn trên bàn đã vơi đi nhiều còn chồng cô đã chan canh vào bát húp sùm sụp khiến cô rất ái ngại. Chuyện miếng ăn nhiều khi lại thành ra chuyện lớn, Cúc biết vậy nhưng không thể im lặng mãi. Cô muốn giữ thể diện của chồng nên tìm cách góp ý nhẹ nhàng thì anh ta cười xuề xòa rồi nhai lại cái câu hay quảng cáo trên ti vi:
Ăn được ngủ được là tiên...
Cúc biết không dễ thay đổi một tính cách đã bám rễ trong con người chồng nhưng cô vẫn kiên trì thuyết phục. Vài lần như vậy, chồng cô nổi cáu:
- Em thôi đi, đến miếng ăn em cũng săm soi, xét nét anh thế sao?
Cúc cảm thấy thật khó để nói cho chồng hiểu ý tốt của cô. Mỗi lần làm cơm, cô thường làm thêm thức ăn. Cô hy vọng, ở nhà ăn uống thoải mái khi đi ra ngoài chồng cô bớt cái tính phàm ăn.
Nhưng rồi chồng cô vẫn chứng nào tật ấy. Sự việc hôm nay như giọt nước làm tràn ly. Bố Cúc mất đến nay đã tròn 8 năm. Vì lấy chồng xa và công việc bận rộn nên rất ít khi Cúc về giỗ bố. Năm nay, cô đã cố gắng thu xếp để cả gia đình về quê giỗ ông ngoại của cu Bi. Lâu ngày, mới về quê nên bà con, cô bác cứ xúm lại hỏi thăm. Cúc bận rộn lo cỗ bàn chẳng tiếp chuyện được nhiều.
Anh chị em trong nhà lâu lâu gặp nhau nên cũng có nhiều chuyện để nói. Vậy mà khi anh chị em có thời gian quây quần bên nhau, mọi người đang chuyện trò thì chồng Cúc dường như chỉ quan tâm đến việc gắp thức ăn cho vào bát của mình. Đĩa thịt gà quê bên phía anh ngồi cứ lõm dần. Cúc nháy mắt ra hiệu cho chồng nhưng ngay cả cái nháy mắt ấy, chồng Cúc cũng không có thời gian để nhìn vì còn bận ăn.
Cúc luôn bị đáp trả bằng những lời khó nghe khi nhắc nhở chồng.
(Ảnh minh họa)
Mọi người mải chuyện trò, đến khi đụng đũa thì đĩa thịt gà chỉ còn lại mấy cái mẩu xương xẩu trong khi chồng Cúc đã ưỡn bụng đứng dậy trước ánh nhìn cúi gằm xấu hổ của Cúc. Giận chồng và phiền lòng nhưng Cúc vẫn cố nhịn vì không muốn vợ chồng về quê mấy ngày lại to tiếng với nhau.
Khi về đến nhà mình rồi, Cúc mới nhắc lại chuyện hôm giỗ với hy vọng chồng sẽ rút kinh nghiệm vậy mà chồng Cúc lại đáp trả bằng những lời khó nghe như vậy.
Để chia sẻ chuyện này với bất kì ai Cúc đều rất khó mở lời. Suy nghĩ rồi cô quyết định nhấc máy lên nói chuyện với chuyên gia tư vấn chỉ để hỏi một điều: Tôi phải làm sao để thay đổi thói phàm ăn của anh ấy?
Theo Đời sống gia đình
“Từ nay, công buổi bên nhà cô, cô về một mình đừng có kéo tôi đi cùng. Nói cho cô biết, thằng này đi cũng chỉ vì trách nhiệm chứ cần đếch gì miếng ăn...”
Xả xong cơn giận, chồng Cúc bỏ ra ngoài. Cúc chạy theo định giải thích nhưng rồi cô nghĩ bụng dù lúc này cô có nói gì chăng nữa cũng chỉ là vô ích. Cô lững thững quay vào rồi lặng lẽ lau những giọt nước mắt vì không muốn các con nhìn thấy. Đây không phải là lần đầu tiên Cúc phiền lòng về chồng, mà cái nỗi phiền của cô tế nhị và khó nói lắm, vì nó xoay quanh miếng ăn.
Xét một cách toàn diện, chồng Cúc là người đàn ông tốt duy chỉ có thói phàm ăn uống là cô khó chấp nhận. Kinh tế gia đình cô không thuộc diện dư dả nhưng cũng không đến nỗi chật vật. Cô lại là tuýp phụ nữ của gia đình nên cô rất chú trọng đến việc nội trợ.
Cúc ngại nhất là những khi cùng chồng đi ăn cỗ cưới hoặc liên hoan, tiệc tùng.
(Ảnh minh họa)
Chồng cô có thói quen, cứ ngồi vào bàn là chúi đầu vào mâm, ăn lấy ăn để, nhất là những món ngon, những món khoái khẩu, có khi quên cả phần vợ con.
Cũng như nhiều người phụ nữ khác, hạnh phúc của cô nhiều khi rất giản dị là nấu những bữa cơm ngon cho chồng con ăn. Sau mỗi bữa, thấy bát đĩa hết sạch thức ăn cô rất vui. Nhưng đằng sau niềm vui đó là nỗi buồn.
Chồng cô có thói quen, cứ ngồi vào bàn là chúi đầu vào mâm, ăn lấy ăn để nhất là những món ngon, những món khoái khẩu, có khi quên cả phần vợ con. Thời buổi này đồ ăn thức uống đâu còn thiếu thốn như xưa. Bản thân cô cũng sẵn sàng nhường những thứ mình thích cho chồng cho con. Nhưng cô buồn vì cái ý thức và văn hóa ăn uống của anh qúa phàm tục.
Cúc ngại nhất là những khi cùng chồng đi ăn cỗ cưới hoặc liên hoan, tiệc tùng. Trong những hoàn cảnh này, người ta đến với nhau đâu chỉ vì miếng ăn mà quan trọng hơn là được gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện. Nhưng chồng cô dường như không quan tâm đến vấn đề đó. Mặc mọi người chuyện trò, hỏi han nhau, chồng cô cứ lăm lăm đôi đũa trên tay, chỉ đến khi mọi người hô cụng ly mới ngửng mặt lên miệng nhai nhồm nhoàm.
Rồi khi mọi người cầm đũa thì những đĩa thức ăn trên bàn đã vơi đi nhiều còn chồng cô đã chan canh vào bát húp sùm sụp khiến cô rất ái ngại. Chuyện miếng ăn nhiều khi lại thành ra chuyện lớn, Cúc biết vậy nhưng không thể im lặng mãi. Cô muốn giữ thể diện của chồng nên tìm cách góp ý nhẹ nhàng thì anh ta cười xuề xòa rồi nhai lại cái câu hay quảng cáo trên ti vi:
Ăn được ngủ được là tiên...
Cúc biết không dễ thay đổi một tính cách đã bám rễ trong con người chồng nhưng cô vẫn kiên trì thuyết phục. Vài lần như vậy, chồng cô nổi cáu:
- Em thôi đi, đến miếng ăn em cũng săm soi, xét nét anh thế sao?
Cúc cảm thấy thật khó để nói cho chồng hiểu ý tốt của cô. Mỗi lần làm cơm, cô thường làm thêm thức ăn. Cô hy vọng, ở nhà ăn uống thoải mái khi đi ra ngoài chồng cô bớt cái tính phàm ăn.
Nhưng rồi chồng cô vẫn chứng nào tật ấy. Sự việc hôm nay như giọt nước làm tràn ly. Bố Cúc mất đến nay đã tròn 8 năm. Vì lấy chồng xa và công việc bận rộn nên rất ít khi Cúc về giỗ bố. Năm nay, cô đã cố gắng thu xếp để cả gia đình về quê giỗ ông ngoại của cu Bi. Lâu ngày, mới về quê nên bà con, cô bác cứ xúm lại hỏi thăm. Cúc bận rộn lo cỗ bàn chẳng tiếp chuyện được nhiều.
Anh chị em trong nhà lâu lâu gặp nhau nên cũng có nhiều chuyện để nói. Vậy mà khi anh chị em có thời gian quây quần bên nhau, mọi người đang chuyện trò thì chồng Cúc dường như chỉ quan tâm đến việc gắp thức ăn cho vào bát của mình. Đĩa thịt gà quê bên phía anh ngồi cứ lõm dần. Cúc nháy mắt ra hiệu cho chồng nhưng ngay cả cái nháy mắt ấy, chồng Cúc cũng không có thời gian để nhìn vì còn bận ăn.
Cúc luôn bị đáp trả bằng những lời khó nghe khi nhắc nhở chồng.
(Ảnh minh họa)
Mọi người mải chuyện trò, đến khi đụng đũa thì đĩa thịt gà chỉ còn lại mấy cái mẩu xương xẩu trong khi chồng Cúc đã ưỡn bụng đứng dậy trước ánh nhìn cúi gằm xấu hổ của Cúc. Giận chồng và phiền lòng nhưng Cúc vẫn cố nhịn vì không muốn vợ chồng về quê mấy ngày lại to tiếng với nhau.
Khi về đến nhà mình rồi, Cúc mới nhắc lại chuyện hôm giỗ với hy vọng chồng sẽ rút kinh nghiệm vậy mà chồng Cúc lại đáp trả bằng những lời khó nghe như vậy.
Để chia sẻ chuyện này với bất kì ai Cúc đều rất khó mở lời. Suy nghĩ rồi cô quyết định nhấc máy lên nói chuyện với chuyên gia tư vấn chỉ để hỏi một điều: Tôi phải làm sao để thay đổi thói phàm ăn của anh ấy?
Theo Đời sống gia đình