Dù chỉ là con cái nhà “phó thường dân” nhưng nhiều bạn trẻ "con nhà lính" lại có "tính nhà quan", luôn ảo tưởng về bản thân, và sống trong ánh hào quang do mình tự vẽ ra.
Tiểu thư trong căn nhà... cấp bốn
Sinh ra trong gia đình bố mẹ buôn bán nông sản nhưng vì cả họ hiếm con gái, lại là út nên Thảo được chiều, học đến đại học mà Thảo vẫn không phải làm gì. Được vậy nên Thảo luôn nghĩ mình là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”.
Trong nhà, bố Thảo vốn tình gia trưởng, nhưng được cái ông rất yêu con gái. Với ông, cô con gái rượu luôn là “cục cưng” nên ông “nâng như nâng trứng”. Nhiều lần mẹ Thảo gợi ý con gái lớn cũng cần học nấu ăn, rửa bát, quét nhà.. nhưng ông luôn gạt đi bởi “Làm những thứ đó hỏng tay con. Mình cả đời đã lam lũ vất vả thì phải để con sung sướng, đẹp đẽ mới mong sau này lấy được chồng giầu. Con gái không có ngoại hình thì vứt!”.
Nhưng khổ nỗi, ngoại hình của Thảo đâu có đẹp. Thừa hưởng gien từ gia đình nên Thảo cao chưa đến 1m55, da lại đen, thô, mặt nhiều trứng cá. Thế nhưng, ngoài mẹ ra thì cô là “hoa hậu nhà” nên cô lúc nào cũng nghĩ rằng mình đẹp.
Là tiểu thư nên Thảo chỉ phải ăn và ngủ (ảnh minh họa)
Thế nên, nếu có ai lỡ chê cô hơi thấp bé là y như rằng mặt Thảo sẽ xị ra đến mấy ngày. Khi có việc gì không vừa ý là Thảo sẵn sàng giận dỗi, rồi khóc lóc rồi “về mách bố”. Dù bố cô chẳng quyền cao chức trọng gì nhưng được cái yêu con và là dân buôn, quen đi xiết nợ nên cứ mỗi lần như vậy bố cô lại theo cô đến nhà những người không vừa ý để lấy ngôn từ chợ búa ra “dằn mặt”.
Có bố “chống lưng” nên Thảo càng coi mọi người không ra gì.
Chưa là nhân viên nhưng cứ muốn làm... sếp!
Học không giỏi, nhưng nhờ chăm chỉ ôn thì một năm nên cuối cùng Thảo cũng đỗ Đại học. Ra trường với tấm bằng khá, tuy ngoại hình không đẹp nhưng cô cũng có một số nơi gọi đi làm việc.
Song do lúc nào cũng nghĩ mình là cao quý, mà bạn bè, xã hội thì không thừa nhận như vậy nên Thảo luôn cảm thấy bất mãn, không hài lòng với mọi người. Cô thu mình và sống khép kín. Tính cách như vậy nên đi làm ở cơ quan nào cô cũng không được lòng mọi người.
Thấy mọi người trong phòng khen chị Trang cao ráo, xinh xắn lại có hai bằng đại học, Thảo bĩu môi: “Ôi dào, bằng tại chức mà cũng ti toe” dù cô mang tiếng học khối D nhưng khi cơ quan yêu cầu dịch bài, Thảo dịch không xong, chưa kể đến việc một đoạn văn ngắn mà cô viết đầy những câu sai cú pháp và lỗi chính tả.
Đi làm, cô luôn cô độc vì không được lòng mọi người (ảnh minh họa)
Ngay cả đối với sếp, cô cũng nghĩ mình phải được nâng niu, trọng vọng như ở nhà. Mỗi khi làm sai, bị sếp mắng, cô xị mặt ra, vùng vằng, không hài lòng và lên mạng tìm kiếm thông tin để chuyển đến nơi làm mới.
Cũng có lần, Thảo nhanh chân chuyển đi rồi thông báo với sếp “Chỗ của anh không đáng để em làm việc”, còn thường thì nhìn thái độ “coi mình là nhất” của cô, không sếp nào chịu nổi mà thường mời cô “ra đi cho sớm chợ”.
Chẳng thế mà, ra trường đã hơn 2 năm, Thảo chuyển đến 6 công ty, và hiện tại thì ở nhà hưởng lương của… bố mẹ! Vừa không phải vất và mà vẫn được cưng chiều “nâng như nâng trứng”.
Tiểu thư sánh bên.. “hoàng tử”
May cho Thảo, dù không xinh, không giỏi, chẳng có tài lẻ gì nhưng nhờ “giả nai” tốt nên cô cũng lừa được một chàng “hoàng tử” hơn cô 3 tuổi, học tận miền nam xa xôi.
Vì yêu nhau chủ yếu qua mạng và điện thoại nên những tật xấu của Thảo, Hoàng không biết. Với Hoàng, Thảo giống một cô gái bé bỏng mà anh cần nâng niu, che chở.
Chả thế mà khi Thảo chán đi làm, muốn ở nhà nội trợ giống mẹ để “làm tròn thiên chức của người phụ nữ”, Hoàng nhận lời ngay tắp lự dù gia đình nhà anh có chê Thảo thấp bé, còi cọc sợ sau này “ảnh hưởng đến nòi giống”.
Thế nhưng, có mỗi cậu con độc nhất chả lẽ lại phản đối chuyện hôn nhân của con cái, bố mẹ Hoàng cũng đành “trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời”.
Đám cưới diễn ra ngay khi Thảo vừa tròn 25 tuổi.
Nghĩ rằng lấy một cô gái thua kém con trai mình về mọi mặt thì con trai sẽ được vợ “nâng khăn sửa túi” nhưng bố mẹ Hoàng đâu có ngờ, về nhà con trai mình lại bị Thảo “hành” cho như vậy.
Hoàng là người khổ nhất vì cô phải chịu những cơn giận dỗi của cô vợ tiểu thư nhà lính (ảnh minh họa)
Những bực mình do ra ngoài xã hội không được lòng mọi người, không ai khen mình xinh đẹp, Thảo trút hết vào Hoàng. Nhiều khi, Hoàng không làm gì sai nhưng anh vẫn phải xin lỗi vợ để Thảo “hạ hỏa”. Còn nếu không thì anh không biết phải tốn bao nhiêu giấy ăn để lau nước mắt cho “cô vợ bé bỏng”.
Chỉ đến khi, Thảo nhất quyết bắt Hoàng phải nghỉ công việc hiện tại chỉ vì hay phải đi xa, đi công tác nhiều, không có thời gian để ở nhà “chăm vợ” thì Hoàng mới giật mình vì hóa ra mình lấy vợ để.. hầu vợ chứ không phải để tìm một “mái ấm gia đình”. Anh tự trách bản thân vì khi cưới đã không tìm hiểu kĩ thì cũng đã muộn, còn lên tiếng thì Hoàng sợ mình không địch được những giọt nước mắt “cá sấu” của vợ và cơn giận lôi đình của ông nhạc phụ gia trưởng…
Âu cũng là cái số của người yêu mù quáng như Hoàng, anh chỉ biết than: “Đúng là tại số kiếp chẳng ra sao nên lấy phải cô vợ tiểu thư con nhà.. lính!”
Theo eva
Tiểu thư trong căn nhà... cấp bốn
Sinh ra trong gia đình bố mẹ buôn bán nông sản nhưng vì cả họ hiếm con gái, lại là út nên Thảo được chiều, học đến đại học mà Thảo vẫn không phải làm gì. Được vậy nên Thảo luôn nghĩ mình là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”.
Trong nhà, bố Thảo vốn tình gia trưởng, nhưng được cái ông rất yêu con gái. Với ông, cô con gái rượu luôn là “cục cưng” nên ông “nâng như nâng trứng”. Nhiều lần mẹ Thảo gợi ý con gái lớn cũng cần học nấu ăn, rửa bát, quét nhà.. nhưng ông luôn gạt đi bởi “Làm những thứ đó hỏng tay con. Mình cả đời đã lam lũ vất vả thì phải để con sung sướng, đẹp đẽ mới mong sau này lấy được chồng giầu. Con gái không có ngoại hình thì vứt!”.
Nhưng khổ nỗi, ngoại hình của Thảo đâu có đẹp. Thừa hưởng gien từ gia đình nên Thảo cao chưa đến 1m55, da lại đen, thô, mặt nhiều trứng cá. Thế nhưng, ngoài mẹ ra thì cô là “hoa hậu nhà” nên cô lúc nào cũng nghĩ rằng mình đẹp.
Là tiểu thư nên Thảo chỉ phải ăn và ngủ (ảnh minh họa)
Thế nên, nếu có ai lỡ chê cô hơi thấp bé là y như rằng mặt Thảo sẽ xị ra đến mấy ngày. Khi có việc gì không vừa ý là Thảo sẵn sàng giận dỗi, rồi khóc lóc rồi “về mách bố”. Dù bố cô chẳng quyền cao chức trọng gì nhưng được cái yêu con và là dân buôn, quen đi xiết nợ nên cứ mỗi lần như vậy bố cô lại theo cô đến nhà những người không vừa ý để lấy ngôn từ chợ búa ra “dằn mặt”.
Có bố “chống lưng” nên Thảo càng coi mọi người không ra gì.
Chưa là nhân viên nhưng cứ muốn làm... sếp!
Học không giỏi, nhưng nhờ chăm chỉ ôn thì một năm nên cuối cùng Thảo cũng đỗ Đại học. Ra trường với tấm bằng khá, tuy ngoại hình không đẹp nhưng cô cũng có một số nơi gọi đi làm việc.
Song do lúc nào cũng nghĩ mình là cao quý, mà bạn bè, xã hội thì không thừa nhận như vậy nên Thảo luôn cảm thấy bất mãn, không hài lòng với mọi người. Cô thu mình và sống khép kín. Tính cách như vậy nên đi làm ở cơ quan nào cô cũng không được lòng mọi người.
Thấy mọi người trong phòng khen chị Trang cao ráo, xinh xắn lại có hai bằng đại học, Thảo bĩu môi: “Ôi dào, bằng tại chức mà cũng ti toe” dù cô mang tiếng học khối D nhưng khi cơ quan yêu cầu dịch bài, Thảo dịch không xong, chưa kể đến việc một đoạn văn ngắn mà cô viết đầy những câu sai cú pháp và lỗi chính tả.
Đi làm, cô luôn cô độc vì không được lòng mọi người (ảnh minh họa)
Ngay cả đối với sếp, cô cũng nghĩ mình phải được nâng niu, trọng vọng như ở nhà. Mỗi khi làm sai, bị sếp mắng, cô xị mặt ra, vùng vằng, không hài lòng và lên mạng tìm kiếm thông tin để chuyển đến nơi làm mới.
Cũng có lần, Thảo nhanh chân chuyển đi rồi thông báo với sếp “Chỗ của anh không đáng để em làm việc”, còn thường thì nhìn thái độ “coi mình là nhất” của cô, không sếp nào chịu nổi mà thường mời cô “ra đi cho sớm chợ”.
Chẳng thế mà, ra trường đã hơn 2 năm, Thảo chuyển đến 6 công ty, và hiện tại thì ở nhà hưởng lương của… bố mẹ! Vừa không phải vất và mà vẫn được cưng chiều “nâng như nâng trứng”.
Tiểu thư sánh bên.. “hoàng tử”
May cho Thảo, dù không xinh, không giỏi, chẳng có tài lẻ gì nhưng nhờ “giả nai” tốt nên cô cũng lừa được một chàng “hoàng tử” hơn cô 3 tuổi, học tận miền nam xa xôi.
Vì yêu nhau chủ yếu qua mạng và điện thoại nên những tật xấu của Thảo, Hoàng không biết. Với Hoàng, Thảo giống một cô gái bé bỏng mà anh cần nâng niu, che chở.
Chả thế mà khi Thảo chán đi làm, muốn ở nhà nội trợ giống mẹ để “làm tròn thiên chức của người phụ nữ”, Hoàng nhận lời ngay tắp lự dù gia đình nhà anh có chê Thảo thấp bé, còi cọc sợ sau này “ảnh hưởng đến nòi giống”.
Thế nhưng, có mỗi cậu con độc nhất chả lẽ lại phản đối chuyện hôn nhân của con cái, bố mẹ Hoàng cũng đành “trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời”.
Đám cưới diễn ra ngay khi Thảo vừa tròn 25 tuổi.
Nghĩ rằng lấy một cô gái thua kém con trai mình về mọi mặt thì con trai sẽ được vợ “nâng khăn sửa túi” nhưng bố mẹ Hoàng đâu có ngờ, về nhà con trai mình lại bị Thảo “hành” cho như vậy.
Hoàng là người khổ nhất vì cô phải chịu những cơn giận dỗi của cô vợ tiểu thư nhà lính (ảnh minh họa)
Những bực mình do ra ngoài xã hội không được lòng mọi người, không ai khen mình xinh đẹp, Thảo trút hết vào Hoàng. Nhiều khi, Hoàng không làm gì sai nhưng anh vẫn phải xin lỗi vợ để Thảo “hạ hỏa”. Còn nếu không thì anh không biết phải tốn bao nhiêu giấy ăn để lau nước mắt cho “cô vợ bé bỏng”.
Chỉ đến khi, Thảo nhất quyết bắt Hoàng phải nghỉ công việc hiện tại chỉ vì hay phải đi xa, đi công tác nhiều, không có thời gian để ở nhà “chăm vợ” thì Hoàng mới giật mình vì hóa ra mình lấy vợ để.. hầu vợ chứ không phải để tìm một “mái ấm gia đình”. Anh tự trách bản thân vì khi cưới đã không tìm hiểu kĩ thì cũng đã muộn, còn lên tiếng thì Hoàng sợ mình không địch được những giọt nước mắt “cá sấu” của vợ và cơn giận lôi đình của ông nhạc phụ gia trưởng…
Âu cũng là cái số của người yêu mù quáng như Hoàng, anh chỉ biết than: “Đúng là tại số kiếp chẳng ra sao nên lấy phải cô vợ tiểu thư con nhà.. lính!”
Theo eva