T
T$
Guest
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của sân vườn - dù nhỏ, dù trong giếng trời hay trên sân thượng - đối với nhà ống đô thị.
Do đây là một khoảng không gian hỗ trợ quan trọng cho mỗi ngôi nhà và cũng tuân thủ theo các quy luật sinh khắc Ngũ hành, nên chuyện cân bằng âm dương, màu sắc của sân vườn trong nhà phố cần được quan tâm đúng mức để đạt được sự hài hòa về phong thủy.
Cân bằng Âm Dương
Đối với nhà phố, khoảng sân vườn ít ỏi thường chính là phần mở rộng của ngôi nhà. Nếu là sân trước, màu sắc sẽ phụ thuộc theo yếu tố mặt tiền nhà và việc giao tiếp đối ngoại của Minh Đường. Nếu là sân giữa thì màu sắc sẽ liên thông với không gian kề cận của Trung Cung, còn nếu là sân sau thì màu sắc sẽ phụ thuộc và yếu tố hỗ trợ cho Hậu Chẩm của ngôi nhà và mục đích sử dụng phía sau tầng trệt cũng như các lầu. Thử xem xét từng trường hợp trên:
Sân thượng: Vườn trên mái hiện đang rất được chuộng bởi có diện tích và khoảng không “hít thở” nhiều hơn là vườn dưới đất của nhà phố. Mái nhà thuần Dương, nắng gió nhiều, nên sân vườn tại đây nên thiên về màu sắc âm (màu tối, đá sậm màu…) để cân bằng lại (hình 1).
Sân trước: Khi mặt tiền nhà thiên về yếu tố Dương, ánh sáng nhiều, thì màu sắc của khoảng sân trước sẽ cần phải cân bằng lại, như trong hình 2 là khoảng sân trước một nhà phố đã dùng màu tương phản (trắng - cam) và màu có tính Âm (đá ong, gạch tàu)
Sân giữa (hoặc sân bên hông): khu vực này thường liên hệ nhiều với những không gian sinh hoạt nội bộ, tính Âm nhiều hơn, ánh sáng ít hơn so với mặt trước, vì thế cần những màu thuộc Dương (trắng, sáng sủa) tươi vui để kích hoạt nguồn khí (hình 3).
Sân sau: Thông thường sân này hay kế bên bếp ăn hoặc phòng ngủ người già dưới trệt, là những không gian thuần túy nội bộ, cần tươi sáng và bổ sung dương tính nhiều hơn. Tránh dùng những màu tối, và nên biết kết hợp với ánh sáng nhân tạo để có sự điều tiết và phản quang tốt.
Tương Sinh Ngũ hành
Cần phối hợp tốt các thành phần ngũ hành với nhau khi chọn cây cho vườn nhà phố. Những loại cây có lá nhọn và màu đỏ đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tăng Dương tính cho khoảng sân đó. Sỏi cuội, đá, tấm đan, gạch lát thuộc về hành Thổ và có tác dụng Trung hòa Trường Khí cho khoảng sân đó. Nếu có diện tích, cần giữ những khoảng trống có sỏi đá hoặc bề mặt đất trồng cỏ phẳng thay vì trồng cây quá nhiều, vì chúng làm yếu tố Thổ được trải rộng. Trong khi đó, hành Kim vốn khắc Mộc xem ra có vẻ ít được ưa chuộng trong bảng màu sắc của sân vườn, nhưng không có nghĩa là thiếu vắng.
Những mảng tường trắng, những bộ khung - giàn leo bằng kim loại, sẽ bổ sung yếu tố Kim cho một khu vườn dưới thấp (hình 4), làm sáng sủa không gian vốn thiên về Âm do nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn. Những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, màu đen, vật dụng gỗ hoặc gốm đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy. Dùng Thủy đi đôi với Mộc giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng Sinh Khí của toàn nhà.
Do đây là một khoảng không gian hỗ trợ quan trọng cho mỗi ngôi nhà và cũng tuân thủ theo các quy luật sinh khắc Ngũ hành, nên chuyện cân bằng âm dương, màu sắc của sân vườn trong nhà phố cần được quan tâm đúng mức để đạt được sự hài hòa về phong thủy.
Cân bằng Âm Dương
Đối với nhà phố, khoảng sân vườn ít ỏi thường chính là phần mở rộng của ngôi nhà. Nếu là sân trước, màu sắc sẽ phụ thuộc theo yếu tố mặt tiền nhà và việc giao tiếp đối ngoại của Minh Đường. Nếu là sân giữa thì màu sắc sẽ liên thông với không gian kề cận của Trung Cung, còn nếu là sân sau thì màu sắc sẽ phụ thuộc và yếu tố hỗ trợ cho Hậu Chẩm của ngôi nhà và mục đích sử dụng phía sau tầng trệt cũng như các lầu. Thử xem xét từng trường hợp trên:
Sân thượng: Vườn trên mái hiện đang rất được chuộng bởi có diện tích và khoảng không “hít thở” nhiều hơn là vườn dưới đất của nhà phố. Mái nhà thuần Dương, nắng gió nhiều, nên sân vườn tại đây nên thiên về màu sắc âm (màu tối, đá sậm màu…) để cân bằng lại (hình 1).
Sân trước: Khi mặt tiền nhà thiên về yếu tố Dương, ánh sáng nhiều, thì màu sắc của khoảng sân trước sẽ cần phải cân bằng lại, như trong hình 2 là khoảng sân trước một nhà phố đã dùng màu tương phản (trắng - cam) và màu có tính Âm (đá ong, gạch tàu)
Sân giữa (hoặc sân bên hông): khu vực này thường liên hệ nhiều với những không gian sinh hoạt nội bộ, tính Âm nhiều hơn, ánh sáng ít hơn so với mặt trước, vì thế cần những màu thuộc Dương (trắng, sáng sủa) tươi vui để kích hoạt nguồn khí (hình 3).
Sân sau: Thông thường sân này hay kế bên bếp ăn hoặc phòng ngủ người già dưới trệt, là những không gian thuần túy nội bộ, cần tươi sáng và bổ sung dương tính nhiều hơn. Tránh dùng những màu tối, và nên biết kết hợp với ánh sáng nhân tạo để có sự điều tiết và phản quang tốt.
Tương Sinh Ngũ hành
Cần phối hợp tốt các thành phần ngũ hành với nhau khi chọn cây cho vườn nhà phố. Những loại cây có lá nhọn và màu đỏ đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tăng Dương tính cho khoảng sân đó. Sỏi cuội, đá, tấm đan, gạch lát thuộc về hành Thổ và có tác dụng Trung hòa Trường Khí cho khoảng sân đó. Nếu có diện tích, cần giữ những khoảng trống có sỏi đá hoặc bề mặt đất trồng cỏ phẳng thay vì trồng cây quá nhiều, vì chúng làm yếu tố Thổ được trải rộng. Trong khi đó, hành Kim vốn khắc Mộc xem ra có vẻ ít được ưa chuộng trong bảng màu sắc của sân vườn, nhưng không có nghĩa là thiếu vắng.
Những mảng tường trắng, những bộ khung - giàn leo bằng kim loại, sẽ bổ sung yếu tố Kim cho một khu vườn dưới thấp (hình 4), làm sáng sủa không gian vốn thiên về Âm do nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn. Những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, màu đen, vật dụng gỗ hoặc gốm đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy. Dùng Thủy đi đôi với Mộc giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng Sinh Khí của toàn nhà.