Tuổi càng cao, sức khỏe cũng như vóc dáng của con người sẽ thay đổi. Ở độ tuổi 40-50, đối với phụ nữ cơ thể sẽ "xuống dốc không phanh" với những biểu hiện: da nhăn nheo, vòng 2 biến dạng trong khi vòng 1 lại nhỏ đi... Nhưng có một sự thay đổi lớn mà ít người nhận ra đó là sự thay đổi về xương, nhất là ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Từ nhỏ cho đến khi lớn lên lượng xương trong cơ thể người phụ nữ tăng dần, khoảng 25-30 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Nhân tố di truyền có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xương (80%), 20% là do chế độ ăn uống, vận động, hormon, thuốc và bệnh mạn tính quyết định.
Trong giai đoạn phát dục, cơ thể cần bổ sung lượng canxi thích hợp để phát triển xương. Vì thế, nếu không chú ý bồi dưỡng sức khỏe ở giai đoạn này thì hệ xương kém phát triển mà biểu hiện cụ thể nhất là chiều cao phát triển kém. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. Ngoài 30 tuổi, lượng xương của người phụ nữ dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25%-1%), và sau khi mãn kinh (trong vòng 15 năm đầu) do lượng oestrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1%-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương. Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi... làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương.
Bước sang tuổi 60-70, xương của người phụ nữ yếu hẳn, sụn và các đĩa đệm xẹp xuống, biểu hiện rõ nhất là lưng bị còng. Theo thống kê, có tới 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50 mắc các chứng bệnh về xương như đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... Sau mãn kinh, loãng xương tiến triển theo thời gian, xương mất nhiều lên. Kết quả là một hoặc nhiều xương bị gãy, và sau đó là đau kéo dài và tàn tật. Chẩn đoán loãng xương càng sớm càng tốt là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể. Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây loãng xương. Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào ở tuổi mãn kinh cũng bị loãng xương mà chỉ có khoảng 30% số người bị bệnh loãng xương, và ở độ tuổi ngoài 75 thì tỷ lệ này chiếm tới 40%-60%.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, những nhân tố dễ gây loãng xương là: di truyền, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, dùng đồ uống có hàm lượng caffein quá cao, ít vận động mạnh, thiếu canxi, mãn kinh quá sớm... Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây loãng xương.
Để hạn chế những tác động xấu do loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Cần có một chế độ ăn uống đủ chất: canxi, florua, magiê, và bổ sung vitamin D bằng cả việc ăn uống kết hợp với hoạt động ngoài trời, tăng cơ hội sưởi nắng để làm tăng lượng vitamin D3 tổng hợp ở tế bào da, làm tăng khả năng hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, làm cho xương chắc hơn. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi tối thiểu 1.000mg/ngày; sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế ở giai đoạn mãn kinh theo chỉ định của bác sĩ. Đối với một số trường hợp cần phải được bổ sung oestrogen và canxi, hạn chế tối thiểu hiện tượng gãy xương. Để tránh phát sinh hiện tượng gãy xương, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nên chú ý đề phòng trượt ngã. Muốn giảm chứng loãng xương, ngoài việc kết hợp ăn uống, bạn cũng phải có một chế độ luyện tập thích hợp như chơi thể thao (bóng bàn, cầu lông, tennis...), đi bộ đúng cách. Nên tránh những môn thể thao hay ngã như đạp xe ở địa hình gồ ghề, đấu vật, thể hình... Hạn chế đưa vào cơ thể những chất góp phần làm mất canxi và magiê như đồ uống có caffein, nước ngọt có gas, chất cồn và muối. Thừa cân cũng làm bộ xương mỏng mảnh chịu lực nhiều hơn. Vì thế, bạn phải giữ ổn định trọng lượng. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng các loại sữa và sản phẩm từ sữa có lượng chất béo thấp.
Theo BS. Hà Hùng Thủy, SK&ĐS
Từ nhỏ cho đến khi lớn lên lượng xương trong cơ thể người phụ nữ tăng dần, khoảng 25-30 tuổi thì đạt đến đỉnh cao. Nhân tố di truyền có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xương (80%), 20% là do chế độ ăn uống, vận động, hormon, thuốc và bệnh mạn tính quyết định.
Trong giai đoạn phát dục, cơ thể cần bổ sung lượng canxi thích hợp để phát triển xương. Vì thế, nếu không chú ý bồi dưỡng sức khỏe ở giai đoạn này thì hệ xương kém phát triển mà biểu hiện cụ thể nhất là chiều cao phát triển kém. Phụ nữ có mật độ xương ở mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại. Ngoài 30 tuổi, lượng xương của người phụ nữ dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25%-1%), và sau khi mãn kinh (trong vòng 15 năm đầu) do lượng oestrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1%-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương. Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi... làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương.
Bước sang tuổi 60-70, xương của người phụ nữ yếu hẳn, sụn và các đĩa đệm xẹp xuống, biểu hiện rõ nhất là lưng bị còng. Theo thống kê, có tới 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50 mắc các chứng bệnh về xương như đau lưng, đau vai, mỏi gối, gãy xương... Sau mãn kinh, loãng xương tiến triển theo thời gian, xương mất nhiều lên. Kết quả là một hoặc nhiều xương bị gãy, và sau đó là đau kéo dài và tàn tật. Chẩn đoán loãng xương càng sớm càng tốt là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể. Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây loãng xương. Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào ở tuổi mãn kinh cũng bị loãng xương mà chỉ có khoảng 30% số người bị bệnh loãng xương, và ở độ tuổi ngoài 75 thì tỷ lệ này chiếm tới 40%-60%.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, những nhân tố dễ gây loãng xương là: di truyền, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, dùng đồ uống có hàm lượng caffein quá cao, ít vận động mạnh, thiếu canxi, mãn kinh quá sớm... Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây loãng xương.
Để hạn chế những tác động xấu do loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Cần có một chế độ ăn uống đủ chất: canxi, florua, magiê, và bổ sung vitamin D bằng cả việc ăn uống kết hợp với hoạt động ngoài trời, tăng cơ hội sưởi nắng để làm tăng lượng vitamin D3 tổng hợp ở tế bào da, làm tăng khả năng hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, làm cho xương chắc hơn. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi tối thiểu 1.000mg/ngày; sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế ở giai đoạn mãn kinh theo chỉ định của bác sĩ. Đối với một số trường hợp cần phải được bổ sung oestrogen và canxi, hạn chế tối thiểu hiện tượng gãy xương. Để tránh phát sinh hiện tượng gãy xương, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nên chú ý đề phòng trượt ngã. Muốn giảm chứng loãng xương, ngoài việc kết hợp ăn uống, bạn cũng phải có một chế độ luyện tập thích hợp như chơi thể thao (bóng bàn, cầu lông, tennis...), đi bộ đúng cách. Nên tránh những môn thể thao hay ngã như đạp xe ở địa hình gồ ghề, đấu vật, thể hình... Hạn chế đưa vào cơ thể những chất góp phần làm mất canxi và magiê như đồ uống có caffein, nước ngọt có gas, chất cồn và muối. Thừa cân cũng làm bộ xương mỏng mảnh chịu lực nhiều hơn. Vì thế, bạn phải giữ ổn định trọng lượng. Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi rất tốt. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng các loại sữa và sản phẩm từ sữa có lượng chất béo thấp.
Theo BS. Hà Hùng Thủy, SK&ĐS