Thói quen dậy sớm hoặc ra ngoài trời lạnh đột ngột để đi tiểu đêm khiến nhiều người cao tuổi bị tai biến mạch máu não, chứng bệnh mà dân gian vẫn gọi là “trúng gió”.
Dậy sớm tập thể dục: Lợi hoá hại!
Cụ bà Đỗ Thị Lương (76 tuổi, ở Thái Bình) nhập viện trong tình trạng hai chân cứng không thể tự đứng, cổ không điều khiển được khiến đầu bị ngửa về đằng sau; chân tay lạnh, mồm méo... Người nhà bà Lương cho biết, sáng ngủ dậy đã thấy bà ngã bệt ở ngoài cửa, không thể đứng lên được. Mặc dù đã xoa dầu, nắn bóp chân tay nhưng tình trạng của cụ không cải thiện, thậm chí nặng thêm. Từ vài năm nay, dù trời nóng hay lạnh, bà Lương vẫn giữ thói quen dậy rất sớm rồi đi một mình ra công viên trước nhà để tập thể dục.
Các lớp dưỡng sinh ban ngày rất tốt cho người già. Ảnh: Corbis
Theo BS Lương Trí Thành, Khoa Khám bệnh, Viện Lão khoa quốc gia, bà Lương là một trong số rất nhiều ca tai biến mạch máu não (TBMMN) đang có xu hướng gia tăng khi thời tiết trở lạnh. Tại Viện, trong những ngày giá rét gần đây số bệnh nhân nhập viện điều trị vì TBMMN tăng đáng kể (khoảng 25%- 30%). Nguyên nhân chính gây tai biến là do gió lùa gây lạnh đột ngột, tạo ra rối loạn tuần hoàn não cấp tính.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết: dù thời tiết đã bước vào thời kỳ lạnh giá, nhiều sương muối vào sáng sớm, nhưng nhiều người già vẫn giữ thói quen dậy sớm, đi ra ngoài trời lạnh không mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ cẩn thận. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi lưu lượng máu qua não ở tuổi già đã giảm rất thấp, khả năng dự trữ chức năng không còn nhiều, nên rất khó thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết.
Đặc biệt, ở người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên làm ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não có thể bị co tắc nghẽn lại, gây hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng và ôxy lên não dẫn đến đột quỵ, thậm chí tử vong.
Trong khi đó, do thiếu kiến thức về chăm sóc người cao tuổi, không ít người trẻ tuổi sống chung trong gia đình có người cao tuổi vẫn cổ súy, động viên thói quen đi ra ngoài trời tập thể dục của các cụ, kể cả khi thời tiết có những biến đổi khắc nghiệt.
Phòng tai biến ở người già
Theo khuyến cáo của Phó Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, BS Đỗ Thị Khánh Hỷ : Vào buổi sáng sớm, số đo huyết áp của người già thường thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Với thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, gia đình có người già cần chú ý hơn đến sức khoẻ của người cao tuổi.
Với những người già đã có tiền sử bệnh huyết áp cần được uống thuốc đều đặn, bởi chỉ cần một tác nhân gây sốc đột ngột, huyết áp có thể tăng vọt dễ dẫn đến chứng tai biến mạch máu não và bệnh về tim mạch.
Chế độ ăn uống thích hợp, đủ chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng (bỏ thói quen ăn mặn, đường, mỡ và ăn quá nhiều). Bên cạnh đó, người già cần luôn giữ ấm thân nhiệt, quàng khăn, đội mũ, đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Với những trường hợp hay đi tiểu vào ban đêm, gia đình cần thiết kế toa-lét khép kín trong nhà. Nếu không có điều kiện có thể bố trí bô, tuyệt đối tránh để người già ra ngoài trời vào buổi đêm.
Cũng theo BS Hỷ, người già vẫn nên duy trì các tập các bài thể dục dưỡng sinh nhẹ nhàng vào các buổi sáng. Tuy nhiên thời gian luyện tập nên lùi lại khoảng 1 tiếng so với mùa hè. Trước khi ra ngoài trời, người già nên tiến hành các động tác thể dục, vận động trong nhà nhằm làm ấm người và tăng khả bơm máu của tim.
Trong gia đình cần lưu ý, khi thấy người già có biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), hiện tượng quên hoặc rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, cấm khẩu, méo mồm hoặc nặng hơn là liệt nửa người cần phải tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp dân gian như: Đánh gió, giật tóc mai, xông hơi..càng làm cho bệnh thêm nguy cấp.
Theo P.Thanh, Báo KH&DT
Dậy sớm tập thể dục: Lợi hoá hại!
Cụ bà Đỗ Thị Lương (76 tuổi, ở Thái Bình) nhập viện trong tình trạng hai chân cứng không thể tự đứng, cổ không điều khiển được khiến đầu bị ngửa về đằng sau; chân tay lạnh, mồm méo... Người nhà bà Lương cho biết, sáng ngủ dậy đã thấy bà ngã bệt ở ngoài cửa, không thể đứng lên được. Mặc dù đã xoa dầu, nắn bóp chân tay nhưng tình trạng của cụ không cải thiện, thậm chí nặng thêm. Từ vài năm nay, dù trời nóng hay lạnh, bà Lương vẫn giữ thói quen dậy rất sớm rồi đi một mình ra công viên trước nhà để tập thể dục.
Theo BS Lương Trí Thành, Khoa Khám bệnh, Viện Lão khoa quốc gia, bà Lương là một trong số rất nhiều ca tai biến mạch máu não (TBMMN) đang có xu hướng gia tăng khi thời tiết trở lạnh. Tại Viện, trong những ngày giá rét gần đây số bệnh nhân nhập viện điều trị vì TBMMN tăng đáng kể (khoảng 25%- 30%). Nguyên nhân chính gây tai biến là do gió lùa gây lạnh đột ngột, tạo ra rối loạn tuần hoàn não cấp tính.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết: dù thời tiết đã bước vào thời kỳ lạnh giá, nhiều sương muối vào sáng sớm, nhưng nhiều người già vẫn giữ thói quen dậy sớm, đi ra ngoài trời lạnh không mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ cẩn thận. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi lưu lượng máu qua não ở tuổi già đã giảm rất thấp, khả năng dự trữ chức năng không còn nhiều, nên rất khó thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết.
Đặc biệt, ở người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên làm ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não có thể bị co tắc nghẽn lại, gây hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng và ôxy lên não dẫn đến đột quỵ, thậm chí tử vong.
Trong khi đó, do thiếu kiến thức về chăm sóc người cao tuổi, không ít người trẻ tuổi sống chung trong gia đình có người cao tuổi vẫn cổ súy, động viên thói quen đi ra ngoài trời tập thể dục của các cụ, kể cả khi thời tiết có những biến đổi khắc nghiệt.
Phòng tai biến ở người già
Theo khuyến cáo của Phó Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, BS Đỗ Thị Khánh Hỷ : Vào buổi sáng sớm, số đo huyết áp của người già thường thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Với thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, gia đình có người già cần chú ý hơn đến sức khoẻ của người cao tuổi.
Với những người già đã có tiền sử bệnh huyết áp cần được uống thuốc đều đặn, bởi chỉ cần một tác nhân gây sốc đột ngột, huyết áp có thể tăng vọt dễ dẫn đến chứng tai biến mạch máu não và bệnh về tim mạch.
Chế độ ăn uống thích hợp, đủ chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng (bỏ thói quen ăn mặn, đường, mỡ và ăn quá nhiều). Bên cạnh đó, người già cần luôn giữ ấm thân nhiệt, quàng khăn, đội mũ, đặc biệt là vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Với những trường hợp hay đi tiểu vào ban đêm, gia đình cần thiết kế toa-lét khép kín trong nhà. Nếu không có điều kiện có thể bố trí bô, tuyệt đối tránh để người già ra ngoài trời vào buổi đêm.
Cũng theo BS Hỷ, người già vẫn nên duy trì các tập các bài thể dục dưỡng sinh nhẹ nhàng vào các buổi sáng. Tuy nhiên thời gian luyện tập nên lùi lại khoảng 1 tiếng so với mùa hè. Trước khi ra ngoài trời, người già nên tiến hành các động tác thể dục, vận động trong nhà nhằm làm ấm người và tăng khả bơm máu của tim.
Trong gia đình cần lưu ý, khi thấy người già có biểu hiện như: Nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), hiện tượng quên hoặc rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường...), rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, cấm khẩu, méo mồm hoặc nặng hơn là liệt nửa người cần phải tới ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp dân gian như: Đánh gió, giật tóc mai, xông hơi..càng làm cho bệnh thêm nguy cấp.
Theo P.Thanh, Báo KH&DT