Các ông chồng bỗng tỏ ra… lắm mồm hơn khi phải làm việc nhà? "Mặc kệ" là cách tốt nhất để không gây va chạm mà vẫn hiệu quả.
Không bao giờ dùng từ “hộ”
Các bà vợ luôn muốn tìm những ngôn ngữ khôn ngoan và dịu dàng nhất hòng dụ dỗ chồng làm việc nhà: “Mình thường bảo rằng: “Anh ơi hôm nay em về muộn, anh đi chợ hộ em nhớ” và giọng thì hạ hết cỡ, độ nịnh bợ thì khỏi phải bàn”, chị Hường, một biên tập viên san sẻ.
Tuy nhiên, không phải lần nào chồng chị cũng đồng ý hoặc nếu có đồng ý thì lại càu nhàu: “Em làm gì mà về muộn?” và y như rằng tối về chồng lại mát mẻ: “Con ơi hôm nay ăn cơm bố nấu nhé, mẹ con còn bận đi chơi!”
Bản thân mỗi chúng ta cũng thường dùng kiểu nhờ vả có vẻ dịu dàng yêu kiều ấy với chồng. Tuy nhiên, sau khi gặp các chuyên gia tâm lý thì những từ như “hộ” hay “giúp” và cách nói gần như “hạ mình” của các bà vợ đã khiến chồng nghĩ rằng họ đang phải làm những việc không phục vụ gì cho họ cả.
“Anh nhặt rau muống cho em với!”, “Anh phơi đồ cho em đi!”
Theo các nhà tâm lý thì những câu nói này nếu được thay bằng: “Em vo gạo, anh nhặt rau muống nhé!” và “Anh đã phơi đồ chưa?” thì về lâu dài, sẽ tốt hơn rất nhiều cho các bà vợ.
Ban đầu, các ông chồng có thể khó chịu, ngay cả các bà vợ cũng thấy không thuận miệng. Nhưng việc thay đổi này sẽ tránh được hệ quả là các ông chồng cảm thấy bất công khi phải làm việc nhà. Họ dần dà sẽ phải làm quen với ý nghĩ việc nhà là việc chung và họ có làm điều gì cũng là để đóng góp cho gia đình và cho chính bản thân họ.
Nhưng nếu chồng vẫn tiếp tục cằn nhằn thì phải làm sao đây?
Một mực mặc kệ nhưng tỏ ra đánh giá cao những điều chồng làm
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng về tâm lý cặp đôi người Mỹ John Gray thì do rất nhiều yếu tố, cả về mặt xã hội lẫn sự quy định về giới, đàn ông không thể không cằn nhằn khi bị giao việc nhà:
“Trời ơi! Một đống bát đĩa thế này cơ à!” Nhưng rồi sau khi rửa bát xong, họ lại vui vẻ ngồi lướt web, chỉ cho vợ xem cái này cái kia, thậm chí, là ôm vợ, ngước mắt và chờ một sự âu yếm cho thái độ chăm chỉ của anh ta.
“Việc chồng bạn phàn nàn trước khi phải làm việc nhà cũng giống như trước khi tỉnh táo hẳn khỏi giấc ngủ, ai cũng phải lơ mơ một lúc vậy”, John Gray cho biết, “nên khi chồng cằn nhằn, đừng vội tự ái hoặc thấy có lỗi vội vì đó chỉ là màn khởi động trước khi anh thực sự bắt tay vào làm việc mà thôi”.
Bạn càng không nên cằn nhằn trở lại: “Em làm bao nhiêu việc, anh xem anh làm cái gì mà đã cằn nhằn!” hay đại loại thế. Hãy im lặng và dịu dàng ngồi chờ người bạn yêu quay lại với chiến tích ‘hoàn thành công việc” và nếu muốn, hãy hôn anh ấy, để biểu lộ rằng bạn đánh giá cao đóng góp của anh ấy cho gia đình.\
Khi đó, chồng bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã làm được một việc tốt và được ghi nhận. Vậy các bà vợ nên thử cách này một thời gian xem:
Không hờn dỗi chồng theo kiểu: “Thôi em không cần anh làm nữa!” hoặc “Có tí việc mà anh cũng phàn nàn!”
Hãy im lặng và tặng anh ấy sự tán thưởng kín đáo.
Lời khuyên của ThS tâm lý Mạnh Hà, trường ĐHKHXH&NV: “Đừng miệng thì cằn nhằn rằng chồng chẳng chịu tham gia việc gì, còn mình thì luôn tay luôn chân làm hết mọi việc. Làm thế bạn sẽ chẳng tạo được môi trường để chồng có cơ hội thay đổi”.
Theo Kim Ấm/ Afamily
Không bao giờ dùng từ “hộ”
Các bà vợ luôn muốn tìm những ngôn ngữ khôn ngoan và dịu dàng nhất hòng dụ dỗ chồng làm việc nhà: “Mình thường bảo rằng: “Anh ơi hôm nay em về muộn, anh đi chợ hộ em nhớ” và giọng thì hạ hết cỡ, độ nịnh bợ thì khỏi phải bàn”, chị Hường, một biên tập viên san sẻ.
Tuy nhiên, không phải lần nào chồng chị cũng đồng ý hoặc nếu có đồng ý thì lại càu nhàu: “Em làm gì mà về muộn?” và y như rằng tối về chồng lại mát mẻ: “Con ơi hôm nay ăn cơm bố nấu nhé, mẹ con còn bận đi chơi!”
Bản thân mỗi chúng ta cũng thường dùng kiểu nhờ vả có vẻ dịu dàng yêu kiều ấy với chồng. Tuy nhiên, sau khi gặp các chuyên gia tâm lý thì những từ như “hộ” hay “giúp” và cách nói gần như “hạ mình” của các bà vợ đã khiến chồng nghĩ rằng họ đang phải làm những việc không phục vụ gì cho họ cả.
“Anh nhặt rau muống cho em với!”, “Anh phơi đồ cho em đi!”
Theo các nhà tâm lý thì những câu nói này nếu được thay bằng: “Em vo gạo, anh nhặt rau muống nhé!” và “Anh đã phơi đồ chưa?” thì về lâu dài, sẽ tốt hơn rất nhiều cho các bà vợ.
Ban đầu, các ông chồng có thể khó chịu, ngay cả các bà vợ cũng thấy không thuận miệng. Nhưng việc thay đổi này sẽ tránh được hệ quả là các ông chồng cảm thấy bất công khi phải làm việc nhà. Họ dần dà sẽ phải làm quen với ý nghĩ việc nhà là việc chung và họ có làm điều gì cũng là để đóng góp cho gia đình và cho chính bản thân họ.
Nhưng nếu chồng vẫn tiếp tục cằn nhằn thì phải làm sao đây?
Một mực mặc kệ nhưng tỏ ra đánh giá cao những điều chồng làm
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng về tâm lý cặp đôi người Mỹ John Gray thì do rất nhiều yếu tố, cả về mặt xã hội lẫn sự quy định về giới, đàn ông không thể không cằn nhằn khi bị giao việc nhà:
“Trời ơi! Một đống bát đĩa thế này cơ à!” Nhưng rồi sau khi rửa bát xong, họ lại vui vẻ ngồi lướt web, chỉ cho vợ xem cái này cái kia, thậm chí, là ôm vợ, ngước mắt và chờ một sự âu yếm cho thái độ chăm chỉ của anh ta.
“Việc chồng bạn phàn nàn trước khi phải làm việc nhà cũng giống như trước khi tỉnh táo hẳn khỏi giấc ngủ, ai cũng phải lơ mơ một lúc vậy”, John Gray cho biết, “nên khi chồng cằn nhằn, đừng vội tự ái hoặc thấy có lỗi vội vì đó chỉ là màn khởi động trước khi anh thực sự bắt tay vào làm việc mà thôi”.
Bạn càng không nên cằn nhằn trở lại: “Em làm bao nhiêu việc, anh xem anh làm cái gì mà đã cằn nhằn!” hay đại loại thế. Hãy im lặng và dịu dàng ngồi chờ người bạn yêu quay lại với chiến tích ‘hoàn thành công việc” và nếu muốn, hãy hôn anh ấy, để biểu lộ rằng bạn đánh giá cao đóng góp của anh ấy cho gia đình.\
Khi đó, chồng bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã làm được một việc tốt và được ghi nhận. Vậy các bà vợ nên thử cách này một thời gian xem:
Không hờn dỗi chồng theo kiểu: “Thôi em không cần anh làm nữa!” hoặc “Có tí việc mà anh cũng phàn nàn!”
Hãy im lặng và tặng anh ấy sự tán thưởng kín đáo.
Lời khuyên của ThS tâm lý Mạnh Hà, trường ĐHKHXH&NV: “Đừng miệng thì cằn nhằn rằng chồng chẳng chịu tham gia việc gì, còn mình thì luôn tay luôn chân làm hết mọi việc. Làm thế bạn sẽ chẳng tạo được môi trường để chồng có cơ hội thay đổi”.
Theo Kim Ấm/ Afamily